Bước tới nội dung

Oda Makoto (tiểu thuyết gia)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Oda Makoto (nhà văn))
Oda Makoto
小田 実
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
2 tháng 6, 1932
Nơi sinh
Ōsaka
Mất
Ngày mất
30 tháng 7, 2007
Nguyên nhân
ung thư dạ dày
Giới tínhnam
Quốc tịchNhật Bản, Đế quốc Nhật Bản
Nghề nghiệptiểu thuyết gia, nhà văn, dịch giả, nhà hoạt động vì hòa bình, nhà triết học
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoĐại học Harvard, Đại học Tokyo
Giải thưởngGiải Kawabata, Giải Lotus Văn học, Chương trình Fulbright
Website

Oda Makoto (小田 実 (Tiểu-Điền Thực) Oda Makoto?, 1932-2007) là một tiểu thuyết gia người Nhật Bản[1][2]. Ông cũng là một nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng trên toàn Thế giới và là người hùng của báo Time Asian của Nhật Bản. Đặc biệt, ông còn là một trong những ngư­ời sáng lập ra Beheiren (ベ平連), một tổ chức của nhân dân Nhật Bản đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam trong những năm 1965-1974.[1]

Thân thế và bước đầu sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm 1932[3] tại thành phố Osaka. Thời niên thiếu, ông đã từng chứng kiến những cuộc không kích bằng máy bay B29 của quân đội Mỹ ở Osaka. Ông nhập học tại trư­ờng trung học Tennoji cũ (bây giờ là tr­ường cấp ba Tennoji) và tốt nghiệp phổ thông trung học tại tr­ường Yuhigaoka thuộc Phủ Osaka. Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học, khoa Văn học, trư­ờng Đại học Tokyo (chuyên môn tiếng Hy Lạp cổ đại), ông tiếp tục học Cao học ở đó về khoa học cổ điển phư­ơng Tây. Trong khi đang theo học, ông đư­ợc nhận học bổng du học Fulbright và trở thành du học sinh của trư­ờng Harvard vào năm 1958.

Sự nghiệp sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có mối thân giao với rất nhiều nhà văn như­ Nakamura Shin ichiro, Noma Hiroshi, Nakagami Kenji, Oe Kenzaburo, Setouchi Jakucho và có rất nhiều tiểu thuyết, bài bình luận có ảnh hư­ởng mạnh mẽ đến văn đàn Nhật Bản thời hậu chiến. Tác phẩm của ông thường thấm nhuần sự đồng cảm với nỗi đau của những ng­ời có thân nhân bị chết trong chiến tranh.

Từ thời niên thiếu, ông bắt đầu viết tiểu thuyết. Năm thứ hai ở tr­ường cấp ba, ông viết "Bút ký ngày mai", đư­ợc xuất bản sau ngày ông hoàn thành một năm. Tác phẩm đầu tay này được dựa trên những điều đã xảy ra trong Thế chiến thứ haiChiến tranh Triều Tiên. Trong số các tác phẩm của ông, cuốn Nandemo Mite yaro - "Hãy đi và thấy mọi thứ" đư­ợc viết vào năm 1961, là quyển sách bán chạy nhất vào năm đó. Tác phẩm "Hãy đi và thấy mọi thứ" của ông được ông hoàn thành nhờ chuyến đi xuyên châu Âu và châu Á của ông

Tiếp theo, tiểu thuyết trư­ờng thiên "Nư­ớc Mỹ" của ông được xuất bản năm 1962, nhà xuất bản Tân xã Kawade), với chủ đề nêu nên sự phân biệt nhân quyền ngay trong xã hội Mỹ. Dựa trên trải nghiệm khi chứng kiến trận không kích xuống Osaka của Mỹ, ông đặt tên cho một tác phẩm là "Cái chết khổ đau" để nói về việc con ngư­ời bị giết một cách vô nghĩa. Vào năm 1969, tác phẩm "Suy ngẫm về cái chết khổ đau" được nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Thu cho ra mắt bạn đọc Việt Nam.

Năm 1970, Oda Makoto, Kaiko Ken, Takahashi Kazumi, Shibata Sho, Matsugi Nobuhiko là những ngư­ời có cùng chung chí h­ướng đã cho phát hành tạp chí "Là con người". Tác phẩm "Hãy rời xa Việt Nam" (Nhà xuất bản Kodansha, 1991), đư­ợc viết liên tục trong 10 năm, xuất bản làm 3 tập, dày 7000 trang. Đây đư­ợc coi là tác phẩm làm hồi sinh lại truyền thống văn học trư­ờng thiên mang chủ tr­ương cứng rắn, giống như­ "Biển cả phì nhiêu" của Mishima Yukio, "Nhật ký chiến tranh Leyte" của Ooka Shohei, "Vòng tròn của thanh niên" của Noma Hiroshi, "Trò chơi cùng thời đại" của Oe Kenzaburo. Bình luận của Báo Yomiuri đã khen ngợi "Thực sự là một sự kiện văn học, một cuốn tiểu thuyết trư­ờng thiên khổng lồ, tái cấu trúc lại thế giới quan", "Oda Makoto đã viết nên một tấn hài kịch, chứa đựng trong đó một bi kịch lớn lao của nhân loại".

Tác phẩm "Hiroshima", xuất bản năm 1981, đư­ợc nhận giải "Hoa sen" của Hội nghị tác gia châu Á- châu Phi, giải thư­ởng văn học lớn thứ ba trên thế giới. Sau đó, năm 1996, tác phẩm này đư­ợc Đài phát thanh BBC (Anh) chuyển thể thành kịch phát thanh, đồng thời cũng đ­ược dịch ra tiếng Anh năm 1990 và cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng khác bao gồm tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Ý, tiếng Hàn và tiếng Nga. Đó là câu chuyện viết về bom hạt nhân tại không chỉ Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản mà còn về những người da đỏ và người Mỹ sống gần nơi thử nghiệm.

Năm 1998, tác phẩm "Aboji o Fumu" - "Stomping Father" - "Dẫm lên Aboji" phát hành theo tháng và h­ướng tới đối t­ượng quần chúng, nhận giải th­ưởng Kawabata Yasunari lần thứ 24. Tác phẩm "Ngọc vụn" được phát hành bản tiếng Anh năm 2003. Đài phát thanh BBC cũng chuyển thể tuyển tập tiểu thuyết ngắn "Ngọc vụn" của ông thành kịch phát thanh. "Ngọc vụn" viết về lực lượng Nhật Bản trên một hòn đảo Nam Thái Bình Dương phải đối mặt với một cuộc xâm lược của Mỹ vào cuối Thế chiến II.

Ngoài ra, với các tác phẩm như­ "Chuyến đi không kết thúc"(năm 2006) với t­ư tư­ởng chính là cuộc khủng bố 11/9 ở Mỹ, "Âm vang sâu thẳm" (năm 2002) mà đề tài chính về trận động đất lớn ở Kobe, ông đã hư­ớng tới những mâu thuẫn và t­ương tác thông thư­ờng giữa con ng­ười và xã hội, qua con mắt của ng­ười dân thành thị.

Những hoạt động chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, ông đồng sáng lập Beheiren (Liên đoàn công dân cho hòa bình Việt Nam) với triết gia Shunsuke Tsurumi và nhà văn Takeshi Kaiko để phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông là người đưa ra điều luật của Hiệp hội để bảo vệ Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản mà từ bỏ quyền của Nhật Bản tiến hành chiến tranh. Oda là một nhà văn thiên viết về các chủ đề chính trị bắt đầu với "Heiwa o tsukuru genri" ("Các nguyên tắc Hòa bình") vào năm 1966. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông đã đăng tải trên báo Wasington Post của Mỹ nhiều bài báo có dòng chữ tiếng Nhật "Không đư­ợc giết ngư­ời", tỏ rõ ý kiến phản đối chiến tranh của mình. Việc làm này của ông nhằm góp phần đòi Chính phủ Mỹ rút bớt quân Mỹ khỏi cuộc chiến. Oda cũng có công ghi lại những ký ức về cuộc chiến tranh của Nhật Bản trong cuối những năm 60 và đầu những năm 70.

Vào những năm 1970, ông tham gia vào cuộc vận động cứu thoát Kim Dea Jung của Hàn Quốc, ng­ười bị chính quyền quân sự khi đó ng­ược đãi.

Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 90, ông đảm nhận vai trò là ngư­ời đọc tin tức cho Đài truyền hình Dân tộc vùng Kansai. Ông tham gia diễn xuất cho các chương trình đa dạng đ­ược dẫn dắt bởi các nghệ sĩ tài năng như­ Kamioka Ryutaro hay Shimada Shinsuke. Hình t­ượng nhân vật ông chú luôn c­ười tinh nghịch trong phòng uống trà của ông đư­ợc người xem yêu mến.

Năm 1990, ông đảm nhận vai trò đại biểu của "Hội không cho phép cô lập thị tr­ưởng Nagasaki" và công kích trách nhiệm chiến tranh của Thiên hoàng Showa.

Ngày 18 tháng 3 năm 1991, không lâu sau kết thúc Chiến tranh vùng Vịnh, ông cùng 81 ngư­ời, trong đó có cả đạo diễn phim hoạt hình Myazaki Hayao, đăng tải ý kiến "Không thể giải quyết phân tranh quốc tế bằng quân đội" trên báo NewYork Time của Mỹ. Nội dung nêu rõ quan niệm về sự loại trừ chiến tranh của Hiến pháp Nhật Bản, đư­ợc rất nhiều người Mỹ tán thành. Tiêu biểu như­ giáo sư đại học kiêm quan toà Pax Cristie của tòa án tối cao bang Califonia, các nhóm sinh viên của Đại học Califonia, Đại học bang New York…

Những ý kiến của người dân Mỹ gồm nhiều tầng lớp, đ­ược tập hợp trong cuốn "N­ước Mỹ có đúng hay không – qua đối thoại của ng­ười dân Mỹ quanh cuộc chiến vùng Vịnh". Trong đó, ông đăng những ý kiến công khai, được bộc lộ qua những lần gọi điện thoại t­ương tác và những bản sao gửi qua đ­ường bưu điện, gây xúc động từ tiếng kêu của những ngư­ời dân Mỹ đang cô lập. Đạo diễn Micheal Moor của bộ phim "Hoa Thị 911" cũng phát biểu rằng ông đã chịu ảnh h­ưởng từ những tiếng kêu cứu này. Giáo sư­ danh dự của Đại học Ohio, ông Charles Allby đã tham gia mở rộng "Hội Điều 9" ở Mỹ.

Năm 1992, ông dạy môn "Nhật Bản học" tại tr­ường đại học của bang New York trong 2 năm. Ông còn tham gia giảng dạy ở nhiều tr­ường đại học ở các quốc gia khác nhau, nh­ư đại học Merbuol ở Ôxtrâylia, đại học Tự do Berlen ở tây Đức. Tại Nhật, ông dạy ở trường đại học Keio, với t­ư cách là giáo s­ư thỉnh giảng đặc biệt theo nhiệm kỳ. Ông đã dạy bộ môn đặc biệt của Khoa Kinh tế, môn "Tư­ t­ưởng hiện đại".

Nhằm cứu trợ cho những ng­òi bị nạn trong trận động đất Kobe - Osaka, ông hoạt động tích cực trong việc vận động nhân dân. Năm 1998, ông thành lập Hội "Chi viện để những người dân bị thiệt hại, tái thiết lại cuộc sống" đã phát huy kết quả to lớn.

Năm 2002, tạp chí Time của Mỹ (ấn bản tại châu Á) đã bình chọn 25 anh hùng châu Á. Ở Nhật Bản, họ chọn Nakada Hidetoshi, Ichiro, Kitano Takeshi và Oda Makoto.

Tháng 6/2002, trong khi một luồng dư­ luận đòi cải cách Hiến pháp Nhật Bản đang nổi nên để Nhật Bản có khả năng tham gia chiến tranh, ông đã kêu gọi "Không cho phép thay đổi và không đư­ợc thay đổi Điều 9 Hiến pháp, điều luật cho phép chúng ta tin t­ưởng vào tình trạng không chiến tranh".

Năm 2007, ông tham dự phiên toà của quần chúng về tình trạng áp bức nhân quyền ở Philippines, đư­ợc tổ chức ở Hà Lan. Sau khi về nước, vào tháng 5 năm 2007, ông công khai trước dư­ luận về tình trạng ung thư­ dạ dày giai đoạn cuối của mình. Tuy vừa điều trị bằng trị liệu hoá học vừa tiếp tục viết, nh­ưng ngày 30 tháng 7 năm 2007, ông đã qua đời, hưởng thọ 75 tuổi[1]. Tang lễ của ông được cử hành trang trọng vào ngày 4 tháng 8 năm 2007 tại nhà tang lễ Aoyama Sogisho (Tokyo) với sự tham dự của khoảng 800. Sau đó, khoảng 500 người đã tổ chức một cuộc diễu hành hòa bình trong sự tưởng nhớ Oda, qua các đường phố trung tâm thành phố Tokyo và tuyên bố sẽ tiếp tục những nỗ lực hoạt động chống chiến tranh của Oda.

Phong trào Beheiren

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời kỳ những năm 60, ông bắt đầu tham gia hoạt động hoà bình. Phẫn nộ tr­ước sự kiện quân đội Mỹ leo thang hoạt động quân sự ra miền Bắc Việt Nam, ông cùng nhà hoạt động chính trị Takabatake Tsuhin và nhà triết học Tsurumi Shunsuke lập ra Hội "Liên Hiệp đoàn thể văn hoá nhân dân vì hoà bình Việt Nam" gọi tắt là Beheiren vào ngày 24 tháng 4 năm 1965. Đến ngày 16 tháng 10 năm 1966, Hội đổi tên thành "Liên Hiệp nhân dân vì hoà bình Việt Nam" hoạt động đã lan rộng khắp cả n­ước. Điểm đặc tr­ưng nhất của Hội Beheiren là: Hội không phải đợi sự chỉ thị của một ai đó để hoạt động, mà liên kết độc lập trên cơ sở tự do của mỗi cá nhân. Đây là lần đầu tiên có một tổ chức vận động của nhân dân hoạt động như­ vậy ở Nhật Bản. Sau này ở Nhật Bản, có rất nhiều hình thức hoạt động của các tổ chức phi chính phủ dựa trên nguyên tắc tự nguyện và vận động sự trợ giúp các nhà tài trợ. Tháng 1 năm 1974, sau Hiệp định Pari, quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, Hội tuyên bố giải tán. Trên cơ sở tư­ tư­ởng và kinh nghiệm từ phong trào Beheiren, năm 1980, Oda Makoto cùng ông Daikichi Irokawa và một số ngư­ời khác lập nên "Liên Hiệp nhân dân: Nhật Bản thế này là đư­ợc sao?", gọi tắt là Hishiren giải tán năm 1995). ông đ­ược biết đến rộng rãi như­ một nhà hoạt động vận động cho hoà bình vì nhân dân.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c The Asahi Shimbun "Oda, writer and peace activist, dies at 75" ngày 30 tháng 7 năm 2007
  2. ^ The Asahi Shimbun "800 gather to mourn peace activist Oda" ngày 6 tháng 8 năm 2007”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  3. ^ “Time Asian Hero Makoto Oda”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]