Bước tới nội dung

Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, Hà Nội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Trung học cơ sở Trưng Vương
Địa chỉ
Map
26 phố Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm
, ,
Thông tin
Tên khácTrường nữ sinh Đồng Khánh
LoạiTrung học cơ sở công lập
Khẩu hiệu
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Thành lập1917
Hiệu trưởngNguyễn Thị Thu Hà[1]
Giáo viên119[3]
Số học sinh2256[3]
Bài hátChúng em là học sinh Trưng Vương
Websitehttp://thcstrungvuong.hoankiem.edu.vn/
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngDư Thị Lan Anh[2]
Thành huy Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1888 đến năm 1954, hiện nay được nhìn thấy trên nóc tòa nhà hiệu bộ của Trường THCS Trưng Vương

Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, tiền thân là trường Nữ sinh Đồng Khánh là một trường trung học cơ sở tại Hà Nội. Thành lập năm 1917, trường là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà NộiViệt Nam. Đây là nơi duy nhất còn giữ lại huy hiệu của thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1888 đến năm 1954.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1917, chính quyền Pháp mở Học viện Nữ học An Nam (tiếng Pháp: Institution de Jeunes Filles Annamites) trên phố Trần Phú ngày nay. Học viện sau đó đã được chuyển về địa chỉ hiện tại (vốn là của trường Paul Bert) sau quyết định ngày 31 tháng 12 năm 1925 của Nha Học chính Đông Dương.[5] Năm 1937, do chế độ giáo dục sở tại thay đổi, học viện đổi tên thành Trường Nữ học An Nam (tiếng Pháp: Collège de Jeunes Filles Annamites). Do vị trí của trường nằm giũa phố Carreau và Đồng Khánh (phố Hàng Bài ngày nay), ngay bên cạnh Hồ Gươm, Hà Nội, nên còn được gọi là Trường Nữ sinh Đồng Khánh. Trường đã được đổi tên thành Trường Trung học Hai Bà Trưng theo một nghị định nhằm đổi tên các trường cũ thời Pháp thuộc vào ngày 14 tháng 2 năm 1946.[5] Tên hiện nay của trường được sử dụng từ năm 1948.[6] Trước năm 1945 trường là cơ sở đào tạo dành riêng cho nữ sinh. Từ sau năm 1958 trường bắt đầu đào tạo chung cho cả nam sinh và nữ sinh.

Trường được chuyển về Hưng Yên năm 1943 để tránh chiến sự. Sau Cách mạng tháng Tám trường đã chuyển lại về Hoàng Mai, Hà Nội vào tháng 10 năm 1945 theo nghị định của Bộ trưởng Giáo dục Vũ Đình Hòe.[5]

Nghị định của Bộ trưởng Giáo dục Vũ Đình Hòe yêu cầu trường dời về Hoàng Mai ngày 12/10/1945

Năm 1946, trong tình hình căng thẳng tại Hà Nội, trường được dùng làm trụ sở Bộ Quốc phòng.[7] Tại đây Tiểu đoàn 77 thuộc Trung đoàn Thăng Long (một trong hai trung đoàn của Hà Nội, nay thuộc Sư đoàn 320) của Quân đội Quốc gia Việt Nam đã giao chiến ác liệt với Quân đội Pháp.[8]

Năm 1948, trong hoàn cảnh trường được trưng dụng làm trại lính, trường chuyển về phố Hàng Than (nay là trường Nguyễn Công Trứ), sau chuyển về số 9 Hai Bà Trưng (nay là Trường CĐ Nghệ thuật và Trung tâm dạy nghề) đến năm 1956 mới về địa điểm cũ.[5][8]

Năm 1964, trong thời điểm không quân Hoa Kỳ chuẩn bị bắn phá miền Bắc, trường đã sơ tán về Hà Tây đến năm 1970 mới quay lại cơ sở cũ.[9]

Tháng 4 năm 1972, dưới nguy cơ không quân Hoa Kỳ tiếp tục bắn phá, trường được sơ tán sang Hà Bắc đến khi Hiệp định Paris được kí kết mới trở về cơ sở cũ.[9]

Hợp tác quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thời kì Đổi Mới, Trường THCS Trưng Vương đã có mối quan hệ hợp tác giáo dục với nhiều trường quốc tế, các tổ chức giáo dục danh tiếng như: trường Raffles (Singapore), Vibyskolan (Thuỵ Điển), Charlemagne (Pháp), Caterham (Vương quốc Anh), tập đoàn KOICA (Hàn Quốc), trường Wodonga (Úc), trường Kaishi (Nhật)...[10]

Trường THCS Trưng Vương là một đối tượng nằm trong Đề án thí điểm chương trình đào tạo song bằng của UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, trường đã phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục và Đào tạo Atlantic triển khai 2 chương trình: Chương trình thí điểm Song bằng Cambridge và Chương trình khảo thí tiếng Anh Cambridge.[11] Ngày 28 tháng 10 năm 2019, trường trở thành trường THCS đầu tiên của Hà Nội được công nhận là Trung tâm Đào tạo của Hội đồng khảo thí Đại học Cambridge.[11][12]

Ngoài ra, trường còn chú trọng giáo dục STEM, tích hợp liên môn và tư vấn định hướng nghề nghiệp. Trường là một trong những trường đầu tiên của Hà Nội đưa giáo dục STEM và tư vấn nghề nghiệp vào chương trình học.[13]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Trưng Vương nổi tiếng với hệ thống lớp chuyên Toán cấp II, đây là nơi từng đào tạo nhiều tài năng toán học của Việt Nam như giáo sư Hoàng Xuân Sính (nữ tiến sĩ khoa học ngành Toán đầu tiên của Việt Nam) hay Hoàng Lê Minh (học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế).[14]

Trường Đồng Khánh – Trưng Vương đã năm lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và được coi là lá cờ đầu của ngành giáo dục Hà Nội. Ngoài ra, trường còn được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trao tặng 3 huân chương và nhiều danh hiệu:[10][15][16]

Cựu giáo viên nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cựu học sinh nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ [1] Lưu trữ 2019-01-16 tại Wayback Machine,truy cập 16/3/2019
  3. ^ a b Giới thiệu trường THCS Trưng Vương Hà Nội Lưu trữ 2012-04-30 tại Wayback Machine, truy cập 7/3/2012
  4. ^ Danh bạ điện thoại trường THCS Trưng Vương: Ban giám hiệu Lưu trữ 2012-06-18 tại Wayback Machine 7/3/2012
  5. ^ a b c d https://vanhienplus.vn/nhung-dau-an-lich-su-cua-truong-nu-sinh-dau-tien-va-duy-nhat-tai-ha-noi/53652/
  6. ^ “Trường Trung học cơ sở Trưng Vương”. Bách khoa toàn thư Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ Thống Nhất (11 tháng 11 năm 2017). “Trường THCS Trưng Vương đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất”. Báo Hà Nội mới.
  8. ^ a b “LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG 100 NĂM TRƯỜNG ĐỒNG KHÁNH – TRƯNG VƯƠNG (1917 – 2017)”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2019.
  9. ^ a b “Giới thiệu”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ a b “Truyền thống - Lịch sử trường Đồng Khánh Trưng Vương”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ a b “Trường THCS Trưng Vương trở thành trường THCS đầu tiên của Hà Nội được công nhận là Trung tâm Đào tạo của Hội đồng khảo thí Đại học Cambridge”. 28 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ Lê Vân (2 tháng 7 năm 2021). “Trường THCS Trưng Vương đạt 2 'chứng chỉ' quốc tế”. Báo Tin Tức.
  13. ^ Lê Vân; Thanh Tùng (6 tháng 12 năm 2022). “Học sinh cấp THCS được tiếp cận với xu hướng ngành nghề tương lai”. Báo Tin Tức.
  14. ^ a b c d e “Truyền thống Trưng Vương tỏa sáng”. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
  15. ^ “Ngành giáo dục cần chuyển biến mạnh mẽ, đổi mới toàn diện”. Hà Nội Mới.
  16. ^ a b Minh Đức (10 tháng 1 năm 2012). “Trường THCS Trưng Vương đạt chuẩn quốc gia”. Báo Hà Nội mới.
  17. ^ Tú Uyên (19 tháng 11 năm 2010). “Người thầy giản dị của GS Ngô Bảo Châu”. VietNamNet.
  18. ^ Hồng Hải (22 tháng 8 năm 2005). “Hai thiếu nữ kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn Độc lập”. Dân trí.
  19. ^ “Hoàng Lê Minh: Trưởng thành từ những "khúc ngoặt". Người Đương Thời. VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam. 5 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
  20. ^ “Trường THCS Trưng Vương đạt chuẩn quốc gia”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012.
  21. ^ “Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng toán học Clay”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
  22. ^ Tô Anh (ngày 21 tháng 8 năm 2017). “Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh về thăm trường cũ”. VietNamNet.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]