Bước tới nội dung

Tòa Thánh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Toà Thánh)
Tòa Thánh
Tên bản ngữ
Tổng quan
Thủ đôThành Vatican[chú thích 1]
Thẩm quyền giáo hộiGiáo phận Rôma, Giáo hội Công giáo hoàn vũ
Ngôn ngữ chính thứctiếng Latinh[1]
Ngôn ngữ làm việctiếng Ý[chú thích 2]
tiếng Pháp[chú thích 3]
Tôn giáo chính
Công giáo (chính thức)
Tên dân cưPapal
Pontifical
Chính trị
Chính phủQuân chủ tuyển cử Công giáo thần quyền
Giáo hoàng Phanxicô
Pietro Parolin
Kevin Farrell
Lịch sử
Thực thể có chủ quyền theo luật quốc tế
Thế kỷ thứ nhất bởi Thánh Phêrô
("Người đứng đầu các Tông đồ")
Giáo hội sơ khởiCổ đại
(Giáo luật; lịch sử pháp lý)
728 (territory in Duchy of Rome by Lombard King Liutprand)
756 (sovereignty in Duchy of Rome reaffirmed by Frankish King Pepin)
756–1870
1075: Dictatus papae
1177: Treaty of Venice (sovereignty reaffirmed by Emperor Frederick I of the Holy Roman Empire)
1870–1929
(dưới Vương quốc Ý)
1929–
(Hiệp ước Latêranô với Ý)
Thông tin khác
Trang web
Vatican.va
Ngai Giáo hoàng tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô biểu trưng cho Tòa thánh.

Loạt bài viết về

Lịch sử

Biên niên sử · Mười hai Tông đồ
Phêrô · Phaolô
Đại Ly Giáo
Kháng Cách
Công đồng Vatican II

Đức tin

Một Thiên Chúa · Ba Ngôi
Sự chếtsự phục sinh
Sự trở lại của Chúa Giêsu
Đức Mẹ · Các Thánh

Kinh Thánh Giáo luật

Cựu Ước · Tân Ước
Bộ Giáo luật

Nghi lễ và Phụng vụ

Nghi lễ Latinh · Nghi lễ Rôma
Năm phụng vụ · Giờ kinh phụng vụ
Bảy bí tích · Cầu nguyện

Tổ chức Giáo hội

"Duy nhất, Thánh thiện,
Công giáo và Tông truyền"

Tòa Thánh · Giáo hoàng
Giáo phận · Giám mục
Giáo xứ · Linh mục

Văn hóa và Nghệ thuật

Thánh ca · A cappella
Romanesque · Gothic
Phục Hưng · Baroque

Thành quốc Vatican

Giáo triều Rôma
Hiệp ước Latêranô
Giáo hoàng Phanxicô

Chủ đề Giáo hội Công giáo Rôma

Tòa Thánh (tiếng Latinh: Sancta Sedes, nghĩa gốc là "ngai thánh", tiếng Anh: Holy See), còn gọi là Tòa Rôma, Tòa Phêrô, hoặc Tông Tòa, là thẩm quyền tài phán của giáo hoàng với vai trò là giám mục của Roma. Thẩm quyền này bao gồm tông tòa giám mục của Giáo phận Rôma, có thẩm quyền giáo hội trên Giáo hội Công giáo hoàn vũ, và chủ quyền trên thành quốc gọi là Thành Vatican.[4]

Theo truyền thống Công giáo, Tòa Thánh được hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ thiết lập vào thế kỷ thứ nhất, và với giáo lý về quyền trưởng thượng của ngai tòa Phêrô tại Rôma, là điểm hội tụ cho sự hiệp thông đầy đủ của các tín hữu Công giáo khắp thế giới. Là một thực thể pháp lý có chủ quyền theo luật quốc tế, Tòa Thánh được đặt trụ sở tại, hoạt động từ, và thi hành "quyền thế hoàn toàn" trên một lãnh thổ độc lập ở trong Thành phố Roma là Thành Quốc Vatican, nơi mà giáo hoàng là nguyên thủ quốc gia.[5]

Tòa Thánh được điều hành bởi Giáo triều Rôma, cơ quan quản lý trung ương của Giáo hội Công giáo. Giáo triều bao gồm các bộ, đứng đầu bởi các tổng trưởng, với Hồng y Quốc vụ khanh là người quản lý trưởng. Giáo hoàng được bầu bởi Mật nghị Hồng y gồm đa số thành viên của Hồng y Đoàn.

Mặc dù Tòa Thánh đôi khi được gọi cách hoán dụ là "Vatican" nhưng Thành Quốc Vatican thực ra được thiết lập riêng biệt theo Hiệp ước Latêranô năm 1929 giữa Tòa Thánh và Italia, để đảm bảo sự độc lập thế tục, ngoại giao, và tinh thần của chế độ giáo hoàng.[6] Theo đó, các sứ thần, là những nhà ngoại giao của giáo hoàng tại các quốc gia và tổ chức quốc tế, được công nhận là đại diện cho Tòa Thánh, chứ không đại diện cho Thành Quốc Vatican, như được quy định trong giáo luật. Do vậy Tòa Thánh được xem là thực thể quản lý trung ương của Giáo hội Công giáo. Giáo hội Công giáo, theo đó, là tổ chức cung cấp giáo dụcy tế phi chính phủ lớn nhất trên thế giới.[7]

Tòa Thánh duy trì mối quan hệ ngoại giao song phương với 183 quốc gia có chủ quyền, ký kết các hiệp ước và hiệp định, và thực hiện ngoại giao đa phương với nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc và các cơ quan trực thuộc, Hội đồng châu Âu, Cộng đồng châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ.

Tòa Thánh không chấm dứt theo một triều đại giáo hoàng. Khi một giáo hoàng băng hà, tất cả các vị tổng trưởng các bộ trong Giáo triều Rôma đồng thời chấm dứt nhiệm vụ cho đến khi bầu được giáo hoàng kế vị. Trong thời gian trống tông tòa, Hồng y Đoàn sẽ tạm cai quản Tòa Thánh và Giáo hội Hoàn vũ. Vị Hồng y Nhiếp chính tạm thời điều hành các tài sản và vấn đề tài chính. Giáo luật cũng ngăn cấm Hồng y Đoàn và Hồng y Nhiếp chính tự ban hành những luật lệ mới trong thời gian này. Ngoài ra, trong thời gian trống tông tòa, vị Hồng y Chánh án Tòa Ân giải Tối cao vẫn tiếp tục công việc, không buộc dừng hoạt động.

  1. ^ De facto (cùng với các Tài sản của Tòa Thánh ở quanh Roma, Italia)
  2. ^ Hành chính và ngoại giao[2]
  3. ^ Ngoại giao[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “About the Holy See”. 20 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “Background Notes, the Holy See”. 1995.
  3. ^ “About the Holy See”. 20 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “Holy See (10/05)”. U.S. Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ “Holy See”. United States Department of State (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ “Lateran Treaty | Italy [1929]”. Britannica (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ Agnew, John (12 tháng 2 năm 2010). “Deus Vult: The Geopolitics of Catholic Church”. Geopolitics. 15 (1): 39–61. doi:10.1080/14650040903420388. S2CID 144793259.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]