Trương Quốc Huy (nhân vật bất đồng chính kiến)
Trương Quốc Huy | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Sinh | 22 tháng 9, 1980 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | |||||||||
Quốc tịch | Hoa Kỳ[cần dẫn nguồn] | |||||||||
Nghề nghiệp | YouTuber, Người bất đồng chính kiến | |||||||||
Năm hoạt động | 2004–nay | |||||||||
Cha mẹ |
| |||||||||
Website | https://n10tv.com | |||||||||
Thông tin YouTube | ||||||||||
Biệt danh | KumaHuy Thầy phong hải | |||||||||
Các kênh | ||||||||||
Năm hoạt động | 2015–nay | |||||||||
Lượt đăng ký | 1.550.000 | |||||||||
Tổng lượt xem | 1.096.511.573 | |||||||||
| ||||||||||
Lượt đăng ký và lượt xem được cập nhật tính đến 14 tháng 3, 2023. | ||||||||||
Trương Quốc Huy (sinh năm 1980) là một YouTuber, người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Năm 2008, Trương Quốc Huy bị Toà án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh kết án tù vì "Hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".[2] Ra tù, Trương Quốc Huy vượt biên di cư sang Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn chính trị, lập kênh N10Tv trên YouTube, Facebook.[3] Tính đến ngày 1 tháng 12 năm 2024, kênh YouTube N10Tv của Huy đã có hơn 1,59 triệu người đăng ký và được hơn 1 tỷ lượt xem.[4]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Thời thơ ấu
[sửa | sửa mã nguồn]Trương Quốc Huy sinh năm 1980 tại Thành phố Hồ Chí Minh[3] với cha là Trương Quốc Hạ, một cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[5] Theo chính quyền Việt Nam, Huy sống bằng nghề mua bán điện thoại di động ở quận 5 trước khi mở một tiệm sửa chữa điện thoại di động ở quận Gò Vấp.[6]
2005–2011: Hai lần vào tù
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2005, Trương Quốc Huy cùng với anh trai Trương Quốc Tuấn, Lisa Phạm[a] và một số người khác tham gia diễn đàn trên Paltalk, chia sẻ thông tin tiêu cực về Việt Nam lên trên mạng xã hội.[7]
Ngày 19 tháng 10 năm 2005, Huy bị bắt lần đầu về tội danh "Hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" cùng Trương Quốc Tuấn và Lisa Phạm.[2][8] Ngày 07 tháng 07 năm 2006, Huy được chính quyền trả tự do.[7] Được thả, Huy tiếp tục chỉ trích chính phủ Việt Nam và gia nhập khối 8406.[9][10]
Trương Quốc Huy bị bắt lần thứ hai vào ngày 18 tháng 08 năm 2006.[6] Tại phiên xét xử ngày 29 tháng 01 năm 2008, anh bị Toà án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh kết án 06 năm tù giam vì tội "Tuyên truyền Chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".[2] Ngày 30 tháng 11 năm 2011. Trương Quốc Huy được ra tù.[11]
2012–2014: Rời Việt Nam sang Hoa Kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 02 năm 2012, Trương Quốc Huy quyết định vượt biên sang Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị. Ngày 28 tháng 02 năm 2012, khi trả lời phỏng vấn RFA, Trương Quốc Huy cho biết trong thời gian ở tù Huy bị nhốt trong hầm hai năm, có thời gian 06 tháng không được đánh răng, 03 tháng mới cho ra nắng một lần chỉ chừng 15 phút.[11] Nhà báo Hòa Xuân của báo Công an Nhân dân cáo buộc những thông tin mà Trương Quốc Huy đã chia sẻ với RFA là sai sự thật vì thời gian tạm giam để điều tra của anh chỉ là 01 năm 05 tháng,[b] trong các buồng giam đều có bể nước hoặc vòi nước.[12]
Năm 2014, Trương Quốc Huy định cư ở Hoa Kỳ.[13]
2015–nay: N10Tv
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 12 tháng 11 năm 2015, Trương Quốc Huy tạo kênh YouTube N10Tv.[4] Sau đó là trang N10Tv trên Facebook.[14] Trên các mạng xã hội này, Trương Quốc Huy chỉ trích các chính sách của chính quyền Việt Nam, tiêu biểu như: các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19,[15] việc điều chỉnh giá xăng dầu[16]...
Tháng 9 năm 2021, kênh YouTube N10Tv đạt mốc 1 triệu người đăng ký.[17]
Nhận xét
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ chức Ân xá Quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định rằng Trương Quốc Huy là tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình một cách ôn hòa.[9]
Chính quyền Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Theo báo Quân đội nhân dân, Trương Quốc Huy thực chất chỉ là con rối của Việt Tân.[15] Theo công an thị xã Bình Long, Trương Quốc Huy lợi dụng các vấn đề mà báo chí đã đăng, suy diễn các vấn đề theo chiều hướng xuyên tạc nhằm chống phá sự ổn định của đất nước.[3]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Việt Hùng 2005.
- ^ a b c Vũ Mai 2008.
- ^ a b c Nhân Sơn 2021.
- ^ a b N10Tv - YouTube.
- ^ Do Trương Quốc Huy xác nhận. Ông mất khoảng một năm trước khi Huy bị bắt năm 2005.
- ^ a b Báo Công an Nhân dân 2007.
- ^ a b Trà Mi 2006.
- ^ Kay Johnson 2006.
- ^ a b Tổ chức Ân xá Quốc tế 2006.
- ^ Việt Hùng 2006.
- ^ a b Gia Minh 2012.
- ^ Hoà Xuân 2012.
- ^ RFA Tiếng Việt 2014.
- ^ N10Tv - Facebook.
- ^ a b Thanh Sơn 2021.
- ^ Công Minh 2022.
- ^ N10Tv - YouTube 2021.
Nguồn từ chính quyền Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]- “Lợi dụng "dân chủ", Trương Quốc Huy tiếp tục chống phá Nhà nước”. Báo Công an Nhân dân. 28 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Vũ Mai (29 tháng 1 năm 2008). “Lĩnh án 6 năm tù vì chống phá nhà nước”. VnExpress. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Hoà Xuân (15 tháng 3 năm 2012). “Thêm một trò dối trá chống phá Việt Nam của đài RFA”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Nhân Sơn (12 tháng 8 năm 2021). “Cảnh giác thông tin xuyên tạc của đối tượng phản động trên mạng xã hội”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Thanh Sơn (4 tháng 11 năm 2021). “Trương Quốc Huy – "con rối" trong tay Việt Tân chống phá đất nước”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Công Minh (24 tháng 3 năm 2022). “Không để kẻ xấu xuyên tạc về điều hành giá xăng dầu”. Báo Công Thương. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
Nguồn khác
[sửa | sửa mã nguồn]- “N10Tv - YouTube”. YouTube. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- “Trương Quốc Huy - N10TV”. Facebook. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Việt Hùng (15 tháng 12 năm 2005). “Phỏng vấn thân mẫu ông Trương Quốc Huy và Trương Quốc Tuấn”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Trà Mi (8 tháng 8 năm 2006). “3 người tham gia diễn đàn Paltalk kể lại sự việc khi bị bắt giam”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Kay Johnson (18 tháng 9 năm 2006). “Voices of Dissent”. Tạp chí Time (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Việt Hùng (11 tháng 10 năm 2006). “Mẹ anh Trương Quốc Huy: con tôi có tội gì mà bị còng tay đưa đi biệt tích?”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Tổ chức Ân xá Quốc tế (5 tháng 12 năm 2006). “Vietnam: Truong Quoc Huy : [Global letter-writing marathon 2006]”. Tổ chức Ân xá Quốc tế (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- Gia Minh (28 tháng 2 năm 2012). “Một cựu tù chính trị Việt Nam đào thoát sang Thái Lan”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- RFA Tiếng Việt (10 tháng 2 năm 2014). “Trương Quốc Huy đến Mỹ định cư”. YouTube. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- “N10Tv - YouTube”. Web Archive. 7 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Kênh N10Tv trên YouTube
- Trương Quốc Huy – N10TV trên Facebook