Bước tới nội dung

Thảo luận:Câu đối

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Câu đối Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Newone trong đề tài Câu đối xuân Kỷ Sửu

Đổi tên

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ bài này nên đổi tên thành câu đối vì bài này còn đề cập nguồn gốc và câu đối Trung Quốc nữa. Nguyễn Hữu Dng 08:50, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhưng nó có những điểm khác Dụng à, nhất là trong lối chơi chữ và sau này còn nhiều câu đối toàn dùng chữ Quốc ngữ. Hơn nữa, ca dao, tục ngữ đều đã được đổi thành ca dao VN, tục ngữ VN rồi... 陳庭協 08:56, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng thấy nên đổi thành Câu đối. Vì nội dung có đến quá nửa đầu nói về câu đối nói chung, phần 2 lại phân loại Trung quốc-Việt Nam. Nếu có ai đó viết bài Câu đố (tổng quát) thì bố cục cũng không thể khác với bài này được.

Ta không so sánh với các bài ca dao VN, tục ngữ VN được, các bài đó có cấu trúc và nội dung thực sự chỉ nói về các nội dung riêng của VIệt Nam. Tmct 20:47, ngày 2 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhận xét

[sửa mã nguồn]

Bài này mở đầu "Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau...". Điều này không hoàn toàn đúng vì tôi còn nhớ khi xưa có người đưa ra một câu và sau đó có 7, 8 người bạn đưa ra các câu theo sau của họ.

Hơn nữa, theo sự hiểu biết giới hạn của tôi, bài nên nói rõ là tuy có tên "đối" nhưng không mang nghĩa "opposition". Trong ngôn ngữ học các cấu trúc tương đương như Câu đối thường được biết như "paralellism" hay "symetry".

Mekong Bluesman 23:20, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chữ 對 có nhiều nghĩa lắm, ở đây nghĩa ứng đối/đáp nhau, bổ sung nhau thành đôi:
Thiều Chửu: ① Thưa, đáp. Như đối sách 對策 trả lời câu người ta hỏi, đối phó 對付 ứng phó, v.v. ||② Ðối, như đối chúng tuyên ngôn 對眾宣言 đối trước mọi người mà nói rõ, tương đối vô ngôn 相對無言 cùng đối nhau mà không nói gì. Ðến trước cửa toà để quan hỏi kiện là đối chất 對質. ||③ Ðối, hai bên sóng với nhau, gọi là đối. Như đối liên 對聯 câu đối. ||④ Hợp, sự gì không hợp lẽ gọi là bất đối 不對. ||⑤ Xét lại, như hiệu đối 校對 so sánh xét lại.
Nguyễn Quốc Hùng: Trả lời. Chẳng hạn Đối đáp — Hướng về. Xoay mặt vào với nhau. Chẳng hạn Đối diện — Nghịch nhau. Chẳng hạn Đối đầu (ghét nhau, không thuận) — Hợp nhau. Thành đôi, thành cặp — Một đôi, một cặp — Ngang bằng với nhau — Lối văn đặc biệt, gồm hai câu nhang bằng nhau. Ta cũng gọi là câu đối — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là đúng. Chẳng hạn Bất đối (sai, không đúng).

Hi vọng Cửu Long Thanh Nhân hài lòng! ;) --Baodo 00:02, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn Baodo đã làm rõ những gì tôi muốn nói bên trên. Chính vì "đối" có nhiều nghĩa nên bài phải nói điều đó rõ ra. Khi giới thiệu là chỉ có hai và có tên là đối thì sẽ có các người hiểu là hai cái đó là "đối ngược" (opposite) của nhau.
Tôi có "chẻ tóc" bằng Baodo chưa?
Mekong Bluesman 00:14, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi thua lâu rồi mà! Nhưng lần này ông tìm ra con sâu hay quá, TĐH phải cảm ơn ông, tôi vô tội, chỉ đưa lưng đỡ giúp Tài tử Nho nhân chút xíu --Baodo 00:27, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Con sâu bự vậy làm sao tìm không ra được.
  • Câu đối là nhưng câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ và luật bằng trắc cân xứng nhau.
  • Dẫn: Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.. Đúng ra còn thêm:... nếu không có thể là đối chọi.
Tôi thì không ưng lắm từ đối chọi nên để vậy, không ngờ ăn gian không được với MB.陳庭協 00:36, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mơi "thầy mình" thích giải đối thử xem

[sửa mã nguồn]

Hai câu sau của "Nữ Thị Hồ Xuân":

"Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đành nẩy nét ngang"

Chắc ai cũng biết đây là lối đối "lai" nữa Hán mà nữa Nôm. Tôi chưa phục "Nữ thị" ở câu giơ tay soạt cẳng nhưng lại phục sát đất lối đối đơn giản đầy hình ảnh kiểu này!

Ba hồi trống

[sửa mã nguồn]

Hãy dựa theo gốc bài văn: Đây là bài thơ Nôm của Cao-Bá thì không thể dùng cách hành văn lộn chữ Hán vào. Bây giờ "Anh Hùng" rõ chữ gì chưa ? Nếu chưa thì bê câu này của tui tặng cho ông Baodo và bà Sư Tử (Gr.gr.) thì chắc chắn hai người đó dư sức loại suy chữ Hán ra khỏi chữ Nôm.

Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời
Cao Bá Quát

Vậy đủ chưa ? LĐ

Cám ơn anh, tôi cũng đã tìm thấy, thì ra trong google cũng có, nhưng khác anh chút xíu:

Một nhát gươm đưa, ...éo mẹ đời , chữ Đ máy tôi gõ không được, MB bảo tôi hay gõ sai chữ này.

Khác câu dưới, thì câu trên cũng phải khác, như thế này:

Ba hồi trống giục, ...ù cha kiếp
Một nhát gươm đưa, ...éo mẹ đời
Cao bá Quát

Avia (thảo luận) 07:48, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Câu đối xuân Kỷ Sửu

[sửa mã nguồn]

Có ai có câu đối xuân Kỷ Sửu nào mà có đầy đủ bản quyền để đưa lên đây không? Newone (thảo luận) 10:25, ngày 5 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời