Tiếng Sardegna
Tiếng Sardegna | |
---|---|
Sardu, Limba / Lingua Sarda | |
Sử dụng tại | Ý |
Khu vực | Sardegna |
Tổng số người nói | ~1 triệu (1993–2007) |
Phân loại | Ấn-Âu |
Phương ngữ | Tiếng Sardegna Logudoro (sardu logudoresu)
Tiếng Sardegna Campidano (sardu campidanesu)
|
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại | Ý Sardegna |
Quy định bởi | Limba Sarda Comuna |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | sc |
ISO 639-2 | srd |
ISO 639-3 | cả hai:sro – Phương ngữ Campidanosrc – Phương ngữ Logudoro |
Glottolog | sard1257 [1] |
Linguasphere | 51-AAA-s +(Corso-Sardinian)
51-AAA-pd & -pe |
Các ngôn ngữ và phương ngữ tại Sardegna. Tiếng Sardegna màu vàng (phương ngữ Logudoro) và cam (phương ngữ Campidano). | |
Tiếng Sardegna (sardu, limba sarda, lingua sarda) hay tiếng Sard là ngôn ngữ bản địa chính được nói trên đảo Sardegna (Ý), đây là một ngôn ngữ Rôman. Trong tất cả ngôn ngữ Rôman, nó được xem là gần gũi nhất với tiếng Latinh.[2] Tuy nhiên, tiếng Sardegna cũng tiếp nhận ảnh hưởng từ ngôn ngữ Tiền Latinh (Cổ Sardegna, còn gọi là Nuraghe, và Carthaginia),[3] và từ tiếng Catalunya, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, bởi vị thế chính trị hiện tại và quá khứ của nó.
Tiếng Sardegna có hai phương ngữ, mỗi phương ngữ có nền văn học riêng:[4][5] Campidano (tại nửa nam hòn đảo) và Logudoro (tại nửa bắc). Có một số cố gắng để phổ biến hệ thống chữ viết chuẩn cho tiếng Sardegna bằng cách kết hợp hai phương ngữ lại, như LSU (Limba Sarda Unificada, "Tiếng Sardegna Thống nhất") và LSC (Limba Sarda Comuna, "Tiếng Sardegna Chung"),[6] nhưng chúng không được người nói biến đến rộng rãi.[7][8]
Năm 1997, tiếng Sardegna đã được công nhận theo luật khu vực, và từ năm 1999, tiếng Sardegna trở thành một trong mười hai "ngôn ngữ thiểu số lịch sử" của Ý và được bảo vệ theo Luật 482.[9] Tuy nhiên, UNESCO cho rằng cả hai phương ngữ tiếng Sardegna đều "chắc chắn bị đe dọa";[10] tuy 68,4% dân số đảo có khả năng nói tiếng Sardegna tốt.[11] Tiếng Ý đang dần thay thế nó ở nhiều trường hợp, và ước tính số trẻ em biết ngôn ngữ này chỉ còn 13%.[12][13]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Sardinian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Henriette Walter, L'Aventure des langues en Occident, Le Livre de poche, Paris, 1994, p. 174.
- ^ Mele, Antonio. Termini prelatini della lingua sarda tuttora vivi nell'uso. Edizioni Ilienses, Olzai
- ^ “Sardegna Cultura – Lingua sarda – Il sardo”. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Sardegna Cultura – Lingua sarda – Letteratura”. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Sardegna Cultura – Lingua sarda – Limba sarda comuna”. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Oppo, Anna. Le lingue dei sardi, p. 89” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2016.
- ^ La standardizzazione del sardo, oppure: Quante lingue standard per il sardo? E quali? - Matthea Wilsch, Universität Stuttgart, Institut für Linguistik/Romanistik
- ^ “Legge 482”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
- ^ "Atlas of the World's Languages in Danger", UNESCO
- ^ “Oppo, Anna. Le lingue dei sardi, p. 7” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2016.
- ^ “La situazione sociolinguistica della Sardegna settentrionale di Mauro Maxia”. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Sardinian language use survey, 1995”. Euromosaic. To access the data, click on List by languages, Sardinian, then scroll to "Sardinian language use survey".