Thảo luận:Mangaka
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Mangaka. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Anime và Manga | (Chưa đánh giá/Không rõ quan trọng) | ||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Mangaka | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Tác giả manga
[sửa mã nguồn]Mangaka chỉ là tác giả manga, hoàn toàn có thể dịch được mà. Ta có nên đổi bài thành "Tác giả manga" không nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 23:33, ngày 5 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- đã đổi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:22, ngày 21 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Không hợp lý, ví dụ như manga hoàn toàn có thể dịch là Truyện tranh chẳng hạn. Đây là những thuật ngữ chuyên biệt được biết đến rất nhiều trong lĩnh vực này, tương tự như Seiyū, có thể tham khảo thêm thảo luận của Wikipedia tiếng Anh vì sao họ không đạt được đồng thuận dùng từ "manga creator" tại en:Talk:Mangaka#Requested move. --minhhuy (thảo luận) 06:29, ngày 21 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Tôi đồng ý nên dùng tên "mangaka", có báo dùng rồi (ví dụ http://gamek.vn/mangaka.htm) Future ahead (thảo luận) 09:35, ngày 24 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Lập trường của tôi với vụ đổi tên này là "phân vân" sau khi xem qua các nguồn liệu khác nhau, vì dường như "tác giả manga" cũng đang được dùng khá rộng rãi vào thời điểm này trong tiếng Việt. Người ta đã không còn đề cập đến họ như tác giả truyện tranh chung chung nữa --minhhuy (thảo luận) 09:42, ngày 24 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Tôi nghĩ họ là họa sĩ manga thì hợp hơn vì họ đa phần liên quan đến vẽ, và rất ít người vừa vẽ vừa nghĩ cốt truyện. Nhưng tên cũ (mangaka) thì tùy, vì căn bản báo cũng dùng nhiều.Nacdanh (thảo luận) 23:40, ngày 24 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Nếu như tất cả managaka đều là người vẽ, thì "họa sĩ manga" là tên thích hợp. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:35, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Trái lại, có rất nhiều mangaka vừa là người sáng tác vừa là người vẽ, Adachi Mitsuru hay Takahashi Rumiko chỉ là hai trong số các cá nhân mangaka như vậy. Khi một mangaka không phải là người vẽ mà chỉ sáng tác cốt truyện, anh/chị ta là manga gensakusha. Trừ phi bài viết đó được tạo như một kiểu tách riêng nội dung, bài này nên giữ tên mangaka hoặc tác giả manga tùy vào thảo luận, vì nó đang bao gồm cả "mangaka" (người vẽ manga), "mangaka" (người vừa viết vừa vẽ manga) và "manga gensakusha" (người viết manga). --minhhuy (thảo luận) 03:48, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Nếu như tất cả managaka đều là người vẽ, thì "họa sĩ manga" là tên thích hợp. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:35, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Tôi đồng ý nên dùng tên "mangaka", có báo dùng rồi (ví dụ http://gamek.vn/mangaka.htm) Future ahead (thảo luận) 09:35, ngày 24 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Không hợp lý, ví dụ như manga hoàn toàn có thể dịch là Truyện tranh chẳng hạn. Đây là những thuật ngữ chuyên biệt được biết đến rất nhiều trong lĩnh vực này, tương tự như Seiyū, có thể tham khảo thêm thảo luận của Wikipedia tiếng Anh vì sao họ không đạt được đồng thuận dùng từ "manga creator" tại en:Talk:Mangaka#Requested move. --minhhuy (thảo luận) 06:29, ngày 21 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Nếu người chỉ viết manga cũng là mangaka, tức không phải tất cả mangaka là người vẽ manga, thì "tác giả manga" là tên hợp lý hơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:06, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)
- Bạn nói gần đúng, nhưng để cho rõ hơn, người chỉ viết manga là "manga gensakusha" chứ không phải mangaka, nhưng số người chỉ viết này rất ít, và thường đó là nghề phụ chứ nghề chính của anh/chị ta có thể là tiểu thuyết gia hoặc nhà biên kịch game, như Maeda Jun đối với manga Hibiki no Mahō, chứ ít ai chỉ làm duy nhất một công việc là "manga gensakusha". Ngoại lệ lớn có thể kể đến Ohba Tsugumi, ông này là một manga gensakusha nổi tiếng đến mức người ta xem ông như mangaka luôn chứ không chỉ là manga gensakusha nữa. Trong ngành công nghiệp manga, phổ biến nhất là một người vừa viết vừa vẽ manga ("mangaka") và những người chỉ vẽ manga (cũng là "mangaka"), và điều này có thể khác nhau tùy vào công việc của họ trong một tác phẩm. Mangaka là một từ phức tạp chứ không dễ dịch bởi vì các tính chất như vậy, nhưng sách báo tiếng Việt dùng từ "tác giả manga" nhiều quá rồi nên tôi cũng không phản đối. --minhhuy (thảo luận) 04:18, ngày 25 tháng 10 năm 2018 (UTC)
Thành viên:Thusinhviet: "Mangaka" cũng chẳng khác gì Aikidōka cả. Bạn Thusinhviet muốn đổi bài này thế thì cần làm sao để đổi được bài kia mới thống nhất (như kiểu "môn sinh Aikido"). Còn không đổi được thì mời cho bài về lại tên cũ. 115.76.253.90 (thảo luận) 02:40, ngày 15 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Đổi lại tên thành "Mangaka"
[sửa mã nguồn]Trong lần thảo luận trước, Thusinhviet đã đổi tên bài nhưng không được đồng thuận và vẫn có những thành viên phản đối. Lúc bây giờ do bận tranh cãi ở bài shoujo manga nên tôi không thể đưa ra các lý lẽ xác đáng, tuy nhiên bây giờ suy nghĩ lại tôi nhận định tên bài cần là "Mangaka", bởi lẽ từ "ka" ở đây vốn dĩ là để gọi một "nghệ nhân" hay một "bậc thầy" hay một người chuyên làm một công việc cụ thể, có sắc thái khác nhau và cũng không hoàn toàn tương đồng về nghĩa với từ "tác giả". Wikipedia tiếng Việt đã có Aikidōka, và hầu như tất cả phiên bản ngôn ngữ khác đều dùng "mangaka" cũng là có lý do của nó chứ không đặt tùy hứng. Tôi đề xuất đổi lại tên bài thành "Mangaka" do tên mới bị phản đối và vụ đổi tên cũ chưa hề có một sự đồng thuận nào. --minhhuy (thảo luận) 15:06, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy Theo tôi có thể đặt là họa sĩ manga được không, giống kiểu animator thì dịch là họa sĩ diễn hoạt ấy? Jimmy Blues ♪ 15:09, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Mintu Martin: "Họa sĩ" là một "nghề" trong mangaka, trong khi mangaka bao gồm người viết kịch bản cho manga gọi là "manga gensaku-sha". Và như tôi đã nêu, bản thân từ "ka" là một từ đa sắc thái, trong đó nhấn mạnh tính "lành nghề", có thể xem là một "nghệ nhân". Cả "họa sĩ" hay "tác giả" đều không thể hiện sắc thái tương xứng của thuật ngữ này. --minhhuy (thảo luận) 15:12, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy Nếu như bạn nói thì ta có thể đặt là "nghệ nhân manga" được không? Jimmy Blues ♪ 15:13, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Mintu Martin: Thế thì đó lại là một từ "quá lạ", chưa từng có trong tiếng Việt, và Wikipedia không "chế" ra từ mới
:^)
. Chưa kể "nghệ nhân" cũng không phải là cách dịch chính xác của "家", bạn phải dịch là "nhà manga học" mất thôi, và nó lại càng "lạ" nữa:^)
--minhhuy (thảo luận) 15:16, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Mintu Martin: Thế thì đó lại là một từ "quá lạ", chưa từng có trong tiếng Việt, và Wikipedia không "chế" ra từ mới
- Trần Nguyễn Minh Huy Theo tôi chúng ta nên ưu tiên bàn luận về khả năng dùng các tên Việt hóa cho cụm từ này, trừ phi trường hợp hãn hữu quá thì mấy phải giữ nguyên thuật ngữ. Vì nếu để "mangaka", đôi khi một số độc giả cũng sẽ mơ hồ về định nghĩa cụm từ này, nhất là vói những người không có kiến thức gì về anime/manga. Jimmy Blues ♪ 15:21, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Mintu Martin: Có rất nhiều từ ngữ trong bách khoa toàn thư này không phải luôn luôn "quen thuộc" với mọi đối tượng độc giả. Một người đã biết về manga hẳn nhiên sẽ biết đến "mangaka" và ngược lại, bạn không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Từ "mangaka" trong 10 năm qua đã dần phổ biến với cộng đồng đọc manga tiếng Việt, hơn nữa lại không có một từ nào có sắc thái và ngữ nghĩa tương đương để miêu tả, thì ta nên chọn từ gốc. Tôi không muốn đem các ngôn ngữ khác ra so sánh, nhưng bạn cũng thấy một thực tế là tất cả ngôn ngữ latinh đều dùng từ "mangaka", bên cạnh việc nó là một thuật ngữ quá phổ biến, còn vì không thể dịch nó ra một cách đơn giản. Lập luận như trên của bạn lại gợi nhắc tôi về cuộc tranh cãi nảy lửa với Thusinhviet liên quan đến cách đặt tên cho shoujo manga, mà cuối cùng "shoujo manga" vẫn là tên được chọn. Wikipedia không chế ra cái mới, tôi luôn hướng theo tinh thần này, nên trừ phi đã có người dùng nó rồi (như đã có ai đó dùng từ "nghệ nhân manga" để gọi "mangaka" trong tiếng Việt rồi), còn không thì tôi không ủng hộ cho bất kỳ "khả năng" tự nghĩ ra nào. --minhhuy (thảo luận) 15:28, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- P/s: bạn cũng nên nhìn lại trường hợp của Seiyū, chúng ta đã có tiền lệ giữ tên gốc cho các thuật ngữ có tính chuyên biệt như vậy từ lâu rồi. --minhhuy (thảo luận) 15:54, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Mintu Martin: Có rất nhiều từ ngữ trong bách khoa toàn thư này không phải luôn luôn "quen thuộc" với mọi đối tượng độc giả. Một người đã biết về manga hẳn nhiên sẽ biết đến "mangaka" và ngược lại, bạn không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Từ "mangaka" trong 10 năm qua đã dần phổ biến với cộng đồng đọc manga tiếng Việt, hơn nữa lại không có một từ nào có sắc thái và ngữ nghĩa tương đương để miêu tả, thì ta nên chọn từ gốc. Tôi không muốn đem các ngôn ngữ khác ra so sánh, nhưng bạn cũng thấy một thực tế là tất cả ngôn ngữ latinh đều dùng từ "mangaka", bên cạnh việc nó là một thuật ngữ quá phổ biến, còn vì không thể dịch nó ra một cách đơn giản. Lập luận như trên của bạn lại gợi nhắc tôi về cuộc tranh cãi nảy lửa với Thusinhviet liên quan đến cách đặt tên cho shoujo manga, mà cuối cùng "shoujo manga" vẫn là tên được chọn. Wikipedia không chế ra cái mới, tôi luôn hướng theo tinh thần này, nên trừ phi đã có người dùng nó rồi (như đã có ai đó dùng từ "nghệ nhân manga" để gọi "mangaka" trong tiếng Việt rồi), còn không thì tôi không ủng hộ cho bất kỳ "khả năng" tự nghĩ ra nào. --minhhuy (thảo luận) 15:28, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Vậy tôi cũng không còn lời gì phản đối nữa. Mọi chuyện cứ tiến hành theo ý bạn đi! Jimmy Blues ♪ 16:55, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy Nếu như bạn nói thì ta có thể đặt là "nghệ nhân manga" được không? Jimmy Blues ♪ 15:13, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Mintu Martin: "Họa sĩ" là một "nghề" trong mangaka, trong khi mangaka bao gồm người viết kịch bản cho manga gọi là "manga gensaku-sha". Và như tôi đã nêu, bản thân từ "ka" là một từ đa sắc thái, trong đó nhấn mạnh tính "lành nghề", có thể xem là một "nghệ nhân". Cả "họa sĩ" hay "tác giả" đều không thể hiện sắc thái tương xứng của thuật ngữ này. --minhhuy (thảo luận) 15:12, ngày 23 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Đã hoàn lại tên gốc sau một thời gian chờ. --minhhuy (thảo luận) 16:53, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)