Bước tới nội dung

Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng cục Khí tượng Thủy văn
Tên viết tắtVNMHA
Thành lập3 tháng 10 năm 1945; 79 năm trước (1945-10-03)
LoạiCơ quan nhà nước cấp Tổng cục
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Mục đíchThực thi pháp luật về khí tượng thủy văn trong phạm vi cả nước
Trụ sở chínhSố 8 Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa
Vị trí
Vùng phục vụ
 Việt Nam
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Chủ quản
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang webhttp://vnmha.gov.vn/

Tổng cục Khí tượng Thủy văn là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về khí tượng thủy văn trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục được quy định tại Quyết định số 10/2023/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.[1]

Lịch sử phát triển[2]

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18/4/1891, thành lập Trạm Khí tượng đầu tiên tại Tòa Công sứ Nam Định.

Ngày 16/9/1902, Toàn quyền Đông Dư­ơng ra Nghị định thành lập tại Đông Dương Đài Quan sát Từ trường và Khí tượng Trung ương (Đài Phủ Liễn, Hải Phòng).

Ngày 3/10/1945, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Giao thông Công chính.[3]

Ngày 28/9/1955, Chính phủ ban hành Nghị định số 588/TTg thành lập Nha Khí tượng trực thuộc Phủ Thủ tướng.

Ngày 5/6/1956, Chính phủ ban hành Nghị định số 916/TTg thành lập Nha Khí tượng Thủy văn.

Ngày 29/12/1958, Chính phủ ban hành Nghị định số 563/TTg chuyển công tác thủy văn sang Bộ Thủy lợi và đổi tên Nha Khí tượng Thủy văn thành Nha Khí tượng trực thuộc Phủ Thủ tướng.

Ngày 14/10/1975, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 21-NQ/QHK6 thành lập Tổng cục Khí tượng Thủy văn trên cơ sở hợp nhất Nha Khí tượng và Cục Thủy văn (thuộc Bộ Thủy lợi).

Ngày 5/11/1976, Chính phủ ban hành Nghị định số 215/CP sáp nhập khí tượng và thủy văn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Khí tư­ợng Thủy văn gồm 6 Vụ, 38 Đài KTTV tỉnh, thành và 12 đơn vị sự nghiệp.

Ngày 11/11/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục KTTV gồm 7 Vụ, 9 Đài KTTV khu vực và 8 đơn vị sự nghiệp.

Ngày 11/11/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP[4] thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Ngày 9/1/2003, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 15/2003/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Ngày 17/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 128/2008/QĐ-TTg[5] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngày 24/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 77/2013/QĐ-TTg[6] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần 2

Ngày 4/4/2017, Tổng cục Khí tượng Thủy văn được thành lập lại theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ,[7] trên cơ sở Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và mảng khí tượng thủy văn tách ra từ Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (cơ quan tách ra còn lại là Cục Biến đổi khí hậu).

Ngày 23/1/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Ngày 17/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1821/QĐ-TTg về lấy ngày 3 tháng 10 làm Ngày truyền thống ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam.[8]

Ngày 24/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2023/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Lãnh đạo Tổng cục[9]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phó Tổng cục trưởng:
  1. ThS. Lê Hồng Phong[10]
  2. TS. Hoàng Đức Cường[11]
  3. TS. La Đức Dũng[12]
  4. TS. Đặng Thanh Mai[13]

Cơ cấu tổ chức[14]

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị giúp việc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Tổng cục
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính
  • Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế
  • Vụ Quản lý mạng lưới khí tượng thủy văn
  • Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn

Các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia
  • Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
  • Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn
  • Trung tâm Công nghệ khí tượng thủy văn
  • Trung tâm Hải văn
  • Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn[15]

Các đơn vị sự nghiệp ở Địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ
  • Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên
  • 54 Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh
  • Gần 500 trạm quan trắc Khí tượng Thủy văn, hải văn, môi trường, ra đa thời tiết

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ LuatVietnam. “Quyết định 10/2023/QĐ-TTg cơ cấu Tổng cục Khí tượng Thủy văn”. LuatVietnam (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ “Lịch sử phát triển Tổng cục Khí tượng Thủy văn”.
  3. ^ “Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam (03/10/1945 – 03/10/2020)”.
  4. ^ “Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ”.
  5. ^ “Quyết định số 128/2008/QĐ-TTg ngày 17/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ”.
  6. ^ “Quyết định 77/2013/QĐ-TTg ngày 24/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ”.
  7. ^ “Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ”.
  8. ^ “Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 17/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ”.
  9. ^ “Lãnh đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn”.
  10. ^ “Đoàn công tác Tổng cục Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ làm việc tại Cà Mau”.
  11. ^ “Trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn”.
  12. ^ “Tổng cục KTTV kiểm tra tình hình thi hành pháp luật KTTV tại Sơn La”.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Việt Nam tổ chức cuộc họp kỹ thuật của Hiệp hội khí tượng khu vực II châu Á”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ Theo Điều 3, Quyết định số 10/2023/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ
  15. ^ “Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn