Bước tới nội dung

Cá tra dầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pangasius gigas)
Pangasianodon gigas
Cá tra dầu sông Cửu Long
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Ostariophysi
Bộ (ordo)Siluriformes
Họ (familia)Pangasiidae
Chi (genus)Pangasianodon
Loài (species)P. gigas
Danh pháp hai phần
Pangasianodon gigas
Chevey, 1931
Danh pháp đồng nghĩa
Pangasius paucidens
Fang & Chaux, 1949

Cá tra dầu (danh pháp khoa học: Pangasianodon gigas) là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài cho đến 3 mét và trọng lượng có thể đến 300 kg cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến. Cá tra dầu nằm trong Sách đỏ Việt Namsách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao).

Cá tra dầu có đầu to và dẹp, miệng rộng với hai râu dài ở hàm trên, vây bụng dài đến vây đuôi, vây lưng nhỏ ở phía trước. Lưng cá có màu nâu thẫm, màu ở bụng và vây nhạt hơn. Mặc dù lớn nhưng cá tra dầu chỉ ăn thực vật thủy sinh.

Trong các nước ở hạ lưu sông Mê Kông (Lào, Thái Lan, CampuchiaViệt Nam) cá tra dầu bị săn bắt nhiều nên số lượng trong tự nhiên đang giảm đi một cách đáng kể, vì thế mà tại Lào đã có lệnh cấm săn bắt loài cá này. Campuchia và Thái Lan hiện đã có kế hoạch cho các biện pháp tương tự. Ngoài ra, cá tra dầu được xem là động vật chỉ thị về tình trạng hệ sinh thái và thủy sản của sông Mê Kông nên được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đặc biệt quan tâm đến.

Giới khoa học chỉ biết đến loài cá này từ năm 1930 khi nó được "khám phá" tại một chợ cá ở Phnom Penh (Campuchia) và cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài cá.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hogan, Z. (2011). Pangasianodon gigas. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2011.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]