Bước tới nội dung

Thung lũng Silicon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thung lũng silicon)
Khu buôn bán của San Jose, tự đặt tên là "thủ đô của Silicon Valley"

Thung lũng Silicon[1] (tiếng Anh: Silicon Valley; còn được người Mỹ gốc Việt gọi là Thung lũng Điện tử) là phần phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại phía Bắc CaliforniaMỹ. Ban đầu tên này được dùng để chỉ một số lượng lớn các nhà phát minh và hãng sản xuất các loại chíp silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic), nhưng sau đó nó trở thành cái tên hoán dụ cho tất cả các khu thương mại công nghệ cao (high tech) trong khu vực.

Silicon Valley bao gồm bộ phận phía bắc của thung lũng Santa Clara và một số cộng đồng kế cận của miền nam bán đảo Bán đảo San Francisco cùng Vịnh Đông. Địa phận của nó kéo dài ước chừng từ Menlo Park (nằm trên bán đảo) và Fremont/Newark tại Vịnh Đông xuống thông qua San Jose, và điểm trung tâm của nó ước chừng là điểm Sunnyvale ở California. Đường 17 là hành lang thông qua dãy Santa Cruz vào đến Thung lũng ScottsSanta Cruz, trong quận Santa Cruz, là con đường mà nhiều người cho rằng nó trực thuộc địa phận của Silicon Valley.

Nguồn gốc của tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

"Silicon Valley" là cái tên được nhà báo Don Hoefler đặt cho vào năm 1971. Ông lấy nó làm tiêu đề cho loạt các bài báo của mình, gọi tên là "Silicon Valley USA", đăng trong thương mại tuần báo Electronic News, khởi đầu phát hành vào ngày 11 tháng 1 năm 1971.

Silicon ám chỉ đến độ tập trung cao độ của các ngành công nghiệp liên quan đến công nghệ bán dẫncông nghệ vi tính trong vùng. Chữ Valley (thung lũng) ám chỉ đến thung lũng Santa Clara, nằm ở cực Nam của vịnh San Francisco.

Cái tên này còn có thể được áp dụng để chỉ các vùng lân cận nằm ở hai bên vịnh San Francisco. Tại đó, nhiều ngành công nghiệp được phát triển một cách nhanh chóng. Về địa lý mà nói, nếp gấp của bề mặt Trái Đất tạo nên Silicon Valley, cũng đồng thời tạo nên vịnh San Francisco nữa — điều khác biệt duy nhất giữa chúng là độ cao.

Trong rất nhiều năm giữa hai thập niên 1970thập niên 1980, các nhà báo thường nhắc đến nó với cái tên Silicon Valley. Đây là cái tên người ta dùng trước khi nó trở thành một cái tên thông dụng trong nền văn hóa của Hoa Kỳ. Do không quen thuộc với silic, các tác giả viết báo chí thường hiểu nhầm nó là một chữ đánh vần sai của chữ silicon, một chất liệu dùng để trét (caulking), để bơm ngực (breast implants) và còn là chất liệu dùng trong nhiều sản phẩm khác được giới thiệu với công chúng gần đây.[a]

Những tập đoàn nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng ngàn tập đoàn công nghệ có trụ sở ở Silicon Valley; trong số đó, những tên sau đây nằm trong danh sách Forbes 500:

Adobe Systems
Advanced Micro Devices
Apple Inc.
eBay
Google
Intel
Intuit
Oracle
Yahoo!

Thêm vào đó, các tập đoàn danh tiếng có trụ sở ở Silicon Valley bao gồm (một số không còn tồn tại hay đã bị sáp nhập):

Phù hợp với tôn chỉ của mình, Silicon Valley cũng là nơi đặt trụ sở chính của Fry's Electronics, một công ty bao gồm nhiều siêu thị (superstore) bán các vật liệu công nghệ cao high tech.

Danh sách các tập đoàn lớn nhất, xem Category:Companies based in the Silicon Valley

Các trường đại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường đại học sau đây không có trụ sở ở Silicon Valley, nhưng có các phương tiện dùng cho nghiên cứu và cho các người tốt nghiệp đại học:

Các thành phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số thành phố nằm ở Silicon Valley (theo thứ tự bảng chữ cái):

Một số thành phố nằm gần Silicon Valley có thể được xem thuộc vùng này:

Các trung tâm công nghệ khác cũng có tên valley

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người phát triển kế hoạch của chính phủ và kinh doanh mạng lưới thích sử dụng tên "valley" để diễn tả khu vực của họ giống như thành quả đã đạt được của Silicon Valley; ví dụ, the Vale do Aço.

Bangalore thường được gọi là "Silicon Valley của Ấn Độ" bởi vì nó đã trở thành một trung tâm công nghệ cao. Cũng là nơi đặt đại bản doanh của hơn 1.000 công ty công nghệ hàng đầu gồm: IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle. Bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, vốn tiếng Anh tốt cùng tiền lương rẻ bằng 1/8 lần so với Mỹ. Nhưng nếu so sánh với Silicon Valley ở California thì Bangalore cần một thời gian dài để bắt kịp. Silicon Valley nổi tiếng vì các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, nhưng ở Bangalore dân chúng thích gia nhập công ty hơn là bắt đầu dự án kinh doanh.

  1. ^ Xem thêm: James Barron, "High-Tech Idea For the Island Fails to Achieve Planners' Hopes," New York Times, 20 tháng 1981, LI1. This article about Long Island's depressed economy also inaccurately places the California Institute of Technology in Palo Alto.
  2. ^ Although Redwood City is not part of the region traditionally recognized as Silicon Valley, many now consider it to be part of the region, because of its proximity to Menlo Park and its high density of technology companies.
  3. ^ Although Santa Cruz County is not always considered part of Silicon Valley, several smaller high-tech companies have located in the Scotts Valley and Santa Cruz area.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhiều nguồn:
    • Messina, Michelle E.; Baer, Jonathan C. (2019). Giải mã bí ẩn thung lũng Silicon: Hé lộ bức màn bí mật đằng sau thành công của những "Bố già" công nghệ. Nguyệt Minh dịch. Alphabooks. ISBN 9786047757978.
    • Phương Linh (28 tháng 6 năm 2018). “Dinh thự gần 100 triệu USD đắt nhất tại thung lũng Silicon”. VnEconomy. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2020.
    • “Thung lũng Silicon trở thành... "thung lũng sa thải". VTV News. 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2020.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hackers: Heroes of the Computer Revolution by Steven Levy, Garden City, New York: Anchor Press/Doubleday (1984)
  • Behind the Silicon Curtain: The Seductions of Work in a Lonely Era, Dennis Hayes, London: Free Association Books (1989)
  • Silicon Valley, Inc.: Ruminations on the Demise of a Unique Culture Lưu trữ 2007-03-02 tại Wayback Machine, The San Jose Mercury News (1997)
  • Cultures@Silicon Valley, J. A. English-Lueck, Stanford: Stanford University Press (2002)
  • The Silicon Valley of Dreams: Environmental Injustice, Immigrant Workers, and the High-Tech Global Economy, David Naguib Pellow and Lisa Sun-Hee Park, New York University Press (2003)
  • What the Dormouse Said: How the Sixties Counterculture Shaped the Personal Computer Industry, John Markoff, Viking (2005)
  • Silicon Follies: A Dot.Comedy, Thomas Scoville, Pocket Books (2000)
  • The Silicon Boys: And Their Valleys Of Dreams, David A. Kaplan, Harper Perinneal (April 2000), ISBN 0-688-17906-1

Các trung tâm công nghệ trong nước Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trung tâm công nghệ quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]