Bước tới nội dung

Bendix Corporation

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bendix Corporation
Ngành nghềAutomotive
Tình trạngBuyout; 2002
Hậu thânKnorr Bremse
Thành lập1924; 100 năm trước (1924)
Người sáng lậpVincent Bendix
Trụ sở chínhAvon, Ohio, US
Công ty mẹ
Knorr Bremse
(2008-present)
Chi nhánh
  • Bendix Pacific (later Bendix Electrodynamics)
  • Bendix Scintilla
  • Bendix Field Engineering[1]
  • Red Bank
Websitehttps://www.bendix.com/en/

Bendix Corporation là một nhà sản xuất của Mỹ chuyên sản xuất hệ thống má phanh ô tô, đèn điện tử chân không, phanh máy bay, hệ thống thủy lực và điện hàng không, thiết bị điện tử hàng không, hệ thống kiểm soát nhiên liệu máy bay và ô tô, radio , tivi và máy tính .

Công ty này cũng nổi tiếng với tên gọi Bendix, được sử dụng trên máy giặt gia đình vào giữa thế kỷ 20, nhưng những máy này được sản xuất bởi một công ty đối tác đã cấp phép sử dụng tên của họ.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Logo Bendix những năm 1950
Logo Bendix những năm 1950
Logo Bendix những năm 1950

Công ty được thành lập bởi nhà phát minh Vincent Bendix sau khi ông sáng chế ra bộ truyền động mang tên ông vào năm 1914.[2] Sau đó Bendix mở tập đoàn mang tên mình tại một khách sạn ở Chicago năm 1914 với một thỏa thuận với công ty sản xuất phanh xe đạp Eclipse Machine Company, Elmira, New York khi đó đang gặp nhiều khó khăn. Bendix đã cấp phép cho công ty Eclipse Machine Company sản xuất bộ truyền động của mình mà ông mô tả là "một thiết bị sản xuất tại New York để khởi động động cơ đốt trong". Công ty này đã sản xuất một loại vít ren ba giá rẻ có thể được sử dụng để sản xuất các bộ phận truyền động khác.

Xe ô tô[sửa | sửa mã nguồn]

General Motors mua lại 24% cổ phiếu của Bendix vào năm 1924, không phải để vận hành Bendix mà để duy trì mối liên hệ trực tiếp và liên tục với sự phát triển của ngành hàng không, vì kỹ thuật của ô tô và máy bay khi đó khá giống nhau. Những năm 1920, Bendix sở hữu nhiều bằng sáng chế quan trọng cho các thiết bị áp dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Ví dụ: phanh, bộ chế hòa khí và bộ truyền động khởi động cho động cơ. Tập đoàn mua lại công ty chế tạo hệ thống phanh Bragg-Kliesrath vào cuối những năm 1920.[3] Năm 1942, Ernest R. Breech trở thành chủ tịch của Bendix, sau khi chuyển tới từ General Motors. Sau khi thể hiện xuất sắc khi làm việc tại Bendix bằng cách giới thiệu các triết lý quản lý của GM, Henry Ford II đã thuyết phục Breech chuyển đến Ford, nơi ông kết thúc sự nghiệp của mình. Đến năm 1940, Bendix đã có doanh số bán hàng đạt khoảng 40 triệu đô la. Năm 1948, General Motors bán cổ phần của mình tại Bendix vì GM muốn tập trung vào hoạt động kinh doanh ô tô đang mở rộng của mình. Bendix được thành lập chính thức vào năm 1924 tại South Bend, Indiana , Hoa Kỳ. Ban đầu, công ty sản xuất hệ thống phanh cho ô tô và xe tải, cung cấp cho General Motors và các nhà sản xuất ô tô khác. Bendix cũng cung cấp cả hệ thống phanh thủy lực và bộ tăng áp chân không TreadleVac cho các dây chuyền sản xuất của các công ty này trong nhiều thập kỷ.[a][4]

Năm 1956, Bendix giới thiệu Electrojector, một hệ thống phun xăng điện tử đa điểm, là tùy chọn trên một số mẫu xe ô tô năm 1958 do Chrysler chế tạo.[5][6][7]

Logo của Bendix năm 1968
Logo của Bendix năm 1968
Logo của Bendix năm 1968

Vào những năm 1960, phanh ô tô Bendix nổi tiếng với sự ra đời của phanh đĩa cố định và hệ thống "Duo-Servo" (gần như đã trở thành tiêu chuẩn thế giới cho phanh tang trống). Trong những năm 1960, Bendix cũng chế tạo phanh tàu lượn với chất lượng tốt nhất thế giới thời điểm đó.

Khi Allied Signal tiếp quản Bendix vào những năm 1980, công ty này đã nhanh chóng chuyển giao bộ phận phanh và lái cho TRW để tập trung vào mảng hàng không vũ trụ và ô tô đường sắt.

Bendix RIM-8 Talos

Bắt đầu từ những năm 1950 hoặc trước đó, Bendix Pacific đã thiết kế, thử nghiệm và sản xuất các bộ phận và hệ thống thủy lực, chủ yếu dành cho quân đội. Phần lớn hoạt động này được chuyển đến cơ sở mới ở Sylmar, California. Bendix đã đảm nhận sản xuất tên lửa RIM-8 Talos. Bendix cũng chế tạo và lắp đặt hệ thống đo cho các trạm mặt đất trong sứ mệnh vũ trụ có người lái đầu tiên của Mỹ. Cụ thể Bendix phát triển hệ thống theo dõi nhịp thở và máy đo nhịp tim giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe phi hành gia. Cũng tại cơ sở này mà Bendix đã phát triển hệ thống điện tử cho ngư lôi MK46. Các sản phẩm khác bao gồm hệ thống chỉ thị radar trên máy bay giúp phi công nhận biết tên lửa đất đối không đang nhắm tới.

Năm 1971, Bendix giới thiệu Hệ thống chống bó phanh (ABS) được vi tính hóa thực sự đầu tiên trên thế giới trên chiếc xe ô tô hạng sang Imperial của Chrysler. Việc sản xuất tiếp tục trong nhiều năm. Hiện tại trực thuộc Honeywell, Bendix tiếp tục sản xuất phanh ô tô và phanh cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.[8] Năm 2014, Honeywell đã bán mảng sản xuất phanh ô tô của Bendix cho MAT Holdings.[9]

Máy quang phổ khối[sửa | sửa mã nguồn]

Máy đo quang phổ khối Bendix MA-2 của Bendix

Qua hợp tác với nhà hóa học Fred McLafferty và Roland Gohlke và William C. Wiley và Daniel B. Harrington với Bendix Aviation vào những năm 1950 đã dẫn đến sự kết hợp giữa khối phổ và sắc ký khí, và sự phát triển của thiết bị sắc ký khí-khối phổ.[10]

Máy đo liều phóng xạ[sửa | sửa mã nguồn]

Bendix đã sản xuất Máy đo liều phóng xạ cho phòng thủ dân sự trong chiến tranh lạnh. Tập đoàn cũng chế tạo bộ đo Bức xạ gia đình để sử dụng trong gia đình, bao gồm liều kế CDV-746 và máy đo tỷ lệ CDV-736, trông giống như liều kế.

Thiết bị điện tử hàng không, quân sự và chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1929 Vincent Bendix mở rộng sang lĩnh vực hàng không và tái cấu trúc công ty thành "Bendix Aviation" để phản ánh các dòng sản phẩm mới.[11][12][13]

Bendix cung cấp cho các nhà sản xuất máy bay tất cả các loại hệ thống thủy lực , để phanh và kích hoạt cánh tà, và giới thiệu các thiết bị mới như bộ chế hòa khí áp suất phổ biến trên thị trường trong Thế chiến II. Công ty cũng sản xuất nhiều loại thiết bị điện và điện tử cho máy bay.

Trong Thế chiến thứ hai, Bendix đã chế tạo gần như mọi dụng cụ hoặc thiết bị phụ trợ cho máy bay quân sự. Bộ phận vô tuyến Bendix được thành lập vào năm 1937 để chế tạo máy phát/thu vô tuyến cho máy bay và các loại thiết bị điện tử hàng không khác. Trong chiến tranh, Bendix đã sản xuất khoảng 75% tổng số thiết bị điện tử hàng không trên máy bay Hoa Kỳ. Trong và sau chiến tranh, Bendix đã chế tạo nhiều loại thiết bị radar.

Bendix xếp thứ 17 trong số các tập đoàn của Hoa Kỳ về giá trị hợp đồng sản xuất thời chiến.[14]

Bendix sản xuất thanh chống oleo của thiết bị hạ cánh và bộ điều khiển nhiên liệu động cơ phản lực cho động cơ J79 đời đầu (động cơ sử dụng trên máy bay tiêm kích North American A-5 Vigilante, Lockheed F-104 Starfighter, McDonnell Douglas F-4 Phantom II, IAI Kfir, Convair B-58 Hustler), đồng thời thiết kế hệ thống dẫn đường tên lửa và lắp ráp tên lửa RIM-8 Talos cho Hải quân Hoa Kỳ. Mặt nạ và đồng hồ đo hàng không Bendix đã được sửa đổi và thử nghiệm để sử dụng trong các ứng dụng lặn và áp suất cao.[15][16]

Vào những năm 1950, Bendix và những công ty kế thừa đã quản lý các cơ sở của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ tại Kansas City, MissouriAlbuquerque. Các cơ sở này đã mua các thành phần phi hạt nhân cho vũ khí hạt nhân.

Máy tính Bendix G-15

Năm 1956, Bendix giới thiệu máy tính Bendix G-15, một mẫu máy tính cỡ nhỏ, với doanh số bán khoảng 400 chiếc với giá khởi điểm dưới 50.000 đô la. Bộ phận sản xuất máy tính của Bendix về sau được chuyển cho Control Data Corporation từ năm 1963.

Thiết kế trường của Bendix G-15 là Harry Huskey, đã từng làm việc cùng Alan Turing tại Anh. Huskey sáng tạo hầu hết thiết kế của mình khi còn là giáo sư tại Berkeley đồng thời cũng là nhà cố vấn.

Công ty Bendix được đổi tên thành Tập đoàn Bendix năm 1960. Những năm 1960 công ty đã chế tạo hệ thống liên lạc trên không và trên mặt đất cho NASA. Bendix sản xuất cấu trúc dẫn đường quán tính ST-124-M3 sử dụng trên tên lửa đẩy Saturn V. Năm 1966 NASA đã lựa chọn Bendix Aerospace Systems Division, Ann Arbor, Michigan để thiết kế và chế tạo thử nghiệm, và hỗ trợ vận hành cho Gói thí nghiệm bề mặt Mặt trăng (Apollo Lunar Surface Experiments Package (ALSEP)) trong chương trình Apollo.

Bendix cũng đảm nhận việc chế tạo hệ thống nhiên liệu trên máy bay Lockheed SR-71 Blackbird.

Hàng hải

Trong Chiến tranh thế giới 2, Bendix được giao nhiệm vụ chế tạo máy liên lạc giữa thuyền trưởng và thủy thủ vận hành động cơ tàu chiến của Hải quân Mỹ.[17]

Máy giặt[sửa | sửa mã nguồn]

Đồ điện gia dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Ti vi gia đình do Bendix chế tạo

Bendix ban đầu sản xuất radio và Máy hát cho thị trường sau Chiến tranh thế giới 2 do công ty vốn có kinh nghiệm trong chế tạo hệ thống radio trên máy bay. Năm 1948, Bendix bắt đầu bán radio lắp trên xe hơi cho Ford và các nhà sản xuất ô tô khác. Từ năm 1950 đến năm 1959, Bendix sản xuất tivi. Sản xuất radio cho thương mại bán lẻ tăng nhanh vào những năm 1950, nhưng dừng lại nhanh chóng vào những năm 1960 khi Ford, General Motors và Chrysler bắt đầu tự chế tạo radio trên xe hơi của mình.

Lịch sử gần đây[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ năm 2002, Bendix đã trở thành công ty con của Knorr-Bremse.[18]Vào tháng 2 năm 2020, Bendix thông báo rằng họ sẽ chuyển trụ sở chính từ Elyria, Ohio đến Avon, với ngày khai trương cơ sở mới dự kiến ​​là tháng 11 năm 2021.[19]

Sáp nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Bendix đã được Allied Corporation mua lại vào năm 1983 với giá 85 đô la Mỹ cho mỗi cổ phiếu. Allied Corporation, sau này được đổi tên thành AlliedSignal, cuối cùng đã được Honeywell mua lại, và Bendix đã trở thành một thương hiệu của Honeywell. Bộ phận Hệ thống giao thông của Honeywell cung cấp dòng sản phẩm má phanh, má phanh và các hệ thống thủy lực hoặc chân không khác của Bendix, và thương hiệu thiết bị điện tử hàng không Bendix/King.

Năm 2002, Knorr-Bremse tiếp quản mảng kinh doanh phanh xe thương mại từ Honeywell và Bendix Commercial Vehicle Systems trở thành công ty con của Knorr-Bremse.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Footnotes[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Henri Perrot was a French engineer who patented his designs for drum brakes and shoes. In 1924, after meeting at a European auto show, Vincent Bendix acquired the license to manufacture Perrot's shoe-brake patents.

Notes[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bendix Field Unit To Move”. Baltimore Sun. 20 tháng 9 năm 1968.
  2. ^ Vincent Bendix, "Starter for Engines", US patent 1125935, issued 1915-01-26
  3. ^ Hyland, Pat; Schoneberger, W.A. (1993). Call me Pat : the autobiography of the man Howard Hughes chose to lead Hughes Aircraft. Virginia Beach, VA: Donning Co./Publishers. tr. 147. ISBN 9780898658736.
  4. ^ Bendix Brakes, History Lưu trữ 2012-03-02 tại Wayback Machine
  5. ^ Bendix Electrojector Brochure, dated 12-56, Title: "Electronic Fuel Injection For Passenger Cars"
  6. ^ The News-Palladium, Title: "Fuel Injection For Cars Built By Bendix", September 19, 1956, page7
  7. ^ New Chrysler Fuel System Is Introduced Chicago Daily Tribune September 29, 1957 page A9
  8. ^ “Bendix Brakes official website”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ “MAT to acquire Bendix trademark”. Tire Business. 13 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015. MAT Holdings Inc. [...] is acquiring from Honeywell International Inc. the exclusive license for the Bendix trademark for automotive braking products sold in the U.S.
  10. ^ Jones, Mark. “Gas Chromatography-Mass Spectrometry”. American Chemical Society. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ “1929: Bendix Building, 1206 South Maple Avenue in Los Angeles for the Bendix Aviation Corporation”. Water and Power Associates. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ “History”. Bendix Building. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ Sinco, Luis (6 tháng 5 năm 2003). “The Bendix Building sign is relit as part of an effort to restore signs in the Historic Wilshire Neon Corridor. The neon sign is one of the largest in downtown Los Angeles”. Getty Images (bằng tiếng Anh). Los Angeles Times
  14. ^ Peck, Merton J. & Scherer, Frederic M. (1962). The Weapons Acquisition Process: An Economic Analysis. Harvard Business School. p. 619.
  15. ^ Leyden, CJ (1957). “Bendix-Friez Wrist Depth Gauge”. NEDU-Evaluation-9-57. United States Navy Experimental Diving Unit Technical report. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2013. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  16. ^ Blockwick, TN (1950). “Determination of the Potentialities of the Bendix, MSA and Cousteau-Gagnon Demand Breathing Appliances for Descents to 400 Feet and the Measurement of the Amounts of Gas Required for the Various Depths”. NEDU-RR-5-50. United States Navy Experimental Diving Unit Technical report. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2013. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  17. ^ “Marine Surplus Seller, Issues 13-22”. Google Books. United States Maritime Commission. 1946. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2019.
  18. ^ “Bendix Commercial Vehicle Systems”. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  19. ^ “550 jobs leaving Elyria as Bendix opens new, multi-million dollar brake plant in Avon”. WOIO. 26 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “NYT_1” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Bibliography[sửa | sửa mã nguồn]

Link ngoài[sửa | sửa mã nguồn]