Sách lược chính trị
Một phần của loạt bài |
Chiến lược |
---|
Bộ khung và công cụ |
Danh sách |
Sách lược chính trị hay Chiến lược chính trị[1] là đường lối, phương pháp, cách thức của một hệ thống quản trị lớn, thường là một chính phủ, đảng phái chính trị, nhằm đạt được mục tiêu chính trị trong việc quản trị quốc gia, tổ chức.[2] Thuật ngữ cũng dùng trong quản trị doanh nghiệp, nhằm đạt mục tiêu trong việc quản trị một công ty, một tập đoàn kinh doanh.
Đây là chiến lược dùng trong lĩnh vực chính trị, bao gồm quản trị quốc gia, hoặc quản trị doanh nghiệp. Trong quản trị quốc gia, nó phản ánh qua các văn bản kế hoạch, là một phần thuộc về Chính sách. Trong khi chính sách là chương trình hành động phổ quát, liệt kê các đường hướng hoạt động chính trị mà nhà nước phải thực thi, thì chiến lược được sáng tạo nhằm thích ứng một hoàn cảnh chính trị cụ thể, tập hợp các phương pháp chính trị, hướng đến việc đạt mục tiêu lớn về vĩ mô trong dài hạn.
Danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là danh sách các chiến lược chính trị. Sự sắp xếp theo hệ thống chỉ có tính tương đối. Danh sách này chỉ có tính liệt kê, không diễn giải sự liên quan, kết nối hay chồng lấn của các khái niệm. Mỗi một đề mục nhỏ của danh sách nên được hiểu một cách độc lập với nhau.
- Biển đóng (Luật Quốc tế)
- Biển mở (Luật Quốc tế)
- Cách mạng màu
- Cáo buộc vi phạm nhân quyền
- Cáo buộc vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Cắt đất cầu hòa
- Cấm vận
- Cây gậy lớn (en:Big Stick ideology)
- Cây gậy và củ cà rốt
- Chia để trị
- Chiến tranh tâm lý
- Chiến lược Xoay trục[3]
- Chiêu bài dân chủ
- Chính sách cân bằng
- Chính sách Ánh Dương
- Chính sách Cây Sậy
- Chính sách Chung sống hòa bình
- Chính sách "cô lập vinh quang"
- Chính sách đại đoàn kết dân tộc[4]
- Chính sách Không tấn công trước
- Chính sách kìm chế
- Chính sách nhân nhượng
- Chủ nghĩa khu vực
- Dân vận và Binh - Địch vận
- Diễn biến hòa bình
- Diễn tập quân sự
- Dĩ Di công Di[5]
- Dùng người Việt trị người Việt
- Đảo chính
- Đối trọng quyền lực
- Đồng hóa văn hóa
- Đường chín đoạn
- Hiệp ước bất tương xâm
- Hiệp ước hòa bình riêng rẽ
- Hòa bình thông qua sức mạnh
- Hợp tung
- Khối thịnh vượng chung
- Kiểm duyệt
- Kích động xung đột
- Lãnh thổ tự trị
- Liên hoành
- Liên minh
- Lý thuyết Tam chiến[6]
- Một nước hai chế độ
- Mở để Kết thúc
- Nằm vùng
- Ngoại giao pháo hạm
- Phản đảo chính
- Sáp nhập lãnh thổ
- Tằm ăn dâu
- Tẩy não (giáo dục)
- Thánh chiến
- Vết dầu loang trên biển Đông.
- Viễn giao cận công[7]
- Viện trợ
- Vương quyền - Thần quyền kết hợp
- Yêu sách lãnh thổ lịch sử
- Yêu sách vùng nước lịch sử
Nội dung khác
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Political Strategy in Party Government” (PDF). ECPR. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
tr. 2-3, trích:"...Mặc dù chiến lược là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong thực tế cũng như trong khoa học, cho đến nay chúng ta vẫn không thấy cơ sở chung cho sự hiểu biết về chiến lược chính trị và nền tảng sâu sắc hơn cho mục đích phân tích..." (Although strategy is an extensively used notion in practice as well as in science, thus far we still fail to see common grounds for the understanding of political strategy and deeper foundations for analytical purposes) - ^ Peter Schröder (2012), dịch từ nguyên bản tiếng Đức của Anya Malhotra, Political Strategies Lưu trữ 2020-06-29 tại Wayback Machine
tr. 18, trích:"...Các chiến lược chính trị được sử dụng để thúc đẩy thông qua các ý tưởng hoặc khái niệm chính trị, ví dụ như giới thiệu luật mới, tạo ra các cấu trúc hành chính mới, thực hiện các biện pháp bãi bỏ quy định, tư nhân hóa hoặc phân cấp...." (Political strategies are used to push through political ideas or concepts, for instance the introduction of new laws or the creation of new administrative structures or the implementation of measures for deregulation, privatisation or decentralisation), truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020 - ^ Trọng Nghĩa (6 tháng 1 năm 2012). “Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ chính thức chuyển trọng tâm về châu Á”. RFI. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập 29 tháng 3 năm 2020.
- ^ Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh. NXB Chính trị quốc gia. 1995.
- ^ Viện Dân tộc học 1981, tr. 32, 33, 35.
- ^ Lê Vĩnh Trương (ngày 26 tháng 2 năm 2015). “Lý thuyết Tam chiến của Trung Quốc”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2020.
- ^ Ba mươi sáu kế, Chương IV.
Tạp chí
[sửa | sửa mã nguồn]- Viện Dân tộc học - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1981). “Tạp chí dân tộc học”. Viện Dân tộc học, Ủy ban Khoa học Xã Hội Việt Nam. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Bob Jessop (1985). Nicos Poulantzas: Marxist Theory and Political Strategy (bằng tiếng Anh). Macmillan International Higher Education. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2020.
- Laure Paquette (2002). Political Strategy and Tactics: A Practical Guide (bằng tiếng Anh). Nova Publishers. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2020., Đọc sách online tại đây
- Stephen Barber (2000). Political Strategy: Modern Politics in Contemporary Britain (bằng tiếng Anh). Liverpool Academic Press.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- “9 Types of Political Strategies”. iedunote.com.