Bước tới nội dung

Tái Công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tải Công)
Tái Công
Trang Cung Thân vương
Trang Thân vương
Nhiệm kỳ
1902 - 1915
Tiền nhiệmTái Huân
Kế nhiệmPhổ Tự (danh nghĩa)
Thông tin cá nhân
Sinh1859
Mất1915
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Dịch Nhân
Anh chị em
Tái Huân
Hậu duệ
Phổ Tự
Gia tộcÁi Tân Giác La thị
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Thanh

Tái Công (tiếng Trung: 載功; 1859 – 1915) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Tái Công được sinh ra vào giờ Mẹo, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) năm Hàm Phong thứ 9 (1859), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ tư của Trang Hậu Thân vương Dịch Nhân và là em trai của Dĩ cách Trang Thân vương Tái Huân (載勛). Mẹ ông là Trắc Phúc tấn Vương Giai thị (王佳氏).

Năm Quang Tự thứ 6 (1880), tháng 11, ông được phong làm Nhị đẳng Trấn quốc Tướng quân (二等镇国将军). Năm thứ 28 (1902), tháng 9, anh trai ông là Trang Thân vương Tái Huân vì có liên quan đến khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nên bị đoạt tước và ban cho tự sát, nên ông được thế tập tước vị Trang Thân vương đời thứ 11. Năm Dân Quốc thứ 4 (1915), ngày 27 tháng giêng (âm lịch), ông qua đời, thọ 58 tuổi, được truy thụy Trang Cung Thân vương (莊恭親王).[1] Ông là vị Trang Thân vương chính thức cuối cùng của nhà Thanh, dù sau khi ông qua đời, con trai trưởng là Phổ Tự (溥绪) vẫn tập tước Trang Thân vương, nhưng khi ấy nhà Thanh đã sụp đổ, nên danh vị đó cũng trở thành hư vô.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đích Phúc tấn: Phú Sát thị (富察氏), con gái của Cố Luân Ngạch phò Cảnh Thọ.
  • Con trai
  1. Phổ Tự (溥绪; 1882 – 1933), mẹ là Đích Phúc tấn Phú Sát thị. Năm 1915 được thế tập tước vị Trang Thân vương (莊親王). Có một con trai.
  2. Phổ Tấn (溥縉; 1887 - ?), mẹ là Đích Phúc tấn Phú Sát thị.
  3. Phổ Duy (溥維; 1894 - ?), mẹ là Đích Phúc tấn Phú Sát thị.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  1. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1998), tr. 4733, Chú thích tập 6, Quyển 171.