Bước tới nội dung

Động vật chân vây

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pinnipeda)
Động vật Chân màng
Thời điểm hóa thạch: Cuối thế Oligocenthế Holocen, 24–0 triệu năm trước đây
Theo chiều kim đồng hồ từ bên trái: Hải cẩu lông New Zealand (Arctocephalus forsteri), hải tượng phương nam (Mirounga leonina), sư tử biển Steller (Eumetopias jubatus), moóc (Odobenus rosmarus) và hải cẩu xám (Halichoerus grypus)
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Phân thứ lớp (infraclass)Placentalia
Bộ (ordo)Carnivora
Phân bộ (subordo)Caniformia
Phân thứ bộ (infraordo)Arctoidea
Tiểu bộ (parvordo)Pinnipedimorpha
Nhánh Pinnipediformes
Liên họ (superfamilia)Pinnipedia
Illiger, 1811[1]
Bản đồ phân bố
Bản đồ phân bố
Các liên họhọ

– Họ tuyệt chủng -

Động vật chân màng hay động vật chân vây (Pinnipedia) (từ tiếng Latinh pinna "vây" và pes, pedis "chân"[2]) là nhánh đa dạng và phân bố rộng rãi gồm các động vật ăn thịt, chân vây, sống bán thủy sinh. Các họ còn sinh tồn là Odobenidae (thành viên duy nhất còn tồn tại là moóc), Otariidae (hải cẩu có tai, gồm hải cẩu lôngsư tử biển) và Phocidae (hải cẩu thật sự). Có 33 loài còn sinh tồn, và hơn 50 loài đã tuyệt chủng đã được mô tả từ các hóa thạch. Dù động vật chân màng từng được cho rằng có nguồn gốc từ hai dòng tổ tiên, bằng chứng phân tử chứng minh chúng là một dòng dõi đơn ngành (hậu duệ của một dòng tổ tiên). Động vật chân màng thuộc bộ Ăn thịt và các họ hàng gần nhất của chúng là gấuliên họ Chồn (chồn, gấu mèo, chồn hôi, và gấu trúc đỏ), các nhóm này tách ra khỏi nhau khoảng 50 triệu năm trước.

Kích thước dao động từ hải cẩu Baikal (1 m (3 ft 3 in) và 45 kg (99 lb)) tới hải tượng phương nam (5 m (16 ft) và 3.200 kg (7.100 lb)). Nhiều loài thể hiện dị hình giới tính. Chúng có cơ thể thuôn và bốn chi biến thành chân chèo. Otariidae dùng chi trước để đẩy bản thân trong nước, trong khi PhocidaeOdobenidae lại sử dụng hai chi sau. Otariidae và Odobenidae có thể dùng chi sau làm chân để đi lại trên cạn, Phocidae lại di chuyển cồng kềnh hơn trên mặt đất. Otariidae có cặp tai ngoài dễ thấy, hai họ còn lại không có. Động vật chân màng có những giác quan phát triển—thị giác và thính giác thích nghi có cả trên cạn và dưới nước, hệ thống xúc giác đặc biệt nhạy trên lông mũi (hay râu). Vài loài có khả nặng lặn tới độ sâu lớn. Chúng có một lớp mỡ dưới da để giữ ấm trong nước lạnh, và tất cả đều có lông (trừ moóc).

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Berta, A. (2012). Return to the Sea: The Life and Evolutionary Times of Marine Mammals. University of California Press. ISBN 978-0-520-27057-2.
  • Berta, A.; Sumich, J. L.; Kovacs, K. K. (2006). Marine Mammals: Evolutionary Biology (ấn bản thứ 2). Academic Press. ISBN 978-0-12-369499-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Perrin, W. F.; Würsig, B.; Thewissen, J. G. M. biên tập (2009). Encyclopedia of Marine Mammals (ấn bản thứ 2). Academic Press. ISBN 978-0-12-373553-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Renouf, D. biên tập (1991). Behaviour of Pinnipeds. Chapman and Hall. ISBN 978-0-412-30540-5.
  • Riedman, M. (1990). The Pinnipeds: Seals, Sea Lions, and Walruses. University of California Press. ISBN 978-0-520-06497-3.
  • Scheffer, V. B. (1958). Seals, Sea Lions, and Walruses: A Review of the Pinnipedia. Stanford University Press. ISBN 978-0-8047-0544-8.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Illiger, Johann Karl Wilhelm; Baird, Spencer Fullerton; Dwight, Jonathan; Giebel, C. (Christoph); Kellogg, Remington; Mathews, Gregory M. (Gregory Macalister); Möbius, Karl August; Richmond, Charles Wallace; Tucker, Marcia Brady (1811). Caroli Illigeri D. Acad. Reg. Scient. Berolinens. et Bavaricae Sod. Museo Zoologico Berolin. praefecti professoris extraord. Prodromus systematis mammalium et avium : additis terminis zoographicis utriusque classis, eorumque versione germanica. Smithsonian Libraries. Berolini : Sumptibus C. Salfeld.
  2. ^ Elias, J. S. (2007). Science Terms Made Easy: A Lexicon of Scientific Words and Their Root Language Origins. Greenwood Publishing Group. tr. 157. ISBN 978-0-313-33896-0.