Thảo luận Thành viên:Nguyễn Đình Lân
Thêm đề tài
|
Tính năng: Tạo tài khoản · Hướng dẫn người mới · Viết bài mới · Quy định · Thay đổi gần đây · Chỗ thử · Câu thường hỏi · Dịch bài · Thảo luận · Liên hệ bảo quản viên
Tiêu chuẩn bài viết: Đủ độ nổi bật, văn phong trung lập và có nguồn đáng tin cậy · Không spam quảng cáo · Không vi phạm bản quyền · Cẩm nang biên soạn.
Tạo bài mới
[sửa mã nguồn]Chào mừng bạn đến với Wikipedia. Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn về nguồn thông tin, cách hành văn trung lập và độ nổi bật thì mới có bài. Điều này có nghĩa là ngoài việc viết bài với nội dung khách quan công bằng, không quảng cáo, tâng bốc và cũng không nói xấu, dèm pha đối tượng, bạn còn phải dẫn nguồn thông tin báo chí hay sách vở nói về đối tượng để khẳng định là bạn "nói có sách mách có chứng". Nếu không đưa nguồn thông tin vào bài viết, bài viết sẽ được coi là không có thông tin chứng minh và sẽ bị xóa nhanh.
Mời bạn tham khảo phân biệt giữa "tồn tại" và "nổi bật" để biết thêm về tiêu chuẩn lên Wikipedia, và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để biết về tiêu chuẩn nguồn thông tin.
Để chứng tỏ được độ nổi bật của đề tài, bạn cần cung cấp vài nguồn thông tin (sách vở hàn lâm, báo chí chính thức và có uy tín (Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Vietnamnet, CNN, AP, Reuters, Washington Post, BBC, RFA, RFI, v.v..) nói đến đề tài một cách trực tiếp (nói trực tiếp, nhắc thẳng tên) và chèn vào trong bài thành các chú thích (xem Trợ giúp:Cước chú để biết chi tiết, hoặc xem mã nguồn các bài khác để biết cách thực hiện).
Mời bạn tham khảo thêm Wikipedia:Chào mừng người mới đến, Wikipedia:Câu thường hỏi, Wikipedia:Cẩm nang biên soạn, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, Wikipedia:Sách hướng dẫn.
Bạn cũng có thể đóng góp bằng cách dịch các bài viết từ Wikipedia ngôn ngữ khác sang tiếng Việt.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~
. Để thử nghiệm cách viết bài, bạn hãy viết vào trang Trợ giúp: Chỗ thử. Cảm ơn bạn nhiều.
Còn thắc mắc? Ghé trang Facebook hoặc tham gia group Wikipedia trên Facebook để được giải đáp. Xuân (thảo luận) 10:30, ngày 8 tháng 12 năm 2019 (UTC)
Your username
[sửa mã nguồn]Chào mừng đến với Wikipedia. Tôi nhận thấy rằng tên người dùng của bạn, "Trung tâm xúc tiến Vinaka", có thể không tuân thủ chính sách tên người dùng của chúng tôi. Xin hãy lưu ý rằng, bạn không được sử dụng tên người dùng đại diện cho tên của công ty, nhóm, tổ chức, sản phẩm, dịch vụ hoặc trang web. Ví dụ, tên người dùng không được phép bao gồm "Công ty XYZ", "MyABC.com" hay "Bảo tàng Thằn lằn Thanh Hóa". Tuy nhiên, bạn được phép sử dụng tên người dùng có yếu tố nhận dạng cá nhân bạn, chẳng hạn "Anh B bảo vệ Bảo tàng Thằn lằn Thanh Hóa", "Fan Thanh Hóa FC".
Cũng xin lưu ý rằng, Wikipedia không cho phép chia sẻ tài khoản cho nhiều người và bạn không được ủng hộ hay quảng bá cho bất kỳ công ty, nhóm, tổ chức, sản phẩm, dịch vụ hay trang web nào, bất kể tên người dùng của bạn. Xin vui lòng đọc chính sách đóng góp được trả thù lao và xung đột lợi ích của chúng tôi. Nếu bạn là một cá nhân và sẵn sàng đóng góp cho Wikipedia theo cách không thiên vị, vui lòng yêu cầu Đổi tên người dùng, với tên người dùng tuân thủ chính sách của chúng tôi. Nếu bạn tin rằng tên người dùng của mình không vi phạm chính sách của chúng tôi, vui lòng để lại một ghi chú ở đây giải thích lý do. Cảm ơn bạn. Xuân (thảo luận) 10:29, ngày 8 tháng 12 năm 2019 (UTC)
- Xin chào, hiện tại Wikipedia tiếng Việt không có thành viên có quyền đổi tên đang hoạt động, việc đổi tên tại đây đang được một thành viên người nước ngoài từ meta đảm nhiệm, cho nên bạn có thể phải chờ khá lâu cho việc đổi tên. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng về vấn đề này, miễn là bạn có thiện ý, sẽ không ai bắt bẻ cả.
- Để một bài viết có thể tồn tại trên Wikipedia, nó phải thỏa mãn 3 điều kiện quan trọng nhất. Độ nổi bật, nguồn gốc và wiki hóa. Độ nổi bật là sự đánh giá chủ thể của bài viết, thường được đánh đồng với độ nổi tiếng, nhưng không phải vậy. Nguồn gốc là yếu tố có thể du di, nhưng các vấn đề gây tranh cãi, khen ngợi và chê trách là bắt buộc phải dẫn nguồn; nguồn được ưu tiên nhất là các nguồn có độ uy tín cao như sách vở hàn lâm, các tạp chí khoa học, nhưng nếu không có thì các tờ báo bình thường cũng được chấp nhận; nguồn dẫn từ chủ thể của bài viết là nguồn bị soi mói nhiều nhất, nó chỉ được sử dụng cho các thông tin cơ bản nhất, số điện thoại, địa chỉ, người lãnh đạo... Wiki hóa là định dạng bài viết theo văn phong của Wikipedia, thường mang những tính chất như xúc tích, khoa học, trung lập và dễ hiểu. Xuân (thảo luận) 11:29, ngày 8 tháng 12 năm 2019 (UTC)
- Một ý nữa, tuy không có trong quy định chính thức của Wikipedia nhưng các tổ chức mới thành lập thường không được cộng đồng tán thành là nổi bật (Wikipedia hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận). Xuân (thảo luận) 11:43, ngày 8 tháng 12 năm 2019 (UTC)