Bước tới nội dung

Thảo luận:Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Hải chiến Trường Sa 1988)
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Mech is god of war trong đề tài Từ bài bị xóa

Xin hỏi

[sửa mã nguồn]

Vào năm 1988 đồng chí nào là Bí thư quân ủy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và phía Việt Nam là ai. Một cuộc hải chiến mất lãnh thổ chủ quyền thì phải biết do Vua Tàu nào ra lệnh chứ? Meomeo (thảo luận) 02:23, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình như là Đ/c Triệu Tử Dương Vs Lê Duẩn T_TPanzerschreck (thảo luận) 02:27, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không chính xác rồi. Lê Duẩn chết từ 1986. conbo 05:20, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đá Gạc Ma

[sửa mã nguồn]

en:Spratly Islands viết về Đá Gạc Ma (Johnson South Reef): Site of 1988 PRC/Vietnam clash. Occupied [by PRC] since 1988.

Nghĩa là TQ chiếm giữ Đá Gạc Ma kể từ trận trong bài. Nhưng bên en.wiki không có nguồn dẫn. Nhờ ai tìm thấy nguồn thì giúp đưa vào bài này. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 10:06, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thái độ trung lập

[sửa mã nguồn]

Trong bài có câu

"Khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh"[1][1]

Đề nghị sửa thành:

"Theo thông tin từ báo chí Việt Nam, khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu và đó là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh"[2]

Xin xem Wikipedia:Thảo luận#Mượn wiki để nói ý kiến cá nhân.

Đây là một thông tin có tranh cãi và có lợi cho một bên "phía Việt Nam của chúng ta". Trung Quốc đời nào chịu nhận điều này. Chúng ta không có nguồn tư liệu của TQ không có nghĩa là chúng ta không đoán ra. Chỉ vì tình cảm dân tộc mà hầu như chúng ta hoàn toàn tin vào thông tin này và tăng thêm ác cảm với bọn khựa ác ôn.

Nhưng tôi đoan chắc rằng bọn đó hoặc không thèm cải chính gì hoặc đã từng rêu rao về lòng nhân đạo vô biên của anh hai với lính mọi rợ đang ngụp lặn dưới biển. Nếu anh hai không móc lên thì chết ngủm cả, làm gì có tù binh?

Do đó đừng viện cớ không có nguồn để biến thông tin một chiều của Việt Nam thành như một sự thật. Nếu bạn nào có tin từ một nhân viên Chữ thập đỏ quốc tế (bên thứ ba) có mặt tại hiện trường thì câu trên viết dưới dạng trong bài như hiện nay là chấp nhận được.Bánh Ướt (thảo luận) 05:16, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lưu ý: Bánh Ướt đã hiểu sai về khái niệm "Thái độ trung lập" được miêu tả tại Wikipedia:Thái độ trung lập. Xin mời tìm hiểu lại hoặc nhờ một thành viên khác giúp đỡ. Nội dung nguyên bản mà Meomeo viết hoàn toàn phù hợp với qui định này. Tmct (thảo luận) 11:09, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thái độ trung lập

[sửa mã nguồn]

Tôi đã đưa bản "thái độ trung lập" vào phần "diễn biến" vì đoạn này dùng một số từ ngữ miệt thị không cần thiết ("khựa"). Nguyễn Hữu Dng 05:35, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã đọc một vài bản trên mạng tương tự cái phần diễn biến này. Chắc là mấy người viết bài này copy từ bên ngoài vào và chưa sửa hết :D conbo 05:44, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài này dẫn chứng bên trong bài ít quá nhỉ, đọc từ trên xuống chỉ thấy 2 3 cái à ? Tôi treo tiêu bản {{dẫn chứng}} nhé Flavia (thảo luận) 06:25, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lại nguồn

[sửa mã nguồn]

Tôi đã xóa 3 nguồn từ các diễn đàn vì không phải nguồn uy tín. Nguồn sau đây cần ghi cho rõ để có thể kiểm chứng được (tác giả? nhà xuất bản? số trang? hoặc không thì cũng cần có link đến nội dung để người khác chỉnh giúp các thông tin khác):

Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam.

Sau 1 tuần, tôi sẽ xóa nguồn này nếu vẫn ở tình trạng này. Tmct (thảo luận) 11:28, ngày 16 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời


Xóa đê hoan hô những người không dẫn chứng nguồn từ mấy trang phản động. B (thảo luận)

Tôi sửa đoạn đầu, số hy sinh của Việt Nam là 64 chứ không phải 74 ngườiTruong Son (thảo luận) 07:44, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sáu mươi bốn là đúng "Hôm nay 14-3 là ngày tưởng niệm tròn 20 năm 64 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân VN đã anh dũng chiến đấu và hi sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc tại đảo Gạc-ma và các đảo lân cận thuộc quần đảo Trường Sa, vào ngày 14-3-1988.Chiều 13-3, ông Biện Xuân Khương - chủ tịch HĐND huyện đảo Trường Sa - cho biết: hằng năm vào ngày này cán bộ, chiến sĩ của chúng ta trên các đảo Cô-lin và Len-đao, nằm gần đảo Gạc-ma (đều thuộc quần đảo Trường Sa, VN) vẫn luôn tổ chức thắp hương, giỗ đồng đội đã hi sinh. Còn mỗi khi các tàu đi qua khu vực biển đảo nơi các anh đã hi sinh đều có các nghi thức thả hoa để tưởng niệm những liệt sĩ đã quên mình vì Tổ quốc..."Tưởng niệm liệt sĩ hi sinh tại quần đảo Trường Sa Thứ Sáu, 14/03/2008, 08:15 (GMT+7). Thì ra hôm nay là ngày giỗ 20 năm của các anh. Xin thắp nén nhang vậy. Bánh Ướt (thảo luận) 08:22, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wikipedia is an encyclopedia, not a propaganda-medium

[sửa mã nguồn]

This article seems to be POV (point of view) and propaganda of war instead of reporting facts.

An Encyclopedia should no be misused as propaganda-medium for one of the parties involved in a special conflict. This article should be shortened an sized down to the pure and true facts...

See german wikipedia at http://de.wikipedia.org/wiki/Diskussion:Seeschlacht_in_Spratly for more (in german)

A borderline-conflict should be ended in more civilized ways, according to the Charta of the United Nations. And: Soldiers are murderers! (Kurt Tucholsky) They are no heroes to be reminded, not really!

--78.49.4.81 (thảo luận) 07:10, ngày 6 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi tán thành ý kiến này, bài viết hiện nay thiên lệch về quan điểm của Việt Nam. Các đoạn nói về khoảng cách của đảo với Trung Quốc, chủ quyền, v.v. đang bị thiên lệch hoàn toàn. Wikipedia cần giữ quan điểm trung lập về các tranh chấp kiểu này. Tân (thảo luận) 06:30, ngày 27 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

[sửa mã nguồn]

Chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông (bao gồm các đảo, đá ngầm, vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa) được phân chia theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (CƯQTLB) là điều hiển nhiên như đã khẳng định tại Hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội ngày 17/3/2009 vừa qua. Theo cách chia dựa trên Công ước này. Trung Quốc (TQ) hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở pháp lý và lịch sử nào để bảo rằng Hoàng Sa là của TQ (vì nó cách đảo Hải Nam một vực sâu, theo CƯQTLB thềm lục địa từ Hải Nam bị đứt đoạn và chấm dứt tại vực này. Cũng như vậy, Trường Sa tuy có một số đảo thuộc chủ quyền của Philipinesse, Malaisisa, Bruney nhưng phần lớn các đảo đều thuộc Việt Nam (cũng theo cách chia của CƯQTLB). TQ (kể cả Đài Loan) đều không có chứng cớ nào để đòi. Chính sách về Biển Đông của TQ thực chất là chính sách bá quyền dựa tren sức mạnh quân sự của nước lớn. Cách duy nhất để các nước Đông Nam Á giữ được chủ quyền ở Biển Đông, (trong đó có cả chủ quyền của Việt Nam) là đoàn kết chặt chẽ cả về chính trị, quân sự, kinh tế trong vấn đề Biển Đông như một bó đũa chắc chắn; không để Trung Quốc dùng thủ đoạn chia rẽ để "bẻ gãy từng chiếc đũa". TQ tuy không được thế giới ủng hộ nếu họ gây hấn ở Biển Đông nhưng việc cảnh giác với họ là không bao giờ thừa. Năm 1946, khi vận động giới trí thức Hà Nội ủng hộ với Hiệp định 6-3 chấp nhận quân Pháp vào giải giáp quân Nhật ở Bắc Vĩ tuyến 16 để đẩy 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước, Hồ Chí Minh đã nói: "Người Pháp đã ở nước ta hơn 80 năm, ta có thể có họ ở thêm 5 năm hoặc đến 10 năm, họ sẽ phải rút. Nhưng nếu người Trung Quốc ở lại, họ sẽ ở lại đến 1000 năm". Sau này, đúng người Pháp chỉ ở lại được đến năm 1954, bị ta đánh bại ở Điện Bien Phủ và phải rút hết vào năm 1955. Xin mọi người hãy nhớ đến câu nói này của Hồ Chí Minh để có lập trường bất di bất dịch trong quan hệ với TQ về lãnh thổ trên đất liền, trên biển và kể cả trên không.

Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 12:16, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC) 12:15, ngày 4 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xóa bảng trung lập vì hiện tại không thấy từ nào là kô trung lập cả--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 13:19, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
  1. ^ Tranh chấp Trường Sa - Hoàng Sa: Giải quyết cách nào?07:59' 07/01/2008 (GMT+7)
  2. ^ Tranh chấp Trường Sa - Hoàng Sa: Giải quyết cách nào?07:59' 07/01/2008 (GMT+7)

Từ bài bị xóa

[sửa mã nguồn]

Dưới đây là nội dung từ bài bị xóa do trùng chủ đề. Tmct (thảo luận) 12:14, ngày 26 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời


Danh sách binh lính Việt Nam bị coi là mất tích vào thời điểm đó (1988)

  1. Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
  2. Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
  3. Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh.
  4. Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
  5. Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh.
  6. Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng.
  7. Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình.
  8. Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú.
  9. Nguyễn Tiến Hùng, quê Quảng Xương, Thanh Hóa.
  10. Lê Minh Thoa, quê Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình.
  11. Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
  12. Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.
  13. Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh.
  14. Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa.
  15. Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh.
  16. Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình.
  17. Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
  18. Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam – Đà Nẵng.
  19. Kiều Văn Lập, quê Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
  20. Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
  21. Trương Văn Hiền, quê Hương Phong, Hương Khuê, Hà Tĩnh.
  22. Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
  23. Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  24. Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên.
  25. Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh.
  26. Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
  27. Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh.
  28. Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
  29. Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh.
  30. Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh.
  31. Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
  32. Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh.
  33. Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh.
  34. Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh.
  35. Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh.
  36. Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh.
  37. Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh.
  38. Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh.
  39. Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.
  40. Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh.
  41. Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
  42. Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
  43. Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên.
  44. Mai Văn Tuyến, quê Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.
  45. Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  46. Nguyễn Văn Thông, quê Nhân Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên.
  47. Lê Văn Đông, quê Tây Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên.
  48. Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên.
  49. Trần Thiện Phụng, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên.
  50. Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên.
  51. Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên.
  52. Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên.
  53. Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
  54. Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng
  55. Mai Văn Hải, quê Liêm Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên.
  56. Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  57. Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  58. Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  59. Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  60. Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  61. Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên.
  62. Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  63. Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  64. Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  65. Phạm Văn Nhân, quê Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Hà Nam Ninh.
  66. Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh.
  67. Dương Văn Dũng, quê tổ 53, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  68. Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên.
  69. Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên.
  70. Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  71. Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  72. Lê Văn Xanh, quê tổ 38, Tuyên Sơn, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  73. Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng.
  74. Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh.


Liên kết tham khảo Một đoạn phim tuyên truyền của hải quân Trung Quốc đề cập đến sự kiện này. Trong phim thể hiện rất rõ việc Trung Quốc dùng súng 37mm bắn vào lính công binh Việt Nam trên đảo Gạc Ma [2]

Một đoạn phim do phía Việt Nam dựng lại từ tư liệu trong nước và của Trung Quốc [3]

Bảo vệ Trường Sa 14/3/88 – Quân Sử Việt Nam [4]


  Theo mình nên nói rõ rằng trong lúc hái quân 2 nước giao chiến,phía VN chỉ chết 3 lính,bị thương 3 người,trong khi phía TQ chết 6,thương 18. 61 người chết còn lại của VN là do đạn pháo từ tàu TQ và khi bơi ra biển bị lính TQ bắn hoắc dùng câu liêm giết Ntt20021991 (thảo luận) 06:09, ngày 27 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
tui thấy bạn ghi sai từ hải quân thành hái quân kìa bạn – Mech is god of war (thảo luận) 08:40, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tóm tắt bài này

[sửa mã nguồn]

Tôi đang cần một bản tóm tắt của bài này để bổ sung cho quan điểm của Việt Nam trên bản Wikipedia tiếng Anh (đang bị bản của Trung Quốc chiếm ưu thế, nó nói là tàu Việt bắn tàu Trung Quốc trước do đó Trung Quốc tự vệ). Xin có ai làm giúp, vì tôi không có đủ tài liệu mà báo chí Việt Nam lại không hiểu vì sao không dám viết về sự kiện này. Tôi sẽ dịch bản tóm tắt sang tiếng Anh. Thành thật cảm ơn--Amore Mio (thảo luận) 11:32, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

bạn ghi hải thành hái kìa – Mech is god of war (thảo luận) 14:55, ngày 1 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tương quan lực lượng?

[sửa mã nguồn]

Theo tôi nghĩ, theo truyền thống của các bài viết về một trận đánh, cần có phần nêu rõ tương quan lực lượng hai bên để dễ dàng so sánh

Có thêm sự kiện liên quan tới Trường Sa

[sửa mã nguồn]

Tôi đã được gặp một nhân chứng, là quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng đã về hưu, cho biết về một thông tin hiện vẫn còn bị giữ kín về tội ác của Trung Quốc, khi chúng ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến chống Mỹ. Đó là vào năm 1975 (chắc là vừa mới giải phóng 30/4 xong), 1 tàu của ta chở 39 chiến sĩ bị mắc cạn ở QD Trường Sa, TQ điều một tàu hải quân tuần tiễu qua đây, lệnh cho lính tàu dùng súng dí vào đầu từng người và giết chết sạch 39 chiến sĩ hải quân Việt Nam của chúng ta, gây ra sự phẫn nộ trong giới quân sự nhưng không làm gì được. Ngày nay, trong một bộ phận quan chức quân đội khi đi tới Trường Sa ngoài tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống năm 1988 còn qua địa điểm của 39 chiến sĩ hy sinh trước đây để tưởng niêm. Về sự việc này tôi khẳng định là chính xác (tôi còn băng ghi âm nhân chứng), còn chi tiết và cứ liệu lịch sử thì thiếu! Chúng ta hãy cùng đưa sự kiện này ra ánh sáng!

Bãi Len đao đang được Việt Nam chiếm giữ chứ không phải Trung Quốc

[sửa mã nguồn]
 Bài viết về hải chiến Trường Sa gần đây trên tuanvietnam.net có nói là Trung Quốc chiếm Gạc Ma và Len Đao, VN giữ được Cô Lin cho đến nay, nhưng theo thông tin từ bài viết sau đây

http://tintuc.xalo.vn/00-404228371/Mot_thoi_vac_da_xay_Truong_Sa.html thì năm 1989, chúng ta đã xây cất thành công các công trình trên Cô Lin và Len Đao và đây http://www.google.com.vn/imgres?q=Len+%C4%90ao&um=1&hl=vi&sa=N&tbm=isch&tbnid=eD9Y93D8vabskM:&imgrefurl=http://hoangsa.org/gallery/showphoto.php%253Fphoto%253D3718%2526title%253Dtr-c3-aan-ae-91-e1-ba-a3o-len-ae-90ao%2526cat%253D25&docid=SZ05JmjSVR9MdM&w=750&h=563&ei=Z5cvTobHFOfMmAXu9_meAg&zoom=1&iact=hc&vpx=140&vpy=217&dur=1348&hovh=194&hovw=259&tx=156&ty=110&page=1&tbnh=133&tbnw=171&start=0&ndsp=17&ved=1t:429,r:4,s:0&biw=1024&bih=677 là hình ảnh Len Đao. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, bài báo của tuanvietnam.net đã nhầm lẫn, đề nghị sửa lại cho đúng nội dung cũ là Việt Nam giữ Len Đao và Cô Lin cho đến nay, Trung Quốc quản lý bãi Gạc Ma

Kết quả cuộc chiến

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy IP vừa mới viết bổ sung một số thông tin cụ thể và khách quan về kết quả cuộc chiến là đúng. Kết quả thì phải tường trình khách quan. Tại sao lại nói Trung Quốc thắng trong khi họ không chiếm đóng được những nơi họ muốn chiếm đóng? Tôi cũng có thể dựa trên việc VN đẩy lui hải quân TQ rồi bảo VN thắng. Một số lãnh thổ là cách nói mập mờ đánh lận con đen, thực tế TQ chỉ chiếm đóng lên bãi đá Gạc Ma, phải nói cụ thể rõ ràng chứ không thể nói khơi khơi để gây mơ hồ và mislead người đọc. Quocviet1 (thảo luận) 22:14, ngày 26 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nâng cấp

[sửa mã nguồn]

Đề nghị mọi người xem xét nâng cấp bài này bao gồm cả CQ-88. Tức là gồm cả những hoạt động chiếm đảo và các va chạm khác trước và sau hải chiến để bố cục bài tốt hơn. Hiếu Vũ Bá 16:21, ngày 24 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Có nên thêm các nguồn khác về diễn biến vào bài?

[sửa mã nguồn]

Phiên bản tiếng Anh của bài viết này [5] có cả nguồn của Trung Quốc và các nguồn trung lập. Liệu có nên thêm các nguồn này vào bài? LQTue VN (thảo luận) 13:36, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

một ý tưởng hay, nhưng đòi hỏi phải là người giỏi tiếng Anh dịch mới chính xác được Lengkeng91 10:21, ngày 12 tháng 3 năm 2016 (UTC)

Phần tưởng nhớ bên phía Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Tôi có viết thêm vào mục ấy nội dung là cho đến ngày nay, sự kiện này vẫn chưa được ghi vào sách giáo khoa lịch sử chính thống, không hiểu tại sao lại lùi sửa đổi, nó không trung lập ở chỗ nào?Lengkeng91 13:38, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)

Trước hết nó lạc đề, thứ đến là nó không hợp lý, vì chẳng ai có quyền quy trách nhiệm cho những người soạn SGK khi không thấy chủ đề này, chủ đề kia như bạn cả. Còn trung lập hay không thì chẳng liên quan.--Diepphi (thảo luận) 14:03, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

"Quy trách nhiệm cho những người soạn SGK", thật sự bạn nghĩ ý tôi viết là vậy sao? quy cho họ để làm gì? Tôi viết trong mục Tưởng nhớ ở phía Việt Nam cơ mà, tưởng nhớ về 1 sự kiện hay 1 ai đó là những hành động, việc làm gì: chẳng hạn như ngày 30/4 thì có tượng đài, mít tinh, diễu hành, ca múa nhạc, ghi vào sách giáo khoa lịch sử, ở đây ý tôi là sự thiếu sót trong tưởng nhớ bên cạnh các hành động phong liệt sĩ, hỗ trợ thân nhân, giỗ tập thể hàng năm...Lengkeng91 14:26, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)

Thứ nhất, nội dung của SGK là hữu hạn. Thứ hai, đây không phải là thiếu sót, mà là thay đổi trong đường lối chính trị, chẳng có người VN nào không hiểu vấn đề này. Tôi cho rằng Lengkeng91 đã bức xúc lầm chỗ. Bây giờ bạn phàn nàn SGK không ghi, rồi tiếp theo bạn sẽ liệt kê báo này, đài kia lâu nay không nhắc đến hay sao? --Diepphi (thảo luận) 15:22, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thay đổi trong đường lối chính trị, bạn dùng từ đao to búa lớn quá làm tôi không hiểu nổi, tôi chỉ hiểu tôi không hề bức xúc gì cả, ngay từ đầu tôi đã nói là tôi viết trên ý kiến trung lập mà. Bạn so sánh sách giáo khoa mà với báo này, đài kia thì tôi cũng không thể nói sao nữa. Sách giáo khoa có thể nói là cái cơ bản nhất của cả nền giáo dục, giảng dạy, học tập dựa vào sách giáo khoa, tài liệu chính thống nhất mà cả tài liệu chính thống nhất này còn không có viết thì báo này, đài kia liệt kê ra để làm gì

Ngoài lề: bạn xóa phần sách giáo khoa tôi viết nhưng có người (hình như là thành viên DanGong) viết ở mục "Tranh cãi tại Việt Nam" kìa, sao không xóa nữa nhỉ? Lengkeng91 13:10, ngày 16 tháng 3 năm 2016 (UTC)

Bạn nên tự hỏi tại sao người khác chọn đúng đề mục để viết, còn mình thì không!? Trung lập mà đứng sai chỗ thì cũng là tả đạo mà thôi.--Diepphi (thảo luận) 15:22, ngày 16 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cần gì phải tự hỏi tự vấn, quan điểm cá nhân tôi thấy viết vào mục tưởng nhớ, bạn không đồng ý thì xóa, ok, nhưng cũng phải chỉ ra điểm sai để tôi sửa chứ, vậy sao lúc xóa bài không nêu ra định hướng cho tôi, cứ cho rằng bạn hiểu biết nhiều, thâm sâu, tới các vấn đề chính trị chính em gì đó nhưng thái độ ích kỷ mà tỏ ra nguy hiểm vậy thì :) Lengkeng91 12:15, ngày 17 tháng 3 năm 2016 (UTC)

Sửa đổi cuối của bạn Minhthai1

[sửa mã nguồn]

Nội dung tôi lấy bị bạn sửa là từ http://infonet.vn/toan-canh-su-kien-tran-chien-gac-ma-thang-3-1988-post159924.info, tư liệu lịch sử từ TS Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới chính phủ. Có gì không đồng ý xin bạn Minhthai1 cho ý kiến ở đây trước.

Bài báo nói rõ là Trung Quốc nã pháo trước rồi đổ quân chiếm Gạc Ma sau, bạn lại viết thành chiếm Gạc Ma trước rồi mới nã pháo bắn chìm tàu, thế nên tôi chỉnh lai 1 chút thôiMinhthai1 (thảo luận) 15:41, ngày 16 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đổi tên bài

[sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 2017

[sửa mã nguồn]

Mặc dù bài được đặt tên là "Hải chiến Trường Sa 1988" nhưng nội dung chỉ xoay quanh chiến sự ở khu vực Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin ngày 14-3-1988 nên tôi đổi tên bài này thành "Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (14-3-1988)" cho phù hợp với nội dung. --Двина-C75MT 06:01, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)--Trả lời

Dường như ko có bài trên wiki sử dụng ngày tháng cụ thể như thế. Phiên bản các ngôn ngữ khác cũng ko dùng tên kiểu này. Ngoài ra, theo tôi nên sử dụng dấu phảy thay cho gạch ngang. Việt Hà (thảo luận) 01:39, ngày 25 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thực ra nói "hải chiến" cũng không đúng, vì chỉ có phía Trung Quốc đơn phương nổ súng vào tàu hậu cần và binh sĩ Việt Nam. Tên đúng có lẽ nên là "Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988". Thái Nhi (thảo luận) 07:38, ngày 19 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi đã đổi sang tên mới phù hợp hơn. Phiên bản tiếng Anh cũng dùng từ "skirmish" để mô tả sự kiện này.Thái Nhi (thảo luận) 12:52, ngày 29 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tháng 2 năm 2019

[sửa mã nguồn]

Mình đề xuất đổi tên bài này lại. Tên "Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988" mình không nghĩ nó đúng. Từ trước 1988, quân nhân Trung Quốc và việc thực thi chủ quyền của nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ diễn ra ở đây mà chỉ có người Việt. Họ mang quân đến và họ dùng vũ lực. Tên gọi này hàm ý cả 2 lao vào tranh giành một thứ là không đúng. Một cái gì đó đang trên tay một người rồi người khác đến tước lấy sẽ khác với chuyện cả hai lao vào tình trạng tranh giành. Điều này tương tự khi mình xem tin tức quốc tế, mình ví dụ thế này, có một số sự kiện liên quan tranh chấp đảo giữa Nhật và Trung Quốc. Trung Quốc họ đặt ra vấn đề quần đảo Điếu Ngư, người Nhật nói thẳng là họ không có tranh chấp gì với Trung Quốc cả, khi người Trung Quốc nói thân thiện rằng họ tạm gác lại tranh chấp, người Nhật vẫn khẳng định Nhật không có tranh chấp gì với Trung Quốc. Hãy tham khảo đôi chút ở đây https://tuoitre.vn/nhat-khang-dinh-khong-gac-lai-tranh-chap-voi-trung-quoc-552093.htm Khi cả hai tranh chấp giành giật một cái gì đó, so với một bên đến đặt ra vấn đề, rồi chủ động dùng bạo lực, đó không phải là tranh giành, mà là xâm lược. Đây là việc hoàn toàn khác nhau. Nếu muốn một tên gọi trung lập, bao gồm trung lập trong quan niệm chủ quyền quần đảo này, hãy gọi là Xung đột Trường Sa 1988, hoặc Xung đột quần đảo Trường Sa 1988, ngắn gọn, tránh quan điểm. Mong các bạn xem xét. Nếu sau vài ngày không có hồi âm mình sẽ copy đoạn này và paste lên trang Thảo luận.  Đ Ô N G - M I N H  14:01, ngày 18 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mình có thể ví von theo cách khác, nếu Trung Quốc đến đảo Phú Quốc vào năm 2020, và nói rằng: hòn đảo này là của TQ, sau đó họ đến cắm cờ thậm chí có cả lính. Wiki sẽ có bài viết về điều này, không lẽ sẽ đặt tên bài viết là "Xung đột giành quyền kiểm soát tại đảo Phú Quốc 2020". Đó là vô lý, tên gọi đó đặt VN trong một vị trí tranh chấp ngang hàng với ngoại xâm. Mình nhấn mạnh là hàm ý tranh chấp ngang hàng. Hãy xem xét lại. Cảm ơn các bạn đã đọc tin.  Đ Ô N G - M I N H  12:57, ngày 19 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Về phương diện công dân Việt Nam thì ta khẳng định chủ quyền như thế là điều đương nhiên. Nhưng là một biên tập viên của Wikipedia phải đặt tiêu chí trung lập và thỏa hiệp lên hàng đầu. Khi mình đổi tên bài như thế, nhằm để chọn ra giải pháp thỏa hiệp và trung lập nhất. Trong mọi vấn đề, mình phải hạn chế quan điểm cá nhân.
Trở lại về tên bài. Vì sao mình không dùng Hải chiến, mình đã giải thích trong phần thảo luận. Các tên Xung đột Trường Sa 1988, Xung đột quần đảo Trường Sa 1988 mà bạn đề xuất, hợp lý hơn. So với tên bài mình đang sử dụng thì mình bổ sung rõ hơn phần mục đích của xung đột, nhưng nhìn toàn cảnh thì 2 tên này cũng mang nội hàm cũng không khác tên bài hiện tại.
Về vấn đề tranh chấp, trong bài Trường Sa cũng ghi rõ: đây là khu vực tranh chấp chủ quyền và giành quyền kiểm soát của nhiều quốc gia chứ không riêng Việt Nam hay Trung Quốc. Về 3 bãi đá chìm trong bài này, nếu bạn tham khảo cách nhìn của người Trung Quốc (kể cả người Đài Loan), bạn sẽ hiểu là các bãi đá chìm được họ kiểm soát bằng hải quân, và khi họ phát hiện phía VN "xây cất trái phép", họ thực hiện quyền lợi hợp pháp "tự vệ" và "đánh đuổi". Đấy là cách nhìn của họ, trái ngược hoàn toàn với chúng ta, những người Việt Nam. Đối với các bài tranh chấp quốc tế thì những loạt bài như thế rất nhiều, và mỗi bên luôn cố gắng thể hiện và áp đặt quan điểm của mình lên đối phương. Chỉ có ở Wiki, mỗi bên phải tìm cách thỏa hiệp với bên kia sao cho cách nhìn mà 2 bên chấp nhận được. Nếu không, các bài về tranh chấp biên giới và hải đảo sẽ bùng lên và là một trong những chủ đề nóng gây sụp đổ Wiki.
Cuối cùng, bạn tham khảo qua cách trình bày của en.wiki. Nếu bạn sửa bên đó theo như quan điểm mà bạn nêu, sẽ bị lùi sửa ngay, dù cách nhìn của họ không thiên VN hay TQ. Đơn giản họ cho rằng, cách sửa đổi của bạn dễ dẫn đến tranh cãi. Thái Nhi (thảo luận) 11:11, ngày 20 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Ok, bạn @Thái Nhi: phân tích cũng rõ ràng rồi, mình không còn gì để nói. Vậy thì giữ nguyên. Cảm ơn bạn đã giải thích.  Đ Ô N G - M I N H  12:41, ngày 20 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời