Bước tới nội dung

Thông Caribe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pinus caribaea)
Thông Caribe
Pinus caribaea tại Amarkantak, Ấn Độ
Tình trạng bảo tồn

An toàn  (NatureServe)[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pinophyta
Lớp (class)Pinopsida
Bộ (ordo)Pinales
Họ (familia)Pinaceae
Phân họ (subfamilia)Pinoideae
Chi (genus)Pinus
Phân chi (subgenus)(Pinus)
Loài (species)P. caribaea
Danh pháp hai phần
Pinus caribaea
Morelet, 1851
Danh pháp đồng nghĩa
Pinus hondurensis Sénéclauze ( Xem trong bài)

Thông Caribe (danh pháp hai phần: Pinus caribaea) là một loài cây thuộc họ Thông (Pinaceae) bản địa khu vực Trung Mỹ, Cuba, Bahamasquần đảo Turks và Caicos. Loài này được Morelet miêu tả khoa học đầu tiên năm 1851.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài thông này có 3 phân loài khác biệt, trong đó có một phân loài đủ khác biệt đến mức một số tác giả coi là loài riêng rẽ:

Trong khi loài này về tổng thể không bị coi là đang bị đe dọa nhưng phân loài điển hình của Cuba bị suy giảm rõ nét do chặt phá rừng và hiện nay nó được IUCN coi là loài dễ thương tổn.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây gỗ nguyên sản cao tới 36 mét, đường kính 0,9 – 1,0 mét, vỏ màu nâu đỏ hoặc lửa đỏ. Cành một năm thô, màu nâu hoặc vàng đất, không có lông nhưng có phấn trắng. Các lá dạng vảy tồn tại 7-8 năm. Chồi màu nâu xám.

Lá kim, 2-3 lá làm thành một bó, thông thường 3, dài 12 –30 cm, mảnh, mềm và rủ xuống, bẹ lá cứng dài từ 1-1,2 cm, màu nâu sau trở thành đen. Nón cái không cuống mọc không tập trung, nón đực tập trung đầu cành.

Quả hình trứng dài, hơi cong, dài 5–12 cm, vảy màu nâu đỏ, giữa dày lên, có gai ngắn, hạt dài 6mm rộng 3mm, màu lửa hoặc nâu nhạt, có chấm, có cánh dài 2.5 cm. Lá mầm 6-7, ít khi 4-9. Cây nguyên sản ở Cuba và duyên hải bắc Mỹ, ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, vùng duyên hải lượng mưa cao và những vùng đất ẩm ướt.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là loài thông nhiệt đới, một trong những loài cây lá kim có tốc độ tăng trưởng cao nhất, năng suất cao. Loài cây này mới được nhập nội vào Việt Nam khoảng từ thập niên 1980 trở lại đây, cây sinh trưởng tốt và rất có triển vọng.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Farjon, A. (2013). Pinus caribaea. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2013: e.T42348A2974430. doi:10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T42348A2974430.en. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ The Plant List (2010). Pinus caribaea. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]