Bước tới nội dung

Hoàng đế cuối cùng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ The Last Emperor)
The Last Emperor
Poster quảng cáo của The Last Emperor.
Đạo diễnBernardo Bertolucci
Tác giảMark Peploe & Bernardo Bertolucci
Sản xuấtJeremy Thomas
Diễn viênTôn Long
Trần Xung
Peter O'Toole
Ruocheng Ying
Victor Wong
Quay phimVittorio Storaro
Dựng phimGabriella Cristiani
Âm nhạcRyuichi Sakamoto
David Byrne
Cong Su
Phát hànhColumbia Pictures
Công chiếu
 Hoa Kỳ 18 tháng 11 năm 1987
Thời lượng
160 phút (chiếu rạp)
218 phút (truyền hình)
Ngôn ngữTiếng Anh, Quan thoại, tiếng Nhật
Kinh phí23,8 triệu USD[1]
Doanh thu43,9 triệu USD[2]

Hoàng đế cuối cùng (tiếng Anh: The Last Emperor) là bộ phim tiểu sử về cuộc đời của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, đạo diễn bởi Bernardo Bertolucci và phát hành bởi Columbia Pictures năm 1987. Kịch bản được viết bởi Mark Peploe và Bertolucci, dựa chủ yếu vào cuốn tự truyện của Phổ Nghi. Bộ phim miêu tả toàn bộ cuộc đời Phổ Nghi, từ lúc lên ngôi khi còn rất nhỏ cho tới lúc bị giam giữ và phóng thích bởi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau đó sống những năm cuối đời tại đây.

Phim được đánh giá là một trong 3 bộ phim kinh điển nhất trong lịch sử điện ảnh châu Á [3]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Phổ Nghi được Từ Hi Thái Hậu chỉ định kế thừa ngôi vị khi mới lên 3 (1908) trong lúc bà hấp hối. Ông sống xa hoa và được chiều chuộng trong Tử Cấm Thành cùng với Hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú cũng như rất nhiều kẻ hầu người hạ, tuy nhiên suốt thời gian đó ông không được phép ra ngoài Tử Cấm Thành.

Khi tới tuổi trưởng thành, ông bị trục xuất ra khỏi Tử Cấm Thành nên cùng các vợ sống một cách tự do ở bên ngoài. Tuy nhiên Thục phi Văn Tú vì không thích tiếp tục cuộc sống "chung chồng" nên đã ly hôn và quyết định bỏ đi.

Sau một thời gian, người Nhật mời ông về lại Trung Quốc để cai quản một vùng lãnh thổ dưới danh hiệu như một vị vua nhưng phải chịu một số yêu cầu của người Nhật, ông đồng ý. Trong nhiều năm sau đó, ông chịu sự khống chế của Nhật Bản, trở thành một vị vua bù nhìn.

Khi Nhật bại trận và Hồng quân Trung Quốc chiếm lại được lãnh thổ, ông bị giam giữ như một kẻ phản bội đất nước, phải ở tù trong suốt 10 năm đến khi được thả ra ở tuổi 53.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên như John Lone (Tôn Long), Trần Xung, Peter O'Toole, Anh Nhược Thành, Victor Wong, Dennis Dun, Sakamoto Ryuichi, Maggie Han, Ric YoungÔ Quân Mai. Đây là bộ phim đầu tiên cho phép thực hiện tại Cố Cung, Bắc Kinh bởi chính quyền Trung Quốc[1].

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 60 bộ phim đã được đề cử tổng cộng 9 giải Oscar .

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Corliss, Richard (ngày 25 tháng 4 năm 1988). “Love And Respect, Hollywood-Style”. TIME. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009.
  2. ^ “The Last Emperor”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ 3 bộ phim kinh điển nhất châu Á

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng và thành tích
Tiền nhiệm:
Platoon
Giải Oscar Phim hay nhất
1987
Kế nhiệm:
Rain Man
Tiền nhiệm:
Jean de Florette
Giải BAFTA cho phim hay nhất
1989
Kế nhiệm:
Dead Poets Society
Tiền nhiệm:
Platoon
Giải Quả cầu vàng cho phim chính kịch hay nhất
1988
Kế nhiệm:
Rain Man