Tai nạn hạt nhân và phóng xạ
Tai nạn hạt nhân và phóng xạ hay thảm họa hạt nhân được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) định nghĩa là "một sự kiện dẫn đến hậu quả đáng kể cho con người, môi trường hoặc cơ sở". Các ví dụ bao gồm các tác động gây chết người đối với các cá nhân, đồng vị phóng xạ với môi trường hoặc tan chảy lõi lò phản ứng." [6] Ví dụ điển hình của "tai nạn hạt nhân lớn" là 1 tai nạn trong đó lõi lò phản ứng bị hư hại và 1 lượng lớn đồng vị phóng xạ được giải phóng ra ngoài, chẳng hạn như trong thảm họa Chernobyl (1986) ở Pripyat, Ukraina.[7]
Tác động của các vụ tai nạn hạt nhân là 1 chủ đề tranh luận kể từ khi các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên được xây dựng vào năm 1954, và là 1 yếu tố quan trọng trong mối quan tâm của công chúng về các cơ sở hạt nhân.[8] Các biện pháp kỹ thuật để giảm nguy cơ tai nạn hoặc giảm thiểu lượng phóng xạ phát tán ra môi trường đã được áp dụng, tuy nhiên lỗi của con người vẫn còn và "đã có nhiều tai nạn với các tác động khác nhau cũng như các sự cố suýt xảy ra tai nạn và sự cố".[9] Tính đến năm 2014, đã có hơn 100 vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng và sự cố từ việc sử dụng năng lượng hạt nhân. 57 vụ tai nạn đã xảy ra kể từ thảm họa Chernobyl, và khoảng 60% tất cả các vụ tai nạn liên quan đến hạt nhân đã xảy ra ở Hoa Kỳ.[10] Các vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân nghiêm trọng bao gồm thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi (2011) ở Fukushima, Nhật Bản; thảm họa Chernobyl (1986) ở Pripyat, Ukraina; tai nạn đảo Three Mile (1979) ở quận Dauphin, Pennsylvania, Hoa Kỳ và tai nạn SL-1 (1961).[11] Tai nạn điện hạt nhân có thể liên quan đến tổn thất sinh mạng và chi phí tiền tệ lớn cho công tác khắc phục.[12]
Các tai nạn về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bao gồm tai nạn của K-19 (1961), K-11 (1965), K-27 (1968), K-140 (1968), K-429 (1970), K-222 (1980) và K-431 (1985) [11][13][14]. Các sự cố / tai nạn phóng xạ nghiêm trọng bao gồm thảm họa Kyshtym (29/9/1957); hỏa hoạn Windscale, tai nạn xạ trị ở Costa Rica,[15] tai nạn xạ trị ở Zaragoza,[16] tai nạn phóng xạ ở Maroc,[17] tai nạn Goiânia,[18] tai nạn phóng xạ ở Thành phố México, tai nạn đơn vị xạ trị ở Thái Lan,[19] và tai nạn phóng xạ Mayapuri ở Ấn Độ.
IAEA duy trì 1 trang web báo cáo các vụ tai nạn hạt nhân gần đây.[20]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “SOURCES, EFFECTS AND RISKS OF IONIZING RADIATION: UNSCEAR 2013 Report” (PDF). Unscear.org. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019.
- ^ Richard Schiffman (ngày 12 tháng 3 năm 2013). “Two years on, America hasn't learned lessons of Fukushima nuclear disaster”. The Guardian.
- ^ Martin Fackler (ngày 1 tháng 6 năm 2011). “Report Finds Japan Underestimated Tsunami Danger”. New York Times.
- ^ “Regulator OKs safety report on Kashiwazaki-Kariwa units - World Nuclear News”. World-nuclear-news.org. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019.
- ^ “IAEA Team to Report on Kashiwazaki Kariwa Nuclear Power Plant Examination” (PDF). Iaea.org. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019.
- ^ Staff, IAEA, AEN/NEA. International Nuclear and Radiological Events Scale Users' Manual, 2008 Edition (PDF). Vienna, Austria: International Atomic Energy Agency. tr. 184. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Yablokov, Alexey V.; Nesterenko, Vassily B.; Nesterenko, Alexey; Sherman-Nevinger, consulting editor, Jannette D. (2009). Chernobyl: Consequences of the Catastrophe for People and the Environment. Boston, MA: Blackwell Publishing for the Annals of the New York Academy of Sciences. ISBN 978-1-57331-757-3. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2016.
- ^ M.V. Ramana. Nuclear Power: Economic, Safety, Health, and Environmental Issues of Near-Term Technologies, Annual Review of Environment and Resources, 2009, 34, p. 136.
- ^ Matthew Wald (ngày 29 tháng 2 năm 2012). “The Nuclear Ups and Downs of 2011”. New York Times.
- ^ Sovacool, Benjamin K. (2010). “A Critical Evaluation of Nuclear Power and Renewable Electricity in Asia”. Journal of Contemporary Asia. 40 (3): 369–400. doi:10.1080/00472331003798350.
- ^ Gralla, Fabienne, Abson, David J., and Muller, Anders, P. et al. "Nuclear accidents call for transidsciplinary energy research", Sustainability Science, January 2015.
- ^ Kristin Shrader-Frechette (tháng 10 năm 2011). “Fukushima, Flawed Epistemology, and Black-Swan Events” (PDF). Ethics, Policy and Environment, Vol. 14, No. 3.
- ^ Johnston, Robert (ngày 23 tháng 9 năm 2007). “Deadliest radiation accidents and other events causing radiation casualties”. Database of Radiological Incidents and Related Events.
- ^ Gusev, Igor; Guskova, Angelina; Mettler, Fred A. (ngày 28 tháng 3 năm 2001). Medical Management of Radiation Accidents, Second Edition (bằng tiếng Anh). CRC Press. ISBN 9781420037197.
- ^ Strengthening the Safety of Radiation Sources p. 15.
- ^ “NRC: Information Notice No. 85-57: Lost Iridium-192 Source Resulting in the Death of Eight Persons in Morocco”. Nrc.gov.
- ^ The Radiological Accident in Goiania p. 2, Pub.iaea.org
- ^ Pallava Bagla. "Radiation Accident a 'Wake-Up Call' For India's Scientific Community" Science, Vol. 328, ngày 7 tháng 5 năm 2010, p. 679.
- ^ “IAEA Scientific and Technical Publications of Special Interest”. Pub.iaea.org. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2016.