Bước tới nội dung

Weser

53°32′8″B 8°33′56″Đ / 53,53556°B 8,56556°Đ / 53.53556; 8.56556
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sông Weser)
Weser
Werser (tiếng Hạ Đức)
Sông
Weser gần Bad Oeynhausen.
Nguồn gốc tên: *weis, german, nghĩa là chảy
Quốc gia  Đức
Bundesland Bremen, Hạ Sachsen, Nordrhein-Westfalen, Thüringen, Hessen
Các phụ lưu
 - tả ngạn Diemel, Emmer, Werre, Große Aue, Hunte
 - hữu ngạn Aller, Lesum
Cities Bremerhaven, Bremen, Minden, Hamelin, Hann. Münden, Kassel
Nguồn
 - Vị trí Nơi hợp lưu của các sông FuldaWerra tại Hann. Münden
 - Cao độ 116 m (381 ft)
 - Tọa độ 51°25′17″B 9°38′53″Đ / 51,42139°B 9,64806°Đ / 51.42139; 9.64806
Cửa sông biển Wadden/biển Bắc
 - vị trí Bremerhaven/Nordenham
 - cao độ 0 m (0 ft)
 - tọa độ 53°32′8″B 8°33′56″Đ / 53,53556°B 8,56556°Đ / 53.53556; 8.56556
Chiều dài 452 km (281 mi)
Lưu vực 46.306 km2 (17.879 dặm vuông Anh)
Lưu lượng
 - trung bình 327 m3/s (11.548 cu ft/s)
Lưu vực Weser

Weser (phát âm tiếng Đức: [ˈveːzɐ]) là một sông ở tây bắc Đức. Được hợp thành khi hai sông FuldaWerra hợp lưu tại Hannoversch Münden, sông chảy qua bang Hạ Sachsen, sau đó tiến đến thành phố Bremen, rồi chảy tiếp 50 km về phía bắc để đổ ra biển Bắc tại thành phố Bremerhaven. Bên bờ đối diện (phía tây) là thị trấn Nordenham ở chân của bán đảo Butjadingen. Weser có tổng chiều dài là 452 km. Cùng với chi lưu Werra, bắt nguồn từ bang Thüringen, chiều dài của sông là 744 km.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Về mặt ngôn ngữ, tên của cả hai sông Weser và Werra đều có chung nguồn gốc, sự khác biệt là do ranh giới ngôn ngữ cũ giữa tiếng Thượng Đứctiếng Hạ Đức, tiếp xúc với nhau ở Hannoversch Münden.

Tên gọi Weser tồn tại song song với tên của Wear tại Anh và Vistula tại Ba Lan, tất cả đều có gốc từ *weis- "chảy", bắt nguồn từ tiếng Anh cổ/tiếng Frisia cổ wāse "bùn", tiếng Norse cổ veisa "chất nhờn, vũng ứ đọng", tiếng Hà Lan waas "bãi cỏ", tiếng Saxon cổ wasođất ẩm ướt, bãi lầy", tiếng Thượng Đức cổ wasal "mưa".

Dòng chảy

[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Weser là sông chảy ra biển dài nhất nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Đức.

Phần thượng lưu trong dòng chảy của Weser phải qua một vùng đồi núi gọi là Weserbergland. Nó trải dài từ nơi hợp lưu của Fulda và Werra đến Porta Westfalica, nơi sông phải qua một hẻm núi giữa hai dãy núi, Wiehengebirge ở phía tây và Weserbergland ở phía đông.

Giữa Minden và cửa sông đổ ra biển Bắc, sông phần lớn đã bị kênh đào hóa, cho phép tàu có trọng tải đến 1.200 tấn đi lại trên sông. Trong suốt dòng chảy của sông có tám đập thủy điện. Sông được kết nối với kênh đào Dortmund-Ems qua kênh đào Küsten (kênh đào Ven biển), và có một kênh khác nối giữa sông (tại Bremerhaven) với sông Elbe. Có một hồ chứa lớn trên sông Eder, chi lưu chính của Fulda, được sử dụng để điều chỉnh mực nước trên sông Weser nhằm đảm bảo độ sâu thích hợp cho tàu bè đi lại trong suốt cả năm. Đập được xây dựng vào năm 1914, song đã bị máy bay Anh đánh bom và phá hủy và tháng 5 năm 1943, khiến cho hạ nguồn bị thiệt hại nghiêm trọng và xấp xỉ 70 người thiệt mạng, song đã được xây dựng lại trong vòng bốn tháng. Ngày nay, hồ chứa Edersee là một khu vực nghỉ dưỡng mùa hè lớn và cung cấp một lượng điện năng đáng kể thông qua công trình thủy điện.

Chi lưu lớn nhất của Weser là Aller, hợp lưu ở phía nam Bremen. Các chi lưu của Weser và Werra (từ đầu nguồn) là:

Các đô thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đô thị dọc theo Weser, từ điểm hợp lưu của Werra và Fulda đến chứa sông, gồm: Hann. Münden, Beverungen, Höxter, Holzminden, Bodenwerder, Hameln, Hessisch Oldendorf, Rinteln, Vlotho, Bad Oeynhausen, Porta Westfalica, Minden, Petershagen, Nienburg, Achim, Bremen, Brake, Nordenham, Bremerhaven.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dieter Berger: Geographische Namen in Deutschland. Duden-Verlag, Mannheim 1999.
  • Hans Krahe: Sprache und Vorzeit. Quelle & Meyer, Heidelberg 1954. (Zur alteuropäischen Hydronomie.)
  • Julius Pokorny: Indogermanisches etymologisches Wörterbuch. Francke, Bern 1959.

Địa chất học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Karsten Meinke: Die Entwicklung der Weser im Nordwestdeutschen Flachland während des jüngeren Pleistozäns. Diss., Göttingen 1992. Mit Bodenprofilen der Weserstädte.
  • Ludger Feldmann und Klaus-Dieter Meyer (Hrsg.): Quartär in Niedersachsen. Exkursionsführer zur Jubiläums-Hauptversammlung der Deutschen Quartärvereinigung in Hannover. DEUQUA-Exkursionsführer, Hannover 1998, S.89ff.
  • Hans Heinrich Seedorf und Hans-Heinrich Meyer: Landeskunde Niedersachsen. Natur und Kulturgeschichte eines Bundeslandes. Band 1: Historische Grundlagen und naturräumliche Ausstattung. Wachtholz, Neumünster 1992, Seite 105ff.
  • Ludger Feldmann: Das Quartär zwischen Harz und Allertal mit einem Beitrag zur Landschaftsgeschichte im Tertiär. Papierflieger, Clausthal-Zellerfeld 2002, Seite 133ff und passim.

Khảo cổ học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bremer Archäologische Blätter, Beiheft 2/2000 zur gleichnamigen Ausstellung im Focke-Museum: Siedler, Söldner und Piraten, Chauken und Sachsen im Bremer Raum, © Der Landesarchäologe Bremen, ISSN 0068-0907.
  • Bremer Archäologische Blätter, Beiheft 3/2004 zur gleichnamigen Ausstellung im Focke-Museum: Gefundene Vergangenheit, Archäologie des Mittelalters in Bremen, © Der Landesarchäologe Bremen, ISBN 3-7749-3233-6. (wg.Geschichte des Weserarms Balge)

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Georg Bessell: Geschichte Bremerhavens. Morisse, Bremerhaven 1927, 1989.
  • Heinz Conradis: Der Kampf um die Weservertiefung in alter Zeit. In: Bremisches Jahrbuch. Bremen 41.1944.
  • J. W. A. Hunichs: Practische Anleitung zum Deich-, Siel- und Schlengenbau. Erster Theil, von den Sielen. Bremen 1770.
  • Die Kanalisierung der Mittelweser. Herausgegeben von der Mittelweser AG, Carl Schünemann Verlag, Bremen 1960.
  • Kuratorium für Forschung im Küsteningenieurswesen: Die Küste. In: Archiv für Forschung und Technik an der Nord- und Ostsee. Boyens, Heide 51.1991. ISSN 0452-7739

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]