Bước tới nội dung

Mua bán dịch vụ trực tuyến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thành viên:Lê thu phương)

Mua bán dịch vụ trực tuyến: Mua bán dịch vụ trực tuyến là quá trình mà người tiêu dùng với doanh nghiệp, doanh nghiệp với các đối tác trực tiếp mua bán dịch vụ mà không thông qua một dịch vụ trung gian, tất cả các quá trình trao đổi giao dịch diễn ra qua Internet. Các dịch vụ trực tuyến như vô hình nhưng trên mạng là một gói sản phẩm trọn bộ cho người bán và người mua thỏa thuận thông qua các gian hàng ảo, các cửa hàng trực tuyến tương tự cửa hàng vật lí ở các chợ, trung tâm mua sắm.

Mua bán dịch vụ trực tuyến mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và những cơ hội tuyệt vời cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ như trường học, bệnh viện, doanh nghiệp… phát triển nâng cao dịch vụ khi chúng bước vào kỷ nguyên thông tin thế kỷ 21.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ 20 năm trước, hầu hết chúng ta đều không biết đến sự tồn tại của Internet như một nơi để mua sắm. Tesco và Asda bắt tay với các dịch vụ mua sắm tại nhà thông qua máy tính vào giữa những năm 1980, nhưng cho đến khi sự phát minh của World Wide Web của Tim Berners-Lee đã khiến cho việc sử dụng rộng rãi trên Internet trở thành một khả năng tiền để mua bán dịch vụ trực tuyến.

Năm 1992 cuốn sách “Future Shop: How new technologies will change the way we shop and what we buy” được xuất bản tóm tắt tương lai của vấn đề mua bán dịch vụ trực tuyến đồng thời mở ra cuộc cách mạng mới giúp mua bán dịch vụ trực tuyến bùng nổ.

Năm 1995: Amazon và eBay ra mắt tạo ra một nền tảng vững chắc đối với vấn đề mua bán dịch vụ trực tuyến.[1]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những năm gần đây mua bán dịch vụ trực tuyến ngày càng phát triển. Người sử dụng Internet vào năm 1997: 70 triệu người mua bán dịch vụ trực tuyến tới năm 2002: 587 triệu người. Cho tới hiện nay 2017 con số đã chiếm tới 90% dân số thế giới sử dụng mua bán dịch vụ trực tuyến.[2]
  • Dịch vụ là một dạng mặt hàng hóa có đặc thù riêng không cầm nắm và sở hữu vận chuyển đơn thuần như các hàng hóa khác. Khác với các dịch vụ mua bán hàng hóa số hóa trực tuyến, mua bán dịch vụ trực tuyến thực hiện giao dịch không vận chuyển hàng ngay đến nơi người tiêu dùng sử dụng trực tiếp mà có quá trình để người tiêu dùng tự cảm nhận đánh giá dịch vụ.
  • Khách hàng muốn tham gia mua bán dịch vụ trực tuyến chỉ cần có trong tay thiết bị di động hay máy tính có kết nối mạng internet đồng thời thẻ hay ví thanh toán điện tử.
  • Ưu điểm mua bán dịch vụ trực tuyến: Luôn linh hoạt khi trao đổi không có ngày nghỉ, giờ nghỉ, trao đổi nhanh chóng những dịch vụ nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế… vào thời gian cao điểm. Tiết kiệm thời gian, công sức và những tình huống phát sinh, tăng độ cạnh tranh giữa nhiều đối tượng dịch vụ trao đổi đồng thời thoải mái về giá cả và chất lượng dịch vụ mua bán.
  • Nhược điểm mua bán dịch vụ trực tuyến là khi đã hoàn thành giao dịch khó đổi trả gói dịch vụ, giao dịch với nhau bằng niềm tin ảo từ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản thanh toán, chất lượng dịch vụ, giá cả thanh toán….

Mục đích hệ thống mua bán dịch vụ trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống mua bán dịch vụ trực tuyến được xây dựng với mục tiêu là cung cấp một môi trường ảo trên internet giúp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi dịch vụ gặp gỡ khách hàng và trao đổi buôn bán nhanh chóng, tiện lợi thông qua hình thức trực tuyến qua internet. Người bán có thể bán được dịch vụ của mình và người mua có thể mua được dịch vụ nhanh chóng ở bất kì đâu và bất kì thời điểm nào với tất cả các hình thức thanh toán mà 2 bên đều có.

  • Đối với bên nhà cung cấp (người bán):  Hệ thống mua bán dịch vụ trực tuyến sẽ hỗ trợ một môi trường giao lưu, buôn bán linh động. Tăng tỉ lệ tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cho các loại hình dịch vụ đáp ứng tất cả nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Đối với bên tham gia (người mua): Hệ thống mua bán dịch vụ trực tuyến sẽ giúp người mua (hay còn gọi là các khách hàng của tổ chức cá nhân có nhu cầu về dịch vụ) tìm kiếm được các dịch vụ mong muốn với một kỳ vọng giá có thể chi trả.

Phân loại đối tượng dịch vụ trong mua bán

[sửa | sửa mã nguồn]

Vận tải: các website vận tải cho phép công ty vận tải thu nhận và tập hợp đơn hàng tốt hơn, phát huy tối đa công suất phương tiện, giá thành vận chuyển đảm bảo đưa khách hàng kịp thời tới nơi đã định. Các website này cũng cho phép khách hàng theo dõi hàng hóa trên đường vận chuyển. Ví dụ: ups.com, dhl.com, fedex.com.

Các dịch vụ du lịch: bán vé máy bay, vé xem phim, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ dưỡng trọn gói cho các gia đình đều có thể được thực hiện hiệu quả trên mạng, tiết kiệm chi phí cho người cung ứng dịch vụ và thời gian cho người tiêu dùng dịch vụ.

Thông tin về bản đồ du lịch, bản đồ địa danh cho phép du khách có thể đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và cung cấp các dịch vụ trực tuyến khi truy cập. Ví dụ: travelocity.com, expedia.com, biztrave.com, saigontaurist.com.vn,…

Dịch vụ cho thuê mua bất động sản. Ví dụ: hanoihousing.com, xxxxvietnam.com, nhadat.com.

Dịch vụ y tế: giúp các bác sĩ dược sĩ trao đổi phát minh, kinh nghiệm, tư vấn trực tiếp cho người bệnh qua mạng tăng chất lượng sức khỏe mọi nơi.

Dịch vụ thông tin

  • Thông tin tổng hợp: không thu phí từ truy cập thông tin của khách hàng, thu phí từ quảng cáo.
  • Thông tin chuyên ngành: phục vụ thu phí của khách hàng có chọn lọc.

Vận chuyển trực tuyến: theo dõi hàng gửi đi, tìm kiếm lịch vận chuyển… Ví dụ: www.ups.com, www.fedex.com.

Việc làm trực tuyến: truy cập đăng hồ sơ xin việc và tuyển dụng.

Một số đối tượng dịch vụ khác như pháp luật, chính phủ trực tuyến….[3]

Cơ chế hoạt động của hệ thống mua bán dịch vụ trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng cáo mua bán dịch vụ + Khách hàng có nhu cầu mua bán dịch vụ => Website mua bán dịch vụ trực tuyến => Đăng kí mua bán dịch vụ trực tuyến => Thanh toán => Chuyển giao dịch vụ trực tuyến

Các hình thức thanh toán mua bán dịch vụ trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu visa, master, american express, JCB có thể thanh toán trực tuyến tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.

Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ Connect24 Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với Ngân hàng Đông Á và cổng thanh toán OnePAY.

Thanh toán bằng ví điện tử: sở hữu ví điện tử của mobivi, payoo, VnMart người dùng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.

Trao đổi tiền mặt khi cung cấp dịch vụ: đây vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua bán dịch vụ qua các trang web vì đảm bảo độ an toàn, khách hàng nhận được dịch vụ đã đặt mua thì mới trả tiền.

Chuyển khoản ngân hàng: thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận dịch vụ. Cách thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông thường khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người bán ở cách xa nhau, không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.

Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế: Trong trường hợp người mua hoặc người bán ở cách xa, lại không có tài khoản ngân hàng thì có thể dùng cách này. Tuy nhiên sẽ tốn một khoản phí chuyển tiền; tùy dịch vụ của từng ngân hàng, mức phí có thể là vài chục nghìn đồng.[4]

Các hình thức chuyển giao mua bán dịch vụ trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Tải về: phương pháp thường được sử dụng cho các phương tiện truyền thông kĩ thuật số hay các sản phẩm như phần mềm, nhạc, phim ảnh hoặc hình ảnh.

In ra, cung cấp mã số, vã vạch, mã COD hay gửi email thông tin dữ liệu và địa chỉ để quét quyền sử dụng dịch vụ tại nơi giao nhận dịch vụ giữa bên mua và bên bán.

Phạm vi hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm vi về thời gian: Không giới hạn thời gian các bên mua bán dịch vụ trực tuyến.

Phạm vi về không gian: Đối với mỗi sản phẩm dịch vụ được mua bán đều được ấn định không gian theo tùy từng đặc điểm mỗi quốc gia vùng lãnh thổ có các đặc điểm truyền thống, luật pháp quy định khác nhau để có các dịch vụ tương thích phù hợp.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trích nguồn: Bản mẫu:Conrad Burns, Chair of U.S. Senate Communications Subcommittee
  2. ^ Trích nguồn Bản mẫu:Lịch sử mua bán dịch vụ trực tuyến.
  3. ^ Trích nguồn: Giáo trình TMĐT căn bản| Trường đại học Thương mại
  4. ^ Trích nguồn Bản mẫu:Cổng thông tin khoa học và công nghệ