Bước tới nội dung

Trận Yển Lăng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trận Yên Lăng)
Trận Yển Lăng
Một phần của Tấn-Sở tranh hùng
鄢陵之战
Lược đô trận chiến Yển Lăng
Thời gian575 TCN
Địa điểm
Kết quả Quân Tấn đại thắng, củng cố ngôi bá chủ
Tham chiến
Nước Tấn
Nước Vệ
Nước Tề
Nước Sở
Nước Trịnh
Các chư hầu Đông Di
Chỉ huy và lãnh đạo
Tấn Lệ công
Loan Thư
Sĩ Tiếp
Khước Kì
Tuân Yển
Hàn Quyến
Trí Oanh
Khước Chí
Miêu Bí Hoàng (quân sư)
Ngụy Kĩ  
Sở Cung vương
Công tử Trắc  
Công tử Anh Tề
Tử Tân
Bá Châu Lê (quân sư)
Lực lượng
Không rõ Không rõ
Thương vong và tổn thất
Tướng Ngụy Kĩ bị giết. Sử sách không nêu chi tiết tổn thất về quân lính Vua Sở bị thương ở mắt, tướng Công tử Trắc tự sát, không rõ tổn thất về binh lính

Trận Yển Lăng (chữ Hán:鄢陵之战, Hán Việt: Yển Lăng chi chiến) là trận chiến tranh giành ngôi bá chủ ở Trung Nguyên giữa hai nước TấnSở vào giữa thời Xuân Thu.

Nguyên nhân chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Đông Chu, thế lực của vương thất suy yếu, phải thiên đô về phía đông, các nước chư hầu lớn nổi lên tranh giành nhau quyền minh chủ. Hai nước TấnSở có binh lực hùng mạnh, dùng chính sách lôi kéo được các nước khác về phía mình để nắm giữ quyền bá chủ, xảy ra tranh chấp với nhau trong nhiều năm, trong đó, nước Trịnh nằm giữa TấnSở, trở thành mục tiêu cho cả hai nước này tranh giành ảnh hưởng.

Tháng 2 năm 575 TCN, Sở Cung vương sai công tử Thành lấy ruộng ở Nhữ Âm biếu nước Trịnh để lôi kéo Trịnh bỏ Tấn, gia nhập liên minh với nước mình. Vì vậy nước Trịnh theo Sở, cùng thề với nước Sở. Tấn Lệ công giận dữ, lại họp quân chư hầu đánh Trịnh. Sở Cung vương mang quân cứu Trịnh. Hai bên gặp nhau ở Yển Lăng[1][2][3].

Chỉ huy và lực lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử sách không nêu rõ số quân của cả TấnSở trong trận chiến này. Các thủ lĩnh chỉ huy của hai bên được ghi lại ở bảng dưới đây:

Chỉ huy Quân Tấn Quân Sở
Quân chủ Tấn Lệ công Sở Cộng vương
Quân sư Miêu Bí Hoàng Bá Châu Lê
Trung quân[4] Loan Thư-Sĩ Tiếp Công tử Trắc
Thượng (Tả) quân[5] Khước Kì-Tuân Yển Công tử Anh Tề
Hạ (Hữu) quân[6] Hàn Quyết-Trí Oanh Tử Tấn
Tân quân Khước Thù-Khước Chí Sở không có đạo Tân quân

Diến biến trận chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuẩn bị lực lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tấn Lệ công sai Khước Sưu đi sứ nước Vệnước Tề xin quân cùng đánh Sở, trong khi đó nước Sở được sự phối hợp từ quân Trịnh và Đông Di.

Quân Sở nhân lúc đêm tối, đem quân áp sát đồn trại của quân Tấn. Tuy nhiên nước Tấn chuẩn bị kĩ lưỡng, không dao động, bình tĩnh chống trả và tập hợp quân ngũ đối phó. Loan Thư truyền cho quân sĩ san bếp lấp giếng, rồi định ngày để giao chiến với quân Sở.

Kế sách của Miêu Bí Hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân sư Miêu Bí Hoàng hiến kế với Tấn Lệ công cho rằng Trung quân của Sở mạnh khó đánh, nhưng hai quân Tả Hữu thì bạc nhược, và khuyên Tấn Lệ công dụ quân Sở tiến công vào trung quân của mình. Tấn Lệ công nghe lời, sai một bộ phận Trung quân đánh vào hai bên tả, hữu của quân nước Sở, kềm kẹp hai đạo này lại. Sau đó, cử đạo Trung quân còn lại phối hợp với hai quân Thượng, Hạ và tân quân bất ngờ đánh vào Trung quân của Sở, chỗ ở của Sở Cung vương. Sở Cung vương thấy quân Tấn đánh bạc nhược, truyền lệnh phản công Trung quân nhưng bị kháng kích. Tướng Tấn là Ngụy Kĩ bắn trúng vào một mắt, Trung quân của Sở phải rút lui.

Cùng lúc đó, quân Tấn tiếp tục tập hợp lực lượng đánh Tả quân và Hữu quân của Sở. Quân Sở thương vong trầm trọng, phải tạm lui để củng cố lực lượng.

Công tử Trắc tự sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân Sở về đến Hạ Gian, tích cực tập hợp quân chuẩn bị tái chiến vào buổi sáng hôm sau. Sở Cung vương cho triệu Trung Quân tướng Công tử Trắc đến bàn kế hoạch tác chiến nhưng lúc ấy công tử Trắc say rượu không dậy được. Sở Cung vương sợ quân Tấn đến tập kích, bèn quyết định rút lui và ra lệnh tha tội cho Công tử Trắc. Công tử Trắc sau khi tỉnh dậy, biết quân mình đã rút, hổ thẹn vì uống say lỡ quân cơ. Sau đó, Tả quân tướng là công tử Anh Tề vốn có hiềm khích với Trắc, sai người đến bắt Công tử Trắc tự sát. Công tử Trắc xấu hổ, đành phải tự sát[7].

Kết quả và ý nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận chiến Yển Lăng đã kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của liên quân Sở-Trịnh, củng cố ngôi vị bá chủ chư hầu của nước Tấn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên
    • Sở thế gia
    • Trịnh thế gia
  • Xuân Thu Tả thị truyện, Thành công năm thứ 10

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay thuộc phía Tây Bắc Yển Lăng, Hà Nam, Trung Quốc
  2. ^ Sử ký, Trịnh thế gia
  3. ^ Sử ký, Sở thế gia
  4. ^ Phía quân Sở không có Trung quân tá
  5. ^ Thượng quân nước Tấn tương ứng với Tả quân nước Sở
  6. ^ Hạ quân nước Tấn tương ứng với Hữu quân nước Sở
  7. ^ Xuân Thu Tả thị truyện, Thành công năm thứ 10