Thảo luận:Phạm Như Thuần
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Prof MK trong đề tài Tiêu chuẩn
Dự án Bóng đá | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Tiêu chuẩn
[sửa mã nguồn]Tôi cho rằng nhân vật chưa đủ nổi bật để đưa vào Wikipedia. Việt Hà (thảo luận) 02:57, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Theo tôi thì đã đủ tiêu chuẩn, đây là một cầu thủ đã khoác áo đội tuyển quốc gia thi đấu một số giải (đủ tiêu chuẩn tham dự Premier League :D), tuy nhiên chất lượng bài hiện tại là quá tệ. conbo trả lời 03:05, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Vận động viên đủ tiêu chuẩn. "Những người đã dự thi trong khuôn khổ một hiệp hội chuyên nghiệp". Như Thuần đã thi đấu tại V-League tức Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam nghiễm nhiên đủ tiêu chuẩn. Dung005 (thảo luận) 11:51, ngày 24 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Theo đúng tiêu chuẩn chúng ta đang có thì sự đủ tiêu chuẩn của người này không là "nghiễm nhiên". Mekong Bluesman (thảo luận) 15:35, ngày 24 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Vận động viên đủ tiêu chuẩn. "Những người đã dự thi trong khuôn khổ một hiệp hội chuyên nghiệp". Như Thuần đã thi đấu tại V-League tức Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam nghiễm nhiên đủ tiêu chuẩn. Dung005 (thảo luận) 11:51, ngày 24 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Nếu nói vậy thì tại Wikipedia tiếng Việt chúng ta chẳng có cái gì là tiêu chuẩn cả vì ngoài Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào, Tiêu chuẩn biểu quyết và thảo luận lặt vặt khác nữa thì tất cả các thứ trên ta đều đi copy từ nơi khác về, và tự coi nó là ok, không rõ xem nó có phù hợp với chúng ta hay không, mà không hề qua sự đồng thuận của cộng đồng chúng ta. Dung005 (thảo luận) 15:41, ngày 24 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Đó là cái khó khi làm việc tại một phiên bản không nhỏ mà cũng không to (to thì đã có thời giờ để thảo luận các quy luật và các tiêu chuẩn cần thiết, nhỏ thì đạt đồng thuận dễ). Cái hiện nay chúng ta đang trải qua là vì không/chưa có quy luật/tiêu chuẩn cho tất cả trường hợp và vì mọi người thích tranh cãi hơn là thảo luận để đi đến đồng thuận. Xem trang biểu quyết xóa trong 2, 3 tuần vừa qua thì đa số là kiểu "tôi thích", "tôi nghĩ", "tôi cho" là đủ tiêu chuẩn nhưng trong các tiêu chuẩn và tiền lệ chúng ta đang có thì không được viết như vậy.
- Trong trường hợp của cầu thủ này thì nếu chúng ta xem "thành viên của đội quốc gia" là tương đương với "có thành tích cấp quốc gia" thì người này đủ tiêu chuẩn, nhưng nếu chúng ta xem cái thành tích cấp quốc gia đó là của đội không phải là của một cá nhân thì người này chỉ có thể có bài vì một lý do khác. Đó là tại sao chúng ta cần thảo luận, và thảo luận theo logics dùng các quy luật đang có thay vì cảm tính như "tôi nghĩ", "tôi cho là"...
- Mekong Bluesman (thảo luận) 21:14, ngày 24 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Tiêu chuẩn hiện tại của chúng ta như sau:
Vận động viên
[sửa mã nguồn]- Những người đã dự thi trong khuôn khổ một hiệp hội chuyên nghiệp, hoặc một cuộc thi có tầm vóc tương đương tại một môn thể thao không đấu theo hiệp hội chẳng hạn như bơi lội, đánh gôn, hoặc quần vợt.
- Những người đã thi đấu tại mức cao nhất của các môn thể thao nghiệp dư.[1]
- Câu "Những người đã dự thi trong khuôn khổ một hiệp hội chuyên nghiệp" được dịch từ "People who have competed at the fully professional level of a sport". Đối với các môn thể thao có hệ thống thi đấu chuyên nghiệp, những người thi đấu ở các giải đấu được coi là chuyên nghiệp thì đủ tiêu chuẩn về độ nổi bật ở người. Ví dụ bộ môn bóng đá, ở các quốc gia đã có quy chế bóng đá chuyên nghiệp, chỉ những câu lạc bộ ở một, hai hoặc rất hy hữu là ba hạng cao nhất (chỉ riêng ở Anh là bốn hạng, gồm 72 CLB được quản lý bởi en:The Football League chứ không phải Liên đoàn bóng đá Anh) được coi là các câu lạc bộ chuyên nghiệp, họ được quyền ký với các cầu thủ hợp đồng chuyên nghiệp, các cầu thủ được quyền đăng ký nghề của mình là cầu thủ bóng đá. Nên đối với môn bóng đá các cầu thủ thi đấu ở những câu lạc bộ như vậy là đủ tiêu chuẩn về độ nổi bật. Đối với Việt Nam thì oái oăm hơn một chút, chúng ta có quy chế về bóng đá chuyên nghiệp, V-League là giải bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam, nếu nói như vậy Phạm Như Thuần đủ tiêu chuẩn, anh ta là người dự thi - tức thi đấu trong khuôn khổ một hiệp hội chuyên nghiệp, nhưng vẫn còn rất mập mờ xem chuyện các cầu thủ V-League có thực sự được tính là cầu thủ chuyên nghiệp hay không, vẫn biết họ chỉ đi đá bóng để sống, nhưng giải đấu vẫn do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lý chứ không phải do Hiệp hội bóng đá chuyên nghiệp, theo một phát biểu gần đây bóng đá Việt Nam cần 20-30 chục năm nữa mới tới được cơ chế này, còn nhiều đội việc cầu thủ là vận động viên chuyên nghiệp hay không vẫn là dấu hỏi lớn, ví dụ như Thể Công hay Quân khu 4 phần nhiều cầu thủ của họ danh nghĩa chính thức vẫn là lính chứ không phải cầu thủ bóng đá. Dung005 (thảo luận) 00:39, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tôi nghĩ không phải cứ cầu thủ nào đăng ký tham dự V-League cũng có thể viết thành bài ở Wikipedia tiếng Việt vì nhiều cầu thủ quá tầm thường. Còn các cầu thủ tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia tôi nghĩ họ đã đủ nổi bật để đưa vào đây. An Apple of Newton thảo luận 19:05, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Cái này cần có tiêu chuẩn mang tính định lượng cụ thể, chứ chỉ định tính theo kiểu "tầm thường" hay không thì rất khó vì so sánh kiểu như vậy giữa V-League và các giải nhà nghề châu Âu dễ dẫn đến so sánh các đại học Việt Nam (giờ mọc ra như nấm) với các đại học Mỹ,... Theo tôi cần có một tiêu chuẩn chung cho vận động viên (không kể quốc tịch), ví dụ thi đấu từ mấy mùa chuyên nghiệp trở lên, có danh hiệu cá nhân hoặc tập thể,... chứ khoác áo tuyển quốc gia thì chung chung (và khó) quá, chả nhẽ loại 1 anh cầu thủ V-League vì anh ta chưa tham gia tuyển quốc gia Việt Nam trong khi vẫn giữ một anh Amauri chưa từng khoác áo tuyển quốc gia lần nào. Chubeo (thảo luận) 08:47, ngày 4 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Cầu thủ Amauri mà Chubeo nói đến chắc là cầu thủ ngoại. Nếu vậy phải xét thành tích của anh ta với đội tuyển quốc gia của mình. Không nhất thiết là phải khoác áo tuyển quốc gia. Nhưng cũng phải có những danh hiệu cá nhân đại loại như Vua phá lưới hay cầu thủ xuất sắc nhất giải... Còn những danh hiệu tập thể, dù là vô địch Vleague, nhưng cũng có những người không hoặc rất ít khi được ra sân. Đối với những người theo dõi thường xuyên Vleague, hoàn toàn có thể nhận định. Còn nếu bạn cho rằng khó so sánh, tôi chỉ nói riêng bóng đá, chúng ta có thể dựa vào bảng xếp hạng FIFA. Nếu tất cả các cầu thủ chơi ở giải đấu cao nhất đều được có tên thì cùng lắm cũng chỉ 20 giải hàng đầu. Còn Việt Nam năm 2009 mới vươn lên vị trí bẩy mấy. Kho so sánh, nên việc đưa ra biểu quyết càng có ý nghĩa. Chẳng nhẽ ta lại giữ một anh Nguyễn Văn Hiển trong khi xoá vài chục anh khác. Mà trong biểu quyết, cũng có thấy mấy phiếu giữ đâu. Bongdentoiac (thảo luận) 00:35, ngày 5 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- ^ Việc tham gia và thắng cuộc tại các cuộc thi cá nhân, ngoại trừ tại các sự kiện danh tiếng nhất, không xác lập đủ độ nổi bật cho đấu thủ không phải vận động viên. Một số ví dụ về các môn này gồm có: poker, bridge, cờ vua, Magic:The Gathering, Starcraft, v.v..
- Vị trí của Việt Nam trong FIFA ở trên dưới 100 thì đúng đẳng cấp hơn.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 18:01, ngày 5 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Tôi cũng đồng ý với Bongdentoiac về việc một cầu thủ đang thi đấu ở V-League phải là tuyển thủ quốc gia hay có các thành tích gì nổi bật (vua phá lưới, cầu thủ xuất sắc nhất) mới nên có bài. Tôi chỉ phản đối việc dự bị hay thường xuyên thi đấu vì đây là 1 tiêu chí khó xác định và không hoàn toàn chính xác (VD thủ môn số 3 của Arsenal là anh A nào đó không bao giờ ra sân có nên có bài không ?). Tuy nhiên, tôi vẫn đề nghị cầu thủ nào không thuộc diện xuất sắc của V-League mà chất lượng bài viết tốt thì cộng đồng cũng nên giữ.--Prof MK (thảo luận) 11:56, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Tiêu chuẩn và chất lượng là hai tiêu chí khác nhau, sao lại đánh đồng ở đây được (nếu tiêu chuẩn thiếu thì lấy chất lượng bù vào???) Phổ Lạp Đế Ni (thảo luận) 15:40, ngày 14 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Trên lí thuyết thì 2 khái niệm này không thể đánh đồng. Nhưng thực tế nếu một cầu thủ không đủ độ nổi bật thì cũng sẽ không đào đâu ra nguồn để viết thành một bài chất lượng tốt. Tuy nhiên, tôi nói chất lượng cao có thể xem xét giữ lại chỉ là để khuyến khích các thành viên cộng đồng có thêm nhiều bài tốt và ở đây chỉ là "xem xét", tức lá quyền quyết định 100 % ở cộng đồng.--Prof MK (thảo luận) 00:50, ngày 15 tháng 3 năm 2010 (UTC)