Bước tới nội dung

Thảo luận:Trận Bạch Đằng (1288)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Trận Bạch Đằng 1288)
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Khoailangvietnam trong đề tài Tính chất quan trọng của Trận BD

Tính chất quan trọng của Trận BD

[sửa mã nguồn]

Trận này không quan trọng, vì khi đó ta đã đánh bại 2 lần Thuyền lương của quân Nguyên, khiến họ hết lương thực và đánh bại cả quân chủ lực của họ nữa. Quân Nguyên đã rút về, mặc dù chúng chưa hao binh tổn tướng, vì Ô Mã Nhi vẫn không ngại quay lại đánh ta khi quân ta khiêu chiến.

Trận này đc lăng xê vì cố thổi phồng Trần Hưng Đạo mà thôi, quân Nguyên đã rút về rồi, thì việc thắng hay thua đều không quan trọng, dù có thua, quân N vẫn rút về.

Theo Ngô Thì Sĩ, Trận Vân Đồn do Trần Khánh Dư đánh bại được thuyền lương của địch mới là TRUƠNG BẢN của các trận đánh còn lại. Quân N nghe tin thuyền lương mất, đã hồn xiêu phách lạc, quyết định rút về. Khoailangvietnam (thảo luận) 02:39, ngày 10 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đôi chút tâm tư

[sửa mã nguồn]

Phải lo kiếm tiền nên không có thời gian viết cho wiki nữa, 1 trận đánh như thế này, các chiến dịch khác của nhà Trần đều được viết rất hời hợt. Hi vọng mọi người cùng cố gắng lam việc nghiêm túc. Chứ đọc bài kiểu này, thì càng thêm ngu dốt ra. Vì nó chả có logic đầu cua tai nheo gì cả.

14:44, ngày 24 tháng 6 năm 2018 (UTC)

Trận Bạch Đằng Giang

[sửa mã nguồn]

Tôi lấy phần này từ bài "Trận Bạch Đằng Giang" đã xoá, người viết có thể bổ sung thêm để bài được đầy đủ

Bước vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, do những hành động tiến công liên tục và mạnh mẽ của quân và dân ta, sau bốn tháng, quân địch nằm trong thế bị bao vây, uy hiếp bốn bề, tuyệt đường lương thảo, nên đã phải tính đến chuyện rút quân về nước theo hai đường thủy, bộ. Nắm được ý đồ giặc,Trần Quốc Tuấn quyết định sẽ đánh một trận tiêu diệt lớn đạo quân thủy trên sông Bạch Đằng. Ngày 30-3-1288, dưới quyền chỉ huy của Ô Mã Nhi, thủy quân Nguyên bắt đầu lên đường, có các đội kỵ binh đi theo yểm hộ. Nhưng thủy quân địch vừa rời khỏi Vạn Kiếp đã lập tức bị quân và dân ta chặn đánh kịch liệt, làm cho tốc độ hành quân của chúng chậm hẳn lại so với kỵ binh. Không những thế, kỵ binh cũng gặp sự chống trả quyết liệt. Thấy tốc độ hành quân quá chậm mà đoạn đường đến cửa sông Bạch Đằng còn xa, kỵ binh địch đã bỏ mặc thủy quân, quay về Vạn Kiếp để kịp rút lui cùng đại quân. Như vậy, bằng cách đánh bám sát, bền bỉ, dẻo dai, quân và dân ta đã tách kỵ binh ra khỏi thủy quân, làm chậm tốc độ hành quân của địch, buộc chúng phải tiến đến sông Bạch Đằng lọt vào trận địa mai phục sẵn vào ngày, giờ ta lựa chọn. Thiếu kỵ binh yểm hộ, Ô Mã Nhi vội hạ lệnh tăng tốc độ hành quân. Đến chiều 8-4, tiền quân địch tới ngã ba sông Đá Bạc và sông Giá. Biết rằng đã đến khu vực nguy hiểm, viên chỉ huy thủy quân lệnh cho Phàn Tiếp đem một bộ phận tiền quân tiến vào sông Giá thành cánh phải, bảo vệ đại quân. Một cuộc ác chiến đã diễn ra ở Trúc Động. Cuối cùng, quân và dân ta đã giữ vững trận địa, hất địch đi ra phía sông Đá Bạc. Tiền quân Phàn Tiếp lao lên trước. Nhưng những đội thuyền chiến của ta đã xuất hiện và kiên quyết xông thẳng vào đội hình đối phương. Toàn bộ tiền quân địch bị tiêu diệt và bị bắt sống, sự kiện đó đã tạo thế có lợi cho chủ lực ta giáng đòn quyết liệt tiếp theo. Khoảng giữa trưa ngày 9-4-1288, các đội thuyền thuộc trung quân địch bắt đầu tiến vào sông Đá Bạc. Đó cũng là lúc nước triều rút. Ô Mã Nhi ra lệnh cho các đạo trung quân lao nhanh theo nước triều, tưởng chừng sẽ thoát được vòng nguy hiểm. Nhưng đúng lúc đó, từ sông Giá, từng đội thuyền chiến lớn của Đại Việt xuất hiện. Thấy thuyền chiến đối phương tiến ra chặn đầu, Ô Mã Nhi vội ra lệnh cho nhưng bộ phận đi đầu lao lên thật nhanh để mở đường rút chạy. Nhưng tuyến cọc bịt sắt nhọn đã nhô khỏi mặt nước thành một hàng rào chặn đứng. Hết chiếc thuyền nọ đến chiếc thuyền kia nối tiếp nhau xô váo hàng cọc bị đâm vỡ nát, chìm nghỉm. Trong khi quân địch đang rối loạn, thì trên thượng lưu, hàng trăm chiếc mảng bốc lửa ngùn ngụt đang lao nhanh theo hướng rút chạy của chúng. Vô cùng hoảng sợ, Ô Mã Nhi và bọn tướng lĩnh địch vội thúc quân lên, nhưng tuyến cọc thứ hai đã xuất hiện. Trong tình huống vô cùng nguy hiểm, thủy quân địch vội bỏ thuyền lao nhanh lên bờ. Nhưng từ trong các làng trước mặt, dân binh đã bố phòng nghìn nghịt đổ ra. Trận đánh cuối cùng chỉ diễn ra chớp nhoáng. Toàn bộ 8 vạn quân địch đã bị tiêu diệt và bị bắt sống, 400 thuyền chiến bị đắm và bị chiếm. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và nhiều tướng lĩnh khác bị bắt sống.

conbo trả lời 16:35, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài viết thiều nguồn gốc, không rõ ràng, đọc không hiểu mô tê gì về trận chiến, các nguồn dùng kém uy tín. 123.22.100.36 (thảo luận) 03:39, ngày 9 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời