Bước tới nội dung

Thảo luận:Khuyến mãi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Khuyến mại)
Bình luận mới nhất: 2 tháng trước bởi 154.222.7.179 trong đề tài Đổi tên bài

Tên bài

[sửa mã nguồn]

"Khuyến mãi" là cụm từ không chuẩn nhưng được người Việt dùng phổ biến nhưng theo kiểu "nói một đằng, làm một nẻo", nói sai riết rồi thành đúng, nói sai nhưng làm đúng...như khuyến mại. Có thể thấy khuyến mãi (538) dùng nhiều hơn khuyến mại (586)

Luật thương mại của Việt Nam chỉ đề cập đến "khuyến mại". Do đó, có thể mục từ này redirect sang khuyến mại có hợp lý không? Và khi đó bên kia sẽ có thêm đề mục "Khuyến mãi hay khuyến mại". Lưu Ly (thảo luận) 05:43, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi hai từ trên có nguồn gốc là từ Hán Việt.

Khuyến Mãi có nghĩa là khuyến khích Bán ra, còn Khuyến Mại có nghĩa là khuyến khích Mua vào.

Xét trên hai phương diện: Đơn vị kinh doanh (người bán) và Người tiêu dùng (người mua):

Khi đơn vị kinh doanh trên muốn gia tăng doanh số bán hàng (hoặc gia tăng thị phần) họ có thể dùng một chương trình kích thích bán hàng hóa dịch vụ (ví dụ mua 2 tặng 1) chương trình đó đứng về phía đơn vị kinh doanh được gọi là Chương Trình Khuyến Mãi (chương trình kích thích Bán hàng)

Về phía Người tiêu dùng khi đơn vị kinh doanh tung ra chương trình kích thích tiêu dùng hàng hóa dịch vụ trên (mua 2 được 1) làm cho người tiêu dùng mua nhiều hơn sẽ được gọi là Chương Trình Khuyến Mại (chương trình kích thích người tiêu dùng Mua hàng).

Tóm lại: Đứng về người bán thì gọi là Khuyến mãi, đứng về phía người mua được gọi là Khuyến mại. Trong thực tế hai khái niệm này thường dùng chung lẫn lộn với nhau

Chất lượng bài viết

[sửa mã nguồn]

Bài này (ngày 9/4/2007) đúng ra là chất lượng rất thấp. Song để khích lệ các người viết thì tạm để "rất sơ khai". Cần nói rõ chính sách khuyến mại do ai thực hiện và nhằm vào đối tượng nào. Nói cách khác là ai khuyến khích và khuyến khích ai bán hàng.--Tò Mò (thảo luận) 10:00, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chính sách khuyến mại

[sửa mã nguồn]

Tại sao nhiều công ty khi đưa ra chương trình khuyến mại đều ghi: chương trình không áp dụng cho các thành viên, gia đình các thành viên của công ty và công ty thực hiện quảng cáo? Có gì khuất tất không khi ghi thế? Newone (thảo luận) 03:17, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Để tránh việc người ta ôm hết đồ khuyến mại về nhà. Ít nhất cũng có người biết vùng nào sẽ trúng thưởng, lô hàng nào trúng thưởng, thậm chí...ai sẽ trúng thưởng. Lưu Ly (thảo luận) 03:49, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đúng rồi. Họ loại trừ nhân viên và người nhà chính là cách để đảm bảo công bằng và tạo lòng tin cho người tiêu dùng về việc loại trừ những người "trong cuộc", những người biết rõ về thể thức và thậm chí bí mật của các chương trình. Nếu không khách hàng sẽ eo sèo nói rằng: Bao nhiêu giải thưởng toàn người nhà các ông biết và ẵm cả, còn đâu cho người ngoài!--Trungda (thảo luận) 03:59, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đổi :)

[sửa mã nguồn]

Mục này sửa thế này là quá tốt rồi. Hoan nghênh! Ngocnb (thảo luận) 16:32, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì khuyến mãi ở việt nam là ít thực tế và cũng rất ít người công khai người trúng thưởng trừ những công ty nổi tiếng. Còn nói rằng không áp dụng cho thân nhân người làm trong công ty thực ra với người việt nam thì họ có thể đưa cho bạn bè, hàng xóm sau đó cùng chia giải thưởng là chuyện bình thường. Nói chung khuyến mãi ở Việt Nam thì người dân không ưu mấy. — thảo luận quên ký tên này là của 118.68.109.239 (thảo luận) 04:34, ngày 3 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sweepstakes

[sửa mã nguồn]

Tại một số nơi (như Hoa Kỳ), việc tổ chức các chương trình may rủi nhằm mục đích khuyến mại (en:Sweepstakes), luật pháp bắt buộc mọi người không cần phải mua hàng hay trả tiền để tham gia, vì nếu bắt buộc phải trả tiền hay mua hàng, đây là một cuộc xổ số (en:lottery) và phải tuân thủ các điều lệ nghiêm ngặt hơn. Tại Canada và một số quốc gia châu Âu, người tham gia phải trả lời một bài toán để không biến hình thức này thành một trò chơi may rủi, có luật lệ nghiêm ngặt hơn. Nguyễn Hữu Dụng (thảo luận) 18:38, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhà nước dùng nhầm chữ ?

[sửa mã nguồn]

Theo bài viết :

Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, thuật ngữ này được ghi là "khuyến mại" và được dùng quen thuộc trong các văn bản cũng như nhiều hoạt động quảng bá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghĩa chính xác của từ Hán Việt, hoạt động này phải được gọi là "khuyến mãi" (theo nghĩa Hán Việt: mại là bán, mãi là mua).....

Khuyến mãi mới mang nghĩa thực như định nghĩa nêu ở trên."

Như vậy là nhà làm luật dùng nhầm chữ ? Dùng chữ Khuyến mãi mới phổ thông và ap dụng được trong nhiều trường hợp khuyến khích khách hàng tiêu thụ chứ ? Vấn đề của chúng ta là nên theo cái đúng hay cái sai ? Tớ search trên google thấy khuyến mãi được dùng nhiều hơn khuyến mại. Langtucodoc (thảo luận) 00:55, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ban đầu tôi chỉ thấy Viettel mắc lỗi xài "Khuyến mại" (勸卖) nhưng sau đó thì cả Mobifone với Vinaphone và kéo theo rất nhiều doanh nghiệp đi khuyến khích khách hàng của mình... bán hàng, và giờ tới lượt Wiki :)) Xiaoao (thảo luận) 14:13, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo tôi được biết thì khuyến mãikhuyến khích mua, còn khuyến mạikhuyến khích bán , chúng hoàn toàn khác nhau.--DMT (thảo luận) 14:26, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đổi tên bài

[sửa mã nguồn]

Theo tôi mục từ này có nghĩa rộng, ko phải căn cứ theo văn bản nhà nước, cứ cái gì đúng (hơn) thì làm. Nên đổi tên bài thành "Khuyến mãi" vì các lí do trên. Khyem (thảo luận) 08:27, ngày 27 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

/* Đổi tên bài */ Trả lời – 103.249.22.78 (thảo luận) 14:03, ngày 17 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời
– 154.222.7.179 (thảo luận) 04:23, ngày 15 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tôi tìm trên Google thấy "khuyến mãi" được dùng nhiều hơn "khuyến mại", "khuyến mại" lại còn là gọi sai ("mại" 賣 nghĩa là bán, "mãi" 買 là mua), nên đổi tên bài thành "khuyến mãi". Kiendee (thảo luận) 13:48, ngày 17 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời