Thảo luận:Phim mì ăn liền
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Phim mì ăn liền. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Điện ảnh Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Phim mì ăn liền | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Thiếu tên đề mục
[sửa mã nguồn]Tôi không hiểu vì sao một từ "MỲ" sai chính tả tiếng Việt trầm trọng như vậy lại có thể tồn tại ở trang này??? Nếu nó đúng thì đề nghị đổi tên bài Mì ăn liền thành Mỳ ăn liền, còn nếu nó sai xin vui lòng đổi tên lạiAlleinStein (thảo luận) 18:07, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Việc sử dụng y dài, i ngắn là tùy theo từng người chứ không phải là sai chính tả. Wikipedia tôn trọng chính tả của người đóng góp đáng kể đầu tiên và không sửa nếu không sai. NHD (thảo luận) 18:33, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Y hay i là do nhận định về ngôn ngữ và thói quen sử dụng của mỗi người. Không được coi là sai chính tả, trừ phi nó là những tên gọi, danh từ, họ người... TBD (thảo luận) 19:10, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Vậy tôi có thể gọi thanh thúy là thanh thúi không? Đã tự nhận là bách khoa toàn thư thì phải mang tính học thuật trong đó, những cái quen sử dụng không có nghĩa là nó có tính hàn lâm AlleinStein (thảo luận) 19:13, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi đơn cử đơn giản nếu tôi là một người không hề biết đến mì ăn liền, tôi đọc bài này chỉ hiểu được chữ Phim còn chữ mỳ ăn liền tôi lại tra ngược wikipedia và thấy chữ Mì ăn liền, vậy thì chữ nào mới là đúng? AlleinStein (thảo luận) 19:16, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Y hay I sử dụng thoảy máy, đâi là lần đầu tôy nghe đến kháy nyệm này AlleinStein (thảo luận) 19:21, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Cũng nên để ý tới độ phổ biến của nó chứ nhỉ. Còn Thúy nói thành Thúi rõ ràng là sai vì nó thành một nghĩa quá khác rồi. Thúy cũng là một tên người vì vậy ko đổi được . Pác DHN và Bạch Đằng nói cũng đúng, tuy nhiên cũng còn tùy vào danh từ. Như Mỹ, Mĩ, Hoa Kỳ, Hoa Kì đều đc, nhưng Lý Thái Tổ, Lí Thái Tổ, Trần Thị Lý, Trần Thị Lí thì lại kg đc. Tmp (thảo luận) 23:53, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- SGK Ngữ văn 7 thì viết Lí Thường Kiệt (trong bài Nam quốc sơn hà), trong khi đó SGK Lịch sử 7 lại viết Lý Thường Kiệt. Vậy cái nào là đúng, cái nào là sai, hay cả hai đều được chấp nhận? Ngay cả SGK còn không thống nhất nữa là wikipedia. Tranminh360 (thảo luận) 14:30, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Tôi không bàn chuyện chính tả đúng sai nữa, tôi chỉ muốn hỏi giữa Phim mỳ ăn liền và Mì ăn liền thì cái nào mới chính xác và phổ biến? Nếu chỉ 1 trong 2 là đúng thì phải đổi 1 trong 2 chứ không thể để cùng lúc như thế được. AlleinStein (thảo luận) 14:14, ngày 23 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Cũng nên để ý tới độ phổ biến của nó chứ nhỉ. Còn Thúy nói thành Thúi rõ ràng là sai vì nó thành một nghĩa quá khác rồi. Thúy cũng là một tên người vì vậy ko đổi được . Pác DHN và Bạch Đằng nói cũng đúng, tuy nhiên cũng còn tùy vào danh từ. Như Mỹ, Mĩ, Hoa Kỳ, Hoa Kì đều đc, nhưng Lý Thái Tổ, Lí Thái Tổ, Trần Thị Lý, Trần Thị Lí thì lại kg đc. Tmp (thảo luận) 23:53, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Y hay I sử dụng thoảy máy, đâi là lần đầu tôy nghe đến kháy nyệm này AlleinStein (thảo luận) 19:21, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi đơn cử đơn giản nếu tôi là một người không hề biết đến mì ăn liền, tôi đọc bài này chỉ hiểu được chữ Phim còn chữ mỳ ăn liền tôi lại tra ngược wikipedia và thấy chữ Mì ăn liền, vậy thì chữ nào mới là đúng? AlleinStein (thảo luận) 19:16, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Vậy tôi có thể gọi thanh thúy là thanh thúi không? Đã tự nhận là bách khoa toàn thư thì phải mang tính học thuật trong đó, những cái quen sử dụng không có nghĩa là nó có tính hàn lâm AlleinStein (thảo luận) 19:13, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Y hay i là do nhận định về ngôn ngữ và thói quen sử dụng của mỗi người. Không được coi là sai chính tả, trừ phi nó là những tên gọi, danh từ, họ người... TBD (thảo luận) 19:10, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Cả hai đều đúng hoặc ít nhất là chấp nhận được. Có thể dùng trang đổi hướng để giải quyết chuyện này. Người dùng đủ thông minh để suy ra rằng mỳ và mì đều có thể dùng qua lại lẫn nhau. Đôi khi không nên khắt khe quá. 123.21.191.151 (thảo luận) 15:15, ngày 1 tháng 3 năm 2011 (UTC)
Tên sai chính tả
[sửa mã nguồn]Lại một lần nữa tôi đề nghị đổi tên bài này. Không dài dòng lôi thôi nữa, tôi vác tự điển ra dẫn chứng cho khỏi cãi: Trong các tự điển đều không có từ MỲ:
- Từ điển Việt Nam - Thanh Nghị - NXB Thời Thế: Trang 841-842 chỉ có từ MỸ và các danh từ ghép của nó, cuối cùng là từ "mỹ ý" sau đó sang vần N.
- Từ điển tiếng Việt 2003 - Viện ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng: trang 654 chữ có duy nhất 1 từ "mỹ"...xem mĩ, mĩ cảm, mĩ dục, và hoàn toàn không có chữ "mỳ". Trang 630: Mì ăn liền: d.Mì sợi đã được chế biến cho vào nước sôi ăn ngay không cần nấu. Loại phim mì ăn liền (kng, làm cố cho nhanh nên chất lượng kém).
Và hoàn toàn không có chú thích thêm là có thể gọi là "mỳ" được. Vậy 1 từ mà trong cả 2 từ điển đều không có mà các bạn vẫn còn cố cãi là có thể chấp nhận và không sai chính tả ở chỗ nào? majjhimā paṭipadā Diskussion 17:38, ngày 13 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Nếu tôi nhớ không lầm, tất cả các tử điển và sách giáo khoa tiếng Việt đã thống nhất sử dụng "i" thay cho "y" khi dùng làm đơn âm: vì thế trong các từ điển đó không có "Mỹ", "Hoa Kỳ", hay "quy luật". Nếu ta máy móc theo các từ điển này thì phải đổi thành "Mĩ", "Hoa Kì", v.v. sao? NHD (thảo luận) 18:10, ngày 13 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Theo quy tắc của Đào Duy Anh thì các từ Hán Việt có chữ h, k, l, m, t, và qu thì chữ i mới biến thành y. Từ mì hay mỳ không phải hán việt, vì trong Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh không có từ này, vì vậy nó phải mang chữ i ở cuối. Còn nếu bạn nói trong SGK i hay y sao cũng được thì càng buồn cười. Hoa Kỳ, Mỹ và quy luật là vì nó đều là gốc Hán Việt nên theo quy tắc trên thì nó phải là "y". Nhưng hiện nay viện ngôn ngữ học có xu hướng đưa hết về "i", nhưng vẫn còn nhọc nhằn ở những từ hán việt này. Hướng xu thế là đưa y về i chứ ko phải là đưa i về y, bạn nên phân biệt. Cho nên mì là 1 từ đúng thì không có lí do gì phải đẩy ra thành 1 từ sai là mỳ, còn "Hoa Kỳ", "quy luật", "kỹ thuật" thì lại có xu hướng đưa về qui và kì, tuy nhiên việc này vẫn chưa được chấp nhận. majjhimā paṭipadā Diskussion 18:34, ngày 13 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Việc sử dụng y hay i đã được thảo luận thao thao bất tuyệt ở wikipedia tiếng Việt từ nhiều năm nay, rốt cuộc không đi đến đâu cả. Trước đây có thành viên Bongdentoiac là người tích cực nhất trong việc đổi tên bài từ y sang i, thậm chí trong nội dung bài viết cũng đổi y thành i, nhưng rốt cuộc cũng không đâu vào đâu. Tôi còn nhớ hồi đó Bongdentoiac có viện dẫn quy định của Bộ Giáo dục phải viết thế này, thế nọ mới đúng, và anh DHN đã trả lời rằng: Chính sách về i-y là tôn trọng cách sử dụng của người đầu tiên có đóng góp đáng kể cho bài. Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. Các quyết định của chính phủ Việt Nam có thể có giá trị tham khảo nhưng không nhất thiết phải bắt buộc theo. Việc "chuẩn hóa tiếng Việt" không phải là một trong những mục đích của Wikipedia. Cũng như vậy, quy tắc cũng Đào Duy Anh hay Viện Ngôn ngữ học đi chăng nữa cũng chỉ có giá trị tham khảo, không bắt buộc phải tuân theo, và cần tôn trọng cách viết của thành viên có đóng góp nhiều nhất cho bài. Vì vậy thảo luận về y và i nên được kết thúc tại đây, vì trước đó đã có nhiều thảo luận tương tự, đã có nhiều thành viên đề xuất phải viết thế này thế nọ mới đúng, nhưng rốt cục chẳng đi đến đâu. Nếu bạn AlleinStein muốn khơi lại vấn đề thì cũng thế thôi, ngay cả các nhà ngôn ngữ học cũng chưa thống nhất về vấn đề này. Tranminh360 (thảo luận) 13:10, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Nó là thế này bạn ạ, bạn ko cần biết nó là y hay i. Tuy nhiên, nếu đúng là y thì là i có thể chấp nhận, ví dụ kỹ hay kĩ thuật đều đc, nhưng nếu nó là i mà đẩy nó lên thành y thì lại là vấn đề khác, bạn có hiểu không? Ví dụ mì ăn liền chứ không thể là mỳ ăn liền được. Nếu là Hoa Kì hay Hoa Kỳ tôi sẽ không nói, nhưng mỳ ăn liền thì tôi sẽ phải nói. Đi ỉa chứ ko thể là đy ỉa được. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:50, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Còn vấn đề đã lôi đến tự điển mà vẫn nói là chỉ để tham khảo thôi thì bạn có thấy là nó cùn mà mài cỡ nào cũng cùn hay không? Tôi đồng ý wiki chỉ có thể ở mức độ cùi bắp là bách khoa chứ không học thuật, tuy nhiên có nhiều cái mà cả bách khoa cũng không đạt, ví dụ như từ mỳ ăn liền này. Vậy mà tôi vẫn không hiểu vì sao vẫn cố chống là có thể chấp nhận được. Được là được thế nào? "Phát ngôn viên" với "người phát ngôn" cả 2 đều đúng 100% tại sao lại đổi tên 1 cái rẹt, còn mỳ với mì sai cả chục dặm lại khó khăn vậy? Không lẽ là đã lỡ chấp nhận thì phải chấp nhận? Không thấy nó vô lý à? majjhimā paṭipadā Diskussion 16:58, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Việc chuẩn hóa tiếng Việt không phải là một trong những mục đích của Wikipedia: điều này không bao hàm là viết sai chánh tả vẫn được dùng. Hơn nữa, nếu wikipedia dám công nhận là Wikipedia sai chính tả thoải mái, tôi sẽ là người đầu tiên bỏ cái trang vớ vẫn này. Cho nên đừng có lôi cái lý do mà ai ai cũng ngửi không vô ra đây làm gì. Sai thì chấp nhận sai mà sửa lại, không lẽ điều đó là quá khó? majjhimā paṭipadā Diskussion 17:10, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Cái lý do của tôi bạn không ngửi được, nhưng chưa chắc đã không ai ngửi được. Viết "mỳ" không phải là sai chính tả. Việc bạn dẫn từ điển và nói nó không có trong từ điển nên nó sai chính tả là hết sức buồn cười. Một từ không có trong từ điển không có nghĩa là nó sai chính tả, vì dung lượng từ điển là có hạn, trong khi số lượng từ vựng của 1 ngôn ngữ là không ngừng tăng lên, các từ mới, khái niệm mới xuất hiện ngày càng nhiều, cho nên từ điển không thể phản ánh hết được (nhất là từ điển giấy). Suy nghĩ của bạn có vẻ giống các phần mềm kiểm tra chính tả khi soạn thảo văn bản, dùng sẵn một bộ từ điển rồi đối chiếu xem từ nào không có trong đó thì gạch đỏ và báo là nó sai chính tả? Giả sử như bạn gặp một từ ngữ lạ mới xuất hiện, không hiểu nghĩa là gì nên đem tra từ điển rồi không tìm thấy nên bảo từ đó sai chính tả nên không cần biết nó nghĩa là gì? Thật buồn cười. Ví dụ cho bạn thấy, không có từ điển nào viết chữ "thy" cả, không có ai viết là "thy cử" bao giờ, nhưng vẫn có ca sĩ Bảo Thy, Thành viên:Lê Thy đấy thôi. Người ta tự viết tên mình như vậy, đâu có gì là sai chính tả. Thêm nữa, ông Nguyễn Ngu Í tự viết tên mình là Nguiễn Ngu Í, vì ông cho rằng viết như vậy mới đúng, trong khi từ điển làm gì có chữ Nguiễn, và cũng có ai viết "í kiến" bao giờ ? Đã có mỹ, thì my, mỳ, mý, mỵ... đều có thể chấp nhận được, không có sai chính tả. Tranminh360 (thảo luận) 13:36, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Việc chuẩn hóa tiếng Việt không phải là một trong những mục đích của Wikipedia: điều này không bao hàm là viết sai chánh tả vẫn được dùng. Hơn nữa, nếu wikipedia dám công nhận là Wikipedia sai chính tả thoải mái, tôi sẽ là người đầu tiên bỏ cái trang vớ vẫn này. Cho nên đừng có lôi cái lý do mà ai ai cũng ngửi không vô ra đây làm gì. Sai thì chấp nhận sai mà sửa lại, không lẽ điều đó là quá khó? majjhimā paṭipadā Diskussion 17:10, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Còn vấn đề đã lôi đến tự điển mà vẫn nói là chỉ để tham khảo thôi thì bạn có thấy là nó cùn mà mài cỡ nào cũng cùn hay không? Tôi đồng ý wiki chỉ có thể ở mức độ cùi bắp là bách khoa chứ không học thuật, tuy nhiên có nhiều cái mà cả bách khoa cũng không đạt, ví dụ như từ mỳ ăn liền này. Vậy mà tôi vẫn không hiểu vì sao vẫn cố chống là có thể chấp nhận được. Được là được thế nào? "Phát ngôn viên" với "người phát ngôn" cả 2 đều đúng 100% tại sao lại đổi tên 1 cái rẹt, còn mỳ với mì sai cả chục dặm lại khó khăn vậy? Không lẽ là đã lỡ chấp nhận thì phải chấp nhận? Không thấy nó vô lý à? majjhimā paṭipadā Diskussion 16:58, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Nó là thế này bạn ạ, bạn ko cần biết nó là y hay i. Tuy nhiên, nếu đúng là y thì là i có thể chấp nhận, ví dụ kỹ hay kĩ thuật đều đc, nhưng nếu nó là i mà đẩy nó lên thành y thì lại là vấn đề khác, bạn có hiểu không? Ví dụ mì ăn liền chứ không thể là mỳ ăn liền được. Nếu là Hoa Kì hay Hoa Kỳ tôi sẽ không nói, nhưng mỳ ăn liền thì tôi sẽ phải nói. Đi ỉa chứ ko thể là đy ỉa được. majjhimā paṭipadā Diskussion 16:50, ngày 15 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- "Đã có mỹ, thì my, mỳ, mý, mỵ... đều có thể chấp nhận được, không có sai chính tả." --> Ôi, lên đây mới thấy tiếng Việt tôi còn kém cỏi quá. Xin cho hỏi con khỷ có thể chấp nhận được không? ~ Violet (talk) ~ 14:04, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Dĩ nhiên con khỷ không được chấp nhận vì không có ai viết khy, khý, khỳ, khỵ... cả. Nhưng người ta viết mỹ, my thì sao mỳ lại không chấp nhận được? Tranminh360 (thảo luận) 14:13, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Công thức này mới à nghen, đáng được viên ngôn ngữ học nghiên cứu hihi. Ví dụ thế này: Ti là nhỏ như trong li ti, ti hí. Ty là phòng ban như ty bưu điện, ty giáo dục. Tỷ là chị gái như trong tỷ muội hay là 1 triệu lần 1000 hay là ngọc tỷ truyền quốc. Tỉ như trong tỉ dụ = ví dụ. Tì là dựa vào, chạm vào như tì vết. Tỳ như trong nô tỳ, thị tỳ. Tị như trong tị nạn. Tỵ như trong mẹo thìn tỵ ngọ mùi. Tý như trong tý sửu dần. Tí như trong tí teo, tí hon. Nếu áp dụng công thức do bạn sáng chế ở trên thì hóa ra mấy từ này nó nhảy disco với nhau hết :D majjhimā paṭipadā Diskussion 14:31, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Dĩ nhiên con khỷ không được chấp nhận vì không có ai viết khy, khý, khỳ, khỵ... cả. Nhưng người ta viết mỹ, my thì sao mỳ lại không chấp nhận được? Tranminh360 (thảo luận) 14:13, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
@Tranminh: Mọi người nên phân biệt giữa tên gọi riêng với danh từ chung. Tôi có quyền đặt cho mình cái tên nửa Việt nửa Nga và nếu wiki có nhã ý đăng tôi lên (mặc dù cơ hội lên wiki của tôi là 1 phần 1 triệu) thì cũng phải viết tiêu đề cho bài bằng cái tên nửa VN nửa Nga đó (dù nó sai chính tả be bét). Nhưng danh từ chung là chuyện khác. Nó cần phải được viết đúng chính tả. Tôi cũng chưa bao giờ thấy cái luật "vì có mỹ nên cũng phải có mỳ" cả. Ngôn ngữ không phải là toán học, nếu ngôn ngữ là toán học thì làm gì có động từ bất quy tắc ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:07, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
T.B.: ngày xưa cũng có thấy vài tài liệu gọi là "bánh mỳ", "mỳ ăn liền",... nhưng giờ ít thấy. Nhưng mà nói chung là cần phải có luật để người viết wiki theo đó mà bám theo. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:07, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Cảm ơn, vậy thì "bánh mỳ" và "mỳ ăn liền" cũng được sử dụng chứ không phải là không. Tôi không phải là chuyên viên ngôn ngữ học và cũng không sáng tác ra cái quy luật đó. Nhiều người khác không phải chuyên gia ngôn ngữ nhưng còn sáng tác dữ hơn nữa kia :) Mới rồi Cục Công nghệ thông tin (Bộ GĐ-ĐT) còn đề nghị thêm F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt và bị phản đối ầm ầm. Nếu đề nghị đó thành hiện thực thì chính tả tiếng Việt còn loạn cào cào hơn thế này nhiều, đâu chỉ có vấn đề y với i. Ông Quách Tuấn Ngọc mới xứng đáng là sáng tác chứ nhỉ?Tranminh360 (thảo luận) 15:18, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Và theo như ông Quách Tuấn Ngọc ở trên thì việc viết y và i vẫn chưa thống nhất và cần phải nghe ý kiến của các nhà ngôn ngữ, vậy thì có gì chắc chắn là đúng hay sai đâu. Chừng nào có Luật ngôn ngữ, văn tự thì mới chắc chắn được. Ở trên bộ người ta còn đang cãi nhau cơ mà. Tranminh360 (thảo luận) 15:31, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Quy định về tên bài nói rõ "theo thường lệ được đặt theo tên tiếng Việt phổ biến". Mỳ rõ ràng cũng được sử dụng nhưng độ phổ biến trong sách báo và trên bao bì nhãn mác sản phẩm kém hơn nhiều. ~ Violet (talk) ~ 15:28, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Nếu không ai là nhà ngôn ngữ học, tôi và bạn đều không phải, thì tại sao không sử dụng 1 nguồn uy tín như tự điển đã được phát hành làm chuẩn chung? Sao cứ phải rắc rối cho nó thêm phần lâm ly bi đát thế :D Mà nhìn nó cứ loạn cào cào lên chứ chả đẹp mắt chi hết. Mình nghĩ mọi thảo luận chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng wiki cho tốt cho đẹp hơn (để đưa về cho khớp với bài mì ăn liền, mì quảng, bánh mì, mì....giống như chúng ta đã từng đưa rất nhiều bài về 1 quy chuẩn chung, như bài Người phát ngôn bộ ngoại giao hay những cố gắng Việt hóa tên các hóa chất theo 1 chuẩn thống nhất gần đây), chứ không phải cố chứng minh quan điểm cá nhân. Nếu mọi thảo luận đều đặt mục đích là vì wiki, thì chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:32, ngày 16 tháng 10 năm 2011 (UTC)