Bước tới nội dung

Tiếng Dakhini

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng Dakhine)
Tiếng Dakhini
Tiếng Dakkhani
Tiếng Dakkani
Tiếng Dakhni
Tiếng Deccani
Deccani
دکنی
داکانی
ದಖನಿ
దక్కనీ
दक्खनी(दखनी)
தக்ணி
ദഖ്‌നി
Sử dụng tạiVùng Marathwada của Maharashtra, Khandesh của Andhra Pradesh và phần phía Bắc của Tamil Nadu; cũng có những người nói thiểu số đáng kể được tìm thấy ở các bang GoaKerala.
Khu vựcDeccan
Tổng số người nói11,4 triệu người Hồi giáo Deccan
Dân tộcngười Hồi giáo Dakhini
Phân loạiẤn-Âu
Phương ngữ
Hệ chữ viếtchữ Nastaʿlīq (bảng chữ cái Urdu), khác
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3dcc
Glottologdakh1244[1]

Tiếng Dakhini hoặc Dakkhani (cũng viết là Dakkani (دکنی), DakhniDeccani), là một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói ở miền nam Ấn Độ. Nó phát sinh như một ngôn ngữ của sultanat Deccan 1300 TCN theo cách tương tự như tiếng Urdu. Nó chịu ảnh hưởng từ tiếng Ả Rậptiếng Ba Tư với một nền tảng Prakrit; song hơi khác trường hợp tiếng Urdu vì nó cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tiếng Marathi, tiếng Telugutiếng Kannada được nói ở các bang Maharashtra, Telangana, Andhra Pradesh, Karnataka và một số người Hồi giáo ở Tamil Nadu. Tuy có một di sản văn học phong phú và rộng lớn nhưng ngày nay nó chỉ được nói ở Deccan.[2] Tiếng Dakhini là ngôn ngữ bản địa của người Hồi giáo Dakhini.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Dakhini được nói ở vùng Deccan của Ấn Độ. Vào đầu thế kỷ 14, tiếng Bắc Ấn Độ được nói ở Delhi và khu vực lân cận, sau đó được gọi là Hindavi hoặc Dehlavi, đi về phía nam cùng với các thống đốc Hồi giáo, binh lính và dân thường đến định cư ở Deccan. Nó phát triển mạnh mẽ ở đó, không chỉ là ngôn ngữ nói mà còn là ngôn ngữ văn học cho đến cuối thế kỷ 17. Nó được người miền Bắc gọi là Dakhini mặc dù không có sự khác biệt lớn so với ngôn ngữ ở Bắc Ấn ngoại trừ những ảnh hưởng và vay mượn từ các thổ ngữ ở địa phương.[3]

Là một ngôn ngữ văn học, tiếng Dakhini dùng chữ Ba Tư-Ả Rập để viết. Sau cuộc chinh phạt Deccan của Aurangzeb, người miền Bắc đã tiếp xúc với tiếng Dakhini và thực hành cách viết bằng chữ viết Ả Rập, cuối cùng trở thành thông lệ tiêu chuẩn cho tiếng Urdu trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ.[4]

Tiếng Dakhini là lingua franca của người Hồi giáo Deccan, chủ yếu sống ở bang Hyderabad (bao gồm các vùng được Nizams nhượng lại cho người Anh) và bang Mysore. Tiếng Dakhini chủ yếu được nói bởi những người Hồi giáo bản địa sống ở những khu vực này, có thể được chia thành hai nhánh: Bắc Dakhini và Nam Dakhini.

Tiếng Dakhine trong Cây ngôn ngữ Ấn-Âu, được đại diện dưới tiếng Urdu, và là một ngôn ngữ Hindustan.

Tiếng Dakhini có rất nhiều từ mượn phát triển của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ,[5] do thực tế tổ tiên của người dân là gốc Mamluk, mặc dù phần lớn dân Dakhini ở Karnataka có trên 90% gen Ấn Độ.[6] Nó tương tự như tiếng Urdu văn học với những ảnh hưởng từ tiếng Ả Rậptiếng Ba Tư với một nền tảng Prakrit, nhưng khác biệt bởi vì ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Marathi, tiếng Telugutiếng Kannada được nói ở các bang Maharashtra, Telangana, Andhra Pradesh, KarnatakaTamil Nadu. Ngôn ngữ này thường bị nhầm lẫn là một phương ngữ của tiếng Urdu. Nó có một di sản văn học phong phú và rộng lớn, quan trọng nhất là Kitab-E-Navras - được tôn sùng vì sự siêu việt của nó ngoài chủ nghĩa thế tục và Kadam Rao Padam Rao.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Dakhini là một phần của nhóm ngôn ngữ Ấn-Arya của các ngôn ngữ Ấn-Âu. Tiếng Dakhini đã khiến các nhà ngôn ngữ học phải bối rối trong nhiều năm và phân loại cụ thể của nó là một chủ đề khó, nó có thể là hậu duệ trực tiếp, hoặc ngôn ngữ chị em của tiếng Urdu, hoặc là dạng Ba Tư hoá của tiếng Marathi. Nó cũng được tuyên bố là ngôn ngữ quốc gia của Nhà nước cũ không còn tồn tại.

Phân bố địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết những người nói tiếng Dakhini sống ở khu vực được gọi là Deccan của Ấn Độ. Họ cư trú trong các khu vực bao gồm các vương quốc Hồi giáo trước đây ở Cao nguyên Deccan các phần của các bang Telangana, Andhra Pradesh, Goa, Karnataka, Maharashtra, Tamil Nadu. Ở Tamil Nadu, rất ít người Hồi giáo nói các phương ngữ Deccan Tamil hoá như ngôn ngữ chính (mặc dù tất cả đều thông thạo tiếng Tamil). Họ có thể được gọi chung là người Hồi giáo Dakhini, bao gồm các nhóm nhỏ như người Hồi giáo Hyderabadi. Ở Tamil Nadu, những người nói tiếng Urdu là một tập hợp con của cộng đồng Hồi giáo Tamil.

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với miền Bắc, bao gồm cả Hyderabadi và miền Nam, các phương ngữ của Dakhini bao gồm Savji bhasha tức là ngôn ngữ của cộng đồng Savji ở vùng Hubli, Dharwad, Gadag, Bijapur, Belgaum.

Ngành công nghiệp điện ảnh Deccan

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành công nghiệp điện ảnh Deccan có trụ sở tại thành phố Hyderabad, Ấn Độ và các bộ phim của nó được sản xuất bằng Urdu Hyderabadi, một phương ngữ của tiếng Deccan.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Dakhini (Urdu)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Prakāśaṃ, Vennelakaṇṭi (2008). Encyclopaedia of the Linguistic Sciences: Issues and Theories. Allied Publishers. tr. 186. ISBN 9788184242799.
  3. ^ Dua 2012, tr. 383.
  4. ^ Dua 2012, tr. 383–384.
  5. ^ InpaperMagazine, From (ngày 13 tháng 11 năm 2011). “Language: Urdu and the borrowed words”. DAWN.COM. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2018.
  6. ^ Rajkumar, Revathi; Kashyap, VK (ngày 19 tháng 8 năm 2004). “Genetic structure of four socio-culturally diversified caste populations of southwest India and their affinity with related Indian and global groups”. BMC Genetics. 5: 23. doi:10.1186/1471-2156-5-23. ISSN 1471-2156. PMC 515297.
  7. ^ Mumtaz, Roase. “Deccanwood: An Indian film industry taking on Bollywood”. www.aljazeera.com. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2018.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]