Bước tới nội dung

Trận Bapaume (1871)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trận Bapaume (1870–1871))
Trận chiến Bapaume
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ

Một phần của bức tranh toàn cảnh "Trận chiến Bapaume" của Charles Édouard Arma nd-Dumaresq cho thấy tướng Faidherbe.
Thời gian3 tháng 1 năm 1871[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Pháp giành thắng lợi chiến thuật nhưng quân đội Đức giành thắng lợi chiến lược, quân Pháp không thể giải vây cho Péronne.[2]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Pháp Pháp
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ August von Goeben [3] Pháp Louis Faidherbe [3]
Lực lượng
Khoản 160.000 quân[4]
Thương vong và tổn thất
Nguồn 1: 52 sĩ quan và 698 binh lính thương vong [2]
Nguồn 2: 46 sĩ quan và 1.020 binh lính thương vong [5]
Nguồn 1: 53 sĩ quan và 1.516 binh lính tử trận và bị thương, người quân bị bị bắt [2]
Nguồn 2: 53 sĩ quan và 2.070 binh lính thương vong [5]

Trận Bapaume là một trận đánh ở miền Bắc nước Pháp[6], diễn ra vào ngày 3 tháng 1 năm 1871 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.[2] Với thiệt hại không nhỏ cho cả hai phía,[4] đây được xem là một trong những cuộc giao chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh,[7] nhưng kết thúc bế tắc:[8] tuy rằng quân đội Pháp do tướng Louis Faidherbe chỉ huy đã giành thắng lợi chiến thuật[2], quân đội Đức do tướng August von Goeben chỉ huy đã bẻ gãy ý định tiến quân về hướng Nam Paris của viên tướng Pháp, và do đó lợi thế trong cuộc chiến đã nghiêng về người Đức.[8] Trận chiến Bapaume trở thành một trong những chiến thắng của quân đội Đức trước quân đội cộng hòa non trẻ của Pháp trong cuộc chiến tranh,[9] trước khi quân Đức giáng thêm cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp một đòn trí mạng trong trận Le Mans 9 ngày sau đó.[3]

Một trong những đội quân công dân Pháp xuất trận song thảm họa của quân đội Pháp trong trận Sedan là Binh đoàn phía Bắc do tướng Faidherbe chỉ huy. Trong các trận đánh khốc liệt vào cuối tháng 12 năm 1870, Faidherbe đã bị quân Đức đánh bại bất chấp lợi thế áp đảo về mặt quân số. Trong ngày đầu năm 1871, binh đoàn của ông đã hành quân về Péronne ở miền Bắc Pháp, nơi đang bị tướng Goeben của Binh đoàn thứ nhất của Phổ vây hãm[3][7].[10] Sau một cuộc tấn công thất bại của đội tiền binh Pháp nhằm vào quân đội Phổ đằng trước Bapaume vào ngày 2 tháng 1 năm 1871, Faidherbe quyết định tiến công đối phương tại Bapaume vào ngày hôm sau[11]. Trong trận đánh tại Bapaume, quân Đức bị quân Pháp áp đảo về quân số[12] (quân Pháp đông gấp 3 lần đối phương[13]). Lực lượng Pháo binh Pháp được ghi nhận là chưa lần nào chiến đấu hiệu quả như trong trận chiến này,[11] mặc dù quân Pháp giành được một số thắng lợi nhỏ nhoi trong suốt cả ngày,[3][14] những thành tựu này đã trở nên vô ích:[13] quân Pháp đã không thể đập nát đội quân được đào luyện bài bản của Đức.[3] Cuộc tiến công của một sư đoàn Pháp đã bị một số khẩu đội pháo Đức chặn đứng (chính những khẩu đội này đã phá vỡ cánh trái của quân Pháp và buộc họ phải rút chạy), và mặc dù các đợt công kích dữ dội và dồn dập của quân Pháp đã buộc Goeben phải xuống lệnh triệt thoái qua sông Somme vào lúc 6 giờ tối ngày hôm đó, hoặc là do thiệt hại nặng nề của quân đội Pháp, hoặc là do tình trạng thiếu thốn lương thực và thời tiết khắc nghiệt, viên tướng Pháp đã xuống lệnh rút quân và quân Đức cũng rút lui theo thượng lệnh[1][11][14], đến gần Péronne hơn trước.[15]

Mặc dù Faidherbe là một vị tướng tài năng, chất lượng không tốt của binh lính dưới quyền ông ta đã góp phần vuột mất chiến thắng khỏi tay quân Pháp.[12][15] Với cuộc triệt thoái về phía Bắc đến Arras[1][14] sau trận Bapaume, Faidherbe đã thất bại trong cố gắng giải vây cho Péronne của mình[2][16] (cũng như tiến trình cứu thoát Paris của ông ta[17]) và 5 ngày sau trận Bapaume thì Péronne thất thủ.[18] Một nỗ lực khác của người Pháp nhằm giảm áp lực cho Paris trong cuộc vây hãm của người Đức, đã bị quân đội của Goeben đánh bại trong trận St. Quentin vào ngày 19 tháng 1 năm 1871.[1][19]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Stephen Badsey, The Franco-Prussian War 1870-1871, các trang 71-72.
  2. ^ a b c d e f "Dictionary of battles from the earliest date to the present time"
  3. ^ a b c d e f David Eggenberger, An Encyclopedia of Battles: Accounts of Over 1,560 Battles from 1479 B.C. to the Present, trang 44
  4. ^ a b Edmund Ollier, Cassell's history of the war between France and Germany, 1870-1871, các trang 118-119.
  5. ^ a b Bapaume. In: Meyers Konversations-Lexikon. 4. Auflage. Band 2, Bibliographisches Institut, Leipzig 1885–1892, S. 347.
  6. ^ "Battles of the nineteenth century"
  7. ^ a b Francis W Halsey, The Literary Digest History of the World War: Compiled from Original and Contemporary Sources: American, British, French, German, and Others - Western Front July 1915 - May 1917, trang 328
  8. ^ a b T. D. Wanliss, The war in Europe of 1870-1: with an enquiry into its probable consequences, trang 143
  9. ^ Joseph Howard Tyson, Hitler's Mentor: Dietrich Eckart, His Life, Times, & Milieu, trang 68
  10. ^ "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  11. ^ a b c "The Franco-Prussian war: its causes, incidents, and consequences"
  12. ^ a b David J. A. Stone, First Reich:inside the German army during the war with France 1870-71, trang 210
  13. ^ a b "My days of adventure: the fall of France, 1870-71"
  14. ^ a b c Michael Howard, Franco-Prussian War: The German Invasion of France 1870-1871, Revised Edition, các trang 396-397.
  15. ^ a b "The Franco-German War of 1870-71"
  16. ^ Prussia (Kingdom). Armee. Grosser Generalstab. Kriegsgeschichtliche Abteilung II., Francis Coningsby Hannam Clarke, The Franco-German War, 1870-1871..., Tập 2, Số phát hành 3, trang 145
  17. ^ "A History Of The Third French Republic"
  18. ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 106
  19. ^ Alfred Cobban, A History of Modern France, Tập 1-5, trang 196