Bước tới nội dung

Quyền lực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Quyền thế)
Có những rối loạn cảm xúc ảnh hưởng đến những người thực thi quyền lực dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó nổi bật là hội chứng hubris, chứng cuồng dâm, hamartia hoặc tự ái.

Quyền lực, được miêu tả theo khía cạnh khoa học xã hội, một mặt là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, nhóm người khác với ý nghĩa là "quyền lực"; mặt khác, nó đại diện cho 1 vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt, hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các cá nhân hoặc nhóm người khác (vd: quyền con người). Vế sau được hiểu theo tính pháp lý với ý nghĩa là "thẩm quyền", "quyền lợi" của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một hệ thống xã hội được bảo trợ bởi một nền tảng pháp luật đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là dựa trên các thỏa thuận và cam kết của những chủ thể tham gia trong xã hội (khế ước xã hội).

Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các "khả năng hành động, gây ảnh hưởng" cả về thể chất lẫn tinh thần của một người hoặc một nhóm người. Việc sử dụng thứ sức mạnh này để gây ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm người khác, có thể mang theo những ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực, dựa trên mục đích, nguyên tắc, cách thức sử dụng chúng. Cần phân biệt việc "lạm quyền" và việc "vi phạm giới hạn quyền lực". Lạm dụng quyền lực là việc sử dụng quyền lực mà không tuân theo những mục đích quy định cho sự tồn tại của quyền lực. Việc vượt quá phạm vi giới hạn quyền lực là việc không tuân theo những nguyên tắc, cách thức được quy định sẵn trong quá trình sử dụng quyền lực.

Một số khái niệm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo Robert Dahl, A có quyền lực đối với B khi ông ta (hoặc bà ta) có thể bắt buộc B làm điều mà B lẽ ra không làm.
  • Theo Steven Lukes, A thực thi quyền lực đối với B khi A tác động đến B theo cách trái ngược với lợi ích của B.
  • Theo Max Weber, quyền lực là khả năng của một chủ thể buộc chủ thể khác phải hành động theo ý muốn của mình, bất kể sự kháng cự.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Với cách hiểu ý nghĩa của từ quyền lực trong bối cảnh của xã hội loài người trong giai đoạn phát triển mang tính cộng đồng và có nhiều thay đổi bởi sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ ta có thể truy dẫn nguồn gốc của quyền lực dưới các nguồn sau:

  1. Từ góc độ quản lý hóa, cơ khí hóa: Thuật ngữ quyền lực được đặt ra bởi khả năng chi phối, tác động của ý chí người bằng các tiếp xúc vật lý trực tiếp lên các bộ phận hay toàn thể của máy móc hoặc các thiết bị cơ khí mà theo sự phân chia của chủ nghĩa Mác gồm ba bộ phận chính. Ở trường hợp này là sự tác động đến bộ phận điều khiển.
  2. Từ góc độ sự phối hợp lao động của tập thể người, có thể hiểu nguồn gốc của quyền lực đến từ sự phân chia các nhóm người trong xã hội bởi sự phân công lao động mà người này và người kia không thể làm việc một cách đơn lẻ nên cần có sự phối hợp giữa các các thể đơn lẻ, tuy vậy việc phân công ra một người đặc biệt có "công việc" riêng là quản lý người khác và phối hợp hành động của những người khác là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên nhưng ở xã hội người hành vi này mang những tính chất riêng biệt. Cụ thể người được phân công làm việc quản lý người khác phải có "quyền lực" tức khả năng thao túng nhóm người hoặc cá thể người thực hiện một công việc theo ý chí của mình, từ đây quyền lực được ra đời.
  3. Từ góc độ pháp luật, chính trị, có thể hiểu bản thân con người có những lợi ích khác nhau. Người nông dân cần đất đai để trồng trọt, người thương gia cần những mối hàng quen thuộc để bán hàng hóa của mình...cứ tiếp diễn như vậy xã hội phân chia thành những giai cấp có lợi ích khác nhau, tuy vậy có những giai đoạn những nhóm giai cấp trên có lợi ích mâu thuẫn nhau, đối lập nhau, điều này dẫn đến một tình trạng căng thẳng tột độ trong lòng xã hội mà cần có bên thứ ba đứng ra giải quyết. Và theo đó các nhóm mâu thuẫn trao quyền lực tức công cụ để giải quyết bất đồng giữa họ cho bên thứ ba. Bên thứ ba ấy chính là nhà nước mà theo khế ước xã hội họ tự nhường một số quyền của mình để nhà nước thực hiện thay.
  4. Từ góc độ đám đông, ta có thể hiểu quyền lực phát sinh từ tâm lý người do quá trình phản ánh thế giới hiện thực dẫn đến đám người này có cùng một cảm giác đối với một cá nhân do năng lực của chính cá nhân đó hay sự lần tưởng của đám đông. Điều này có thể lý giải bởi sự thông tin không cân xứng theo đó người có quyền lực là người nắm giữ thông tin.

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tương tác xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền lực đòi hỏi sự tương tác ít nhất của hai chủ thể, tức quyền lực là một quan hệ xã hội. Quyền lực là quá trình tương tác và sẽ không tồn tại cho đến khi nó được thể hiện thành các hành động tương tác của từ hai chủ thể trở lên.

Tính mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự tác động đến chủ thể khác luôn có chú ý cho dù kết quả như thế nào đi chăng nữa. Tính mục đích giúp phân biệt quan hệ của quyền lực (một chiều, có mục đích, có hiệu lực) với sự ảnh hưởng nói chung (hai chiều, không có chủ đích, không chắc chắn và hiệu lực) dù chúng có thể có chung hình thức thể hiện.

Tính cưỡng ép

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ quyền lực luôn dựa trên năng lực cưỡng ép (thưởng - phạt) đi kèm, đủ lớn để vượt qua sự chống đối. Đặc trưng này được coi là căn bản vì nó phân biệt quyền lực với các mối quan hệ xã hội có tính mục đích khác như thuyết phục, lừa đảo, dụ dỗ...

Tính chính đáng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính chính đáng bao gồm: tính công ích, tính hợp lệ trong cách thức đạt quyền lực và sử dụng quyền lực đúng mục đích và hiệu quả. Tính cưỡng ép của quyền lực dù có lớn đến đâu cũng chưa đảm bảo hoàn toàn kết quả cuối cùng đạt được theo đúng mục đích vì phụ thuộc vào tính chống đối của chủ thể bị chi phối. Do đó, quyền lực cần có tính chính đáng, được thể hiện ở quá trình và phương thức thuyết phục bằng lý lẽ và lương tri.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo chủ thể

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyền lực cá nhân (nhà vua, tổng thống, thủ tướng)
  • Quyền lực tổ chức (đảng chính trị, chính phủ, đoàn thể)
  • Quyền lực cộng đồng (giai cấp, dân tộc, nhân loại)

Theo hình thức

[sửa | sửa mã nguồn]

FrenchRaven (1959) đã chia quyền lực theo 4 hình thức như sau:[1]

  • Quyền lực cưỡng bức
  • Quyền lực ban thưởng
  • Quyền lực hợp pháp
  • Quyền lực tham chiếu
  • Quyền lực chuyên gia

Theo lĩnh vực

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyền lực chính trị (đảng phái, tổ chức nhà nước)
  • Quyền lực kinh tế (tập đoàn kinh tế, dòng vốn đầu tư)
  • Quyền lực tư tưởng (nhà trường, nhà thờ, nhà đài)
  • Quyền lực văn hóa
  • Quyền lực gia đình  

Theo cơ sở của quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sức mạnh
  • Vị thế thống trị
  • Thẩm quyền
  • Sự lôi cuốn, thuyết phục  

Theo hình thái quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ vào phương thức tác động, có thể phân loại quyền lực thành bốn loại hình chính như sau:

  • Sức mạnh (Force). Sức mạnh có thể được sử dụng theo ba cách: (1) Sức mạnh lợi ích (Utilitarian force) - các chủ thể bị tác động có thể nhận được các lợi ích mong muốn từ chủ thể quyền lực để đổi lại sự phục tùng; (2) Sự cưỡng bức (Coersive force) - được thực hiện dựa trên sự ép buộc hoặc đe dọa trừng phạt thân thể để đạt được sự phục tùng; (3) Sự thuyết phục (Persuative force) - được gọi là quyền lực thông tin hay truyền thông.
  • Vị thế thống trị (Dominance): có được từ việc chủ thể quyền lực thể hiện vai trò hoặc chức năng đã được xã hội thừa nhận.
  • Thẩm quyền (Authority): là quyền đưa ra các chỉ thị, mệnh lệnh cho người khác và buộc họ phải chấp hành.
  • Sự lôi cuốn, thuyết phục (Attraction): Là một hình thức của quyền lực xã hội, dựa trên khả năng của một chủ thể tác động đến chủ thể khác bởi những phẩm chất cá nhân của người đó.

Quan điểm khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Với cách hiểu nguồn gốc quyền lực từ góc độ pháp luật, chính trị có thể phân loại quyền lực thành bốn nhóm:

Phương thức giành quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Để đạt quyền lực thực tế các tổ chức, đảng phái có thể sử dụng các phương thức sau:

  • Dùng sức mạnh bạo lực bắt buộc phải phục tùng (Coercion)
  • Dùng lợi ích để dụ dỗ (reward power)
  • Thuyết phục (Persuation)
  • Thẩm quyền chính thức (Legitimate power)
  • Chuyên môn (Expert power) 123

Quá trình thực thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình thực thi quyền lực là quá trình nắm giữ, sở hữu các nguồn lực, chuyển hóa quyền lực và vượt qua sự kháng cự.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b PGS. TS Đỗ Minh Cương - Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. tapchicongsan.org.vn (23 tháng 6 năm 2018). “Một số lý thuyết về lãnh đạo, quản lý trên thế giới”. Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước. Truy cập 23 tháng 1 năm 2021.