Bước tới nội dung

Triều đại Alaouite

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Triều đại 'Alawi)
'Alawi dynasty
سلالة العلويين الفيلاليين
Gia đồng trước đây houseBanu Hassan
Quốc gia Morocco
Thành lập1631; 393 năm trước (1631)
Người sáng lậpSharif bin Ali (chết 1659)
Người đứng đầu hiện tạiMohammed VI
Danh hiệuSultan của Tafilalt (1631–1666)
Sultan của Ma Rốc (1666–1957)
Vua của Ma Rốc (1957–Nay)
Tên gọi chính thứcAmir al-Mu'minin
Di sảnMa Rốc

Vương triều 'Alawi (tiếng Ả Rập: سلالة العلويين الفيلاليين, chuyển tự La tinh: sulālat al-ʿalawiyyīn al-fīlāliyyīn) – cũng được dịch sang tiếng AnhAlaouite, 'Alawid, Alawite[1][2] [3] – là vương tộc trị vì Vương quốc Ma Rốc hiện tại. Họ là một triều đại Sharif Ả Rập và tuyên bố có nguồn gốc từ nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad thông qua cháu trai của ông, Hasan ibn Ali.[4] Tổ tiên của họ ban đầu di cư đến vùng Tafilalt, thuộc Ma Rốc ngày nay, từ Yanbu trên bờ biển Hejaz vào thế kỷ XII hoặc XIII.[5][6][7]

Triều đại lên nắm quyền vào thế kỷ XVII, bắt đầu với Mawlay al-Sharif, người được tuyên bố là sultan của Tafilalt vào năm 1631. Con trai của ông là Al-Rashid, cai trị từ năm 1664 đến 1672, đã có thể thống nhất và bình định đất nước sau một thời gian dài của sự chia rẽ khu vực do sự suy yếu của Vương triều Saadi. Anh trai của ông, Isma'il, đã có một thời kỳ cai trị trung ương tập quyền mạnh mẽ từ năm 1672 đến năm 1727, một trong những vị quốc vương tại vị lâu nhất so với bất kỳ quốc vương Ma Rốc nào. Sau cái chết của Isma'il, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn khi các con trai của ông tranh giành quyền kế vị, nhưng trật tự đã được thiết lập lại dưới triều đại lâu dài của Muhammad ibn Abdallah vào nửa sau của thế kỷ XVIII. Thế kỷ XIX được đánh dấu bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của các cường quốc châu Âu.

Vương tộc 'Alawis cai trị với tư cách là các quốc vương có chủ quyền cho đến năm 1912, khi chế độ bảo hộ của Phápchế độ bảo hộ của Tây Ban Nha được áp đặt lên Ma Rốc. Các quân chủ của Nhà 'Alawis được giữ lại như những vị vua tượng trưng dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Khi đất nước giành lại độc lập vào năm 1956, Mohammed V, người đã ủng hộ chính nghĩa dân tộc chủ nghĩa, đã tiếp tục 'vai trò của người Nhà 'Alawi với tư cách là nguyên thủ quốc gia độc lập. Ngay sau đó, vào năm 1957, ông lấy danh hiệu "Vua" thay vì "Sultan".[8] Những người kế vị của ông, Hassan IIMohammed VI (vị vua đang trị vì hiện tại), đã tiếp tục cai trị vương triều dưới cùng một danh hiệu. Ngày nay, chính phủ Ma Rốc chính thức là một chế độ quân chủ lập hiến,[9][10][11] nhưng nhà vua vẫn giữ quyền lực độc đoán mạnh mẽ đối với nhà nước và các vấn đề công cộng, bất chấp một số cải cách chính trị trong những thập kỷ gần đây.[11][12][13][14][15]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách quân chủ của Nhà 'Alawi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :2
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :15
  4. ^ “العلويون/الفيلاليون في المغرب”. www.hukam.net. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Messier, Ronald A.; Miller, James A. (2015). The Last Civilized Place: Sijilmasa and Its Saharan Destiny (bằng tiếng Anh). University of Texas Press. ISBN 978-0-292-76667-9.
  6. ^ Morrow, John Andrew (2020). Shi'ism in the Maghrib and al-Andalus, Volume One: History (bằng tiếng Anh). Cambridge Scholars Publishing. tr. 66. ISBN 978-1-5275-6284-4.
  7. ^ “ينـبع النـخـل .. لا نـبع ولا نـخل - أخبار السعودية | صحيفة عكاظ”. 4 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Jones, Barry (2017). Dictionary of World Biography: Fourth edition (bằng tiếng Anh). ANU Press. tr. 591. ISBN 978-1-76046-126-3.
  9. ^ “Morocco | History, Map, Flag, Capital, People, & Facts | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ “Morocco; Government”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ a b Daadaoui, M. (2011). Moroccan Monarchy and the Islamist Challenge: Maintaining Makhzen Power (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 61. ISBN 978-0-230-12006-8. The dominance of the monarchy in the sociopolitical arena is further institutionalized in the Moroccan constitution, which effectively diffuses makhzenite authority into three separate branches: executive, legislative, and judicial. While this separation of powers is informed by western style government, it does effectively place all powers under the iron grip of the monarch. Article 1 of the constitution promulgating a constitutional monarchy in Morocco is misleading, insofar as the king is not a figurehead acting as a symbol of unity for Moroccans. In fact the constitution, amended five times since the independence, has largely served to the traditional prerogatives of the monarchy.
  12. ^ Gilson Miller, Susan (2013). A History of Modern Morocco. Cambridge University Press. tr. 235–236. ISBN 9781139619110. The most important innovations, however, were the limitations on the king's ability to intervene in day-to-day politics. While the king's role as "supreme arbiter" of political life remained unquestioned, the new [2011] constitution enhanced the legislative powers of the parliament and increased the independence of the judiciary, moving at least in spirit toward a separation of powers. What it did not do was to unequivocally limit the king's preponderant influence over public affairs, or move Morocco closer to becoming a parliamentary monarchy; in other words, it stopped short of remaking Muhammad VI into "a king who reigns but does not rule."
  13. ^ Sater, James N. (2016). Morocco: Challenges to tradition and modernity (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 104. ISBN 978-1-317-57398-2. Recent reforms, including constitutional reform and the appointment of the PJD government in 2011, have only perpetuated the lack of meaningful political participation and supported authoritarianism. Ironically, reforms have multiplied the resources available to Morocco's monarchical institution to control the political sphere, creating the image of the Janus yet also an impasse.
  14. ^ “Analysis | Why Jordan and Morocco are doubling down on royal rule”. Washington Post (bằng tiếng Anh). 16 tháng 5 năm 2017. ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.
  15. ^ “Morocco: Freedom in the World 2022 Country Report”. Freedom House (bằng tiếng Anh). 2022. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]