Bước tới nội dung

Âm nhạc thời kỳ Cổ điển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc cổ điển
Các nhà soạn nhạc
A-B-C-D-E-F-G-H-I-J-K-L-M-N
O-P-Q-R-S-T-UV-W-XYZ-Tất cả
Các giai đoạn chính
Trung cổ - Phục hưng
Barốc - Cổ điển - Lãng mạn
Thế kỷ 20 - Đương đại (2001–nay)
Các thể loại âm nhạc
Khí nhạc - Thanh nhạc - Nhạc tôn giáo
Nhạc cụ
Bộ gỗ - Bộ phím - Bộ dây
Bộ đồng - Bộ gõ - Giọng
Người diễn xuất
Các hình thức và đoàn nhóm
Các nhạc công
Các ca sỹ
Các nhạc trưởng
Các tác phẩm âm nhạc
Các tác phẩm cổ điển
Lý thuyết / Thuật ngữ
Từ vựng - Thể nhạc
Thuật ngữ tiếng Ý - Xướng âm

Thời kỳ cổ điển trong âm nhạc phương Tây thường được chấp nhận là bắt đầu vào khoảng năm 1730 và kéo dài cho tới 1820. Tuy nhiên, thuật ngữ âm nhạc cổ điển được sử dụng trong một ý nghĩa thông tục để mô tả một loạt các phong cách âm nhạc phương Tây từ thế kỷ 9 đến nay, và đặc biệt là từ thế kỷ 16 hoặc thế kỉ 17 đến thế kỷ 19. Bài viết này là về thời gian cụ thể 1750-1820.[1]

Giai đoạn cổ điển nằm giữa Âm nhạc thời kỳ BaroqueÂm nhạc thời kỳ Lãng mạn. Những nhà soạn nhạc nổi tiếng trong thời này là Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, và Ludwig van Beethoven; những tên tuổi khác đáng được nhắc tới bao gồm Gioachino Rossini, Luigi Boccherini, Muzio Clementi, Antonio Soler, Antonio Salieri, François Joseph Gossec, Johann Stamitz, Carl Friedrich Abel, Carl Philipp Emanuel Bach, và Christoph Willibald Gluck. Ludwig van Beethoven thỉnh thoảng cũng được xem như là nhà soạn nhạc thời Lãng mạn hay trong thời kỳ chuyển tiếp sang nhạc thời Lãng mạn.

Franz Schubert cũng là một nhạc sĩ trong thời kỳ chuyển tiếp, tương tự như Johann Nepomuk Hummel, Mauro Giuliani, Friedrich Kuhlau, Fernando Sor, Luigi Cherubini, Jan Ladislav Dussek, và Carl Maria von Weber. Giai đoạn này đôi khi được gọi là kỷ nguyên Vienna Cổ điển, bởi vì một số nhà soạn nhạc như Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn, Antonio Salieri và Ludwig van Beethoven đều có một thời gian làm việc ở Viên, hoặc như Franz Schubert sinh ra ở đó.

Chủ nghĩa cổ điển

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào giữa thế kỷ 18, châu Âu bắt đầu hướng tới một phong cách mới trong kiến trúc, văn họcnghệ thuật, thường được gọi là Cổ Điển.[2] Trong khi vẫn liên kết chặt chẽ với văn hóa và chính trị với hình thức và sự nhấn mạnh về trình tự, hệ thống phân cấp, phong cách mới.[2]

Phong cách này cũng được phát triển bởi những thay đổi trong trật tự kinh tế và cấu trúc xã hội. Vào thế kỷ 18, giới quý tộc đã trở thành những người bảo trợ chính của nhạc cụ và phát triển Opera. Điều này dẫn đến những thay đổi trong âm nhạc được thực hiện, quan trọng nhất trong số đó là sự thay đổi tiêu chuẩn các nhóm nhạc cụ.

Những thay đổi trong tình hình kinh tế cũng có tác động làm thay đổi sự cân bằng của lượng và chất lượng của các nhạc sĩ. Kết cấu đa âm không còn là trọng tâm chính của âm nhạc mà thay vào đó là một giai điệu duy nhất với phần đệm đi kèm, chú trọng nhiều hơn vào giai điệu. Việc đơn giản hóa các nhạc cụ được xem trọng, sử dụng các nhịp điệu đặc trưng cho các mục đích khác nhau và quan trọng hơn là việc thiết lập và thống nhất các giai điệu.

Đặc điểm chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc thời kì cổ điển có kết cấu nhẹ hơn và đơn giản hơn so với Âm nhạc thời kỳ Baroque [3] Tính đa dạng và tương phản ngày càng trở nên rõ rệt hơn trước cùng với sự thay đổi phổ biến thường xuyên về âm sắc, giai điệu có xu hướng ngắn hơn và nhịp điệu rõ ràng hơn.

Dàn nhạc đã tăng kích cỡ và phạm vi, đàn Harpsichord dần được thay thế bởi đàn Piano và từ đây nhạc cụ này ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng hơn.

Các thể loại được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này là sonata, Tam tấu đàn dây, Tứ tấu đàn dây, Giao hưởng, concerto, Dạ khúcDivertimento.

Các nhạc cụ chính thường được sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà soạn nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Juan Crisostomo de ArriagaLouis SpohrNiccolò PaganiniJohn FieldFernando SorJohann Nepomuk HummelLudwig van BeethovenFranz DanziLuigi CherubiniJoseph Martin KrausWolfgang Amadeus MozartAntonio SalieriDomenico CimarosaWilliam BillingsLuigi BoccheriniCarl Ditters von DittersdorfMichael HaydnJosef MyslivecekJohann SchobertJoseph HaydnFrançois-André Danican PhilidorPieter HellendaalLeopold MozartGeorg Christoph WagenseilChristoph Willibald GluckGiuseppe Bonno

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kennedy, Michael (2006), The Oxford Dictionary of Music, 985 pages, ISBN 0-19-861459-4
  2. ^ a b Kamien, Roger. Music: An Appreciation. 6th. New York, NY: McGraw Hill, 2008. Print.
  3. ^ Blume, Friedrich. Classic and Romantic Music: A Comprehensive Survey. New York: W.W. Norton. & Company, 1970. Print.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]