Bước tới nội dung

Supiori (đảo)

0°45′N 135°30′Đ / 0,75°N 135,5°Đ / -0.750; 135.500
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Supiori
Supiori trên bản đồ Papua
Supiori
Supiori
Địa lý
Vị tríMelanesia; châu Đại Dương
Tọa độ0°45′N 135°30′Đ / 0,75°N 135,5°Đ / -0.750; 135.500
Quần đảoQuần đảo Schouten
Diện tích514,49 km2 (19.864,6 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất1.034 m (3.392 ft)
Hành chính
Tỉnh Papua
HuyệnSupiori
Nhân khẩu học
Dân số17048
Mật độ33 /km2 (85 /sq mi)
Thông tin khác
Múi giờ
Supiori là một pjaanf của quần đảo Schouten

Supiori là một đảo thuộc quần đảo Schouten trên vịnh Cenderawasih, ngay phía tây của đảo Biak thuộc tỉnh Papua, Tây New Guinea, Indonesia.

Đảo có địa hình hiểm trở, rừng mưa nhiệt đới bao phủ phần lớn đảo. Đảo dài khoảng 40 km và rộng 25 km, có tổng diện tích 514,49 km² (bao gồm các đảo nhỏ ngoài khơi như Rani nhưng không bao gồm quần đảo Aruri lân cận). Điểm cao nhất của đảo có độ cao 1.034 m.

Các khu định cư chính bao gồm Korido trên bờ biển phía nam và Yenggarbun trên bờ biển phía bắc. Phía nam Supiori là các đảo san hô nhỏ Aruri (Insumbabi) và Rani. Trước năm 1963, hòn đảo này là một phần của New Guinea thuộc Hà Lan. Đảo bao gồm huyện Supiori của tỉnh Papua.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn đảo được người châu Âu nhìn thấy lần đầu tiên khi một người Bồ Đào Nha là Jorge de Menezes đến vào năm 1526. Menezes đổ bộ lên quần đảo Biak, là nơi ông buộc phải trú đông.[1] Một trong những lần nhìn thấy đầu tiên thuộc về nhà hàng hải người Tây Ban Nha Álvaro de Saavedra vào ngày 24 tháng 6 năm 1528, khi cố gắng từ Tidore trở về Tân Tây Ban Nha. Quần đảo Schouten được ghi là Islas de Oro (Quần đảo Vàng trong tiếng Tây Ban Nha).

Đảo được nhìn thấy một lần nữa bởi nhà hàng hải Tây Ban Nha Íñigo Órtiz de Retes vào năm 1545. Đảo được người Tây Ban Nha ghi vào bản đồ là Los Martires, có thể vì đó là nơi nhà hàng hải Tây Ban Nha Hernando de Grijalva bị thủy thủ đoàn nổi loạn của ông sát hại.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kratoska, Paul H. (2001). South East Asia, Colonial History: Imperialism before 1800, Volume 1 de South East Asia, Colonial History. Taylor & Francis. tr. 56.[1]
  2. ^ Hamy, Ernst T. "Comentarios sobre algunas cartas antiguas de la Nueva Guinea para servir a la historia del descubrimiento de aquel país por los navegantes españoles (1528-1606)," translated by Martín Ferreiro and included in the work of Justo Zaragoza in Boletín de la Sociedad Geográfica de Madrid, tIV, primer semestre, 1878, p.44