Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Tai Trung tâm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhóm ngôn ngữ Tai Trung Tâm)
Tai Trung Tâm
(còn tranh cãi)
Phân bố
địa lý
Trung Quốc, Việt Nam
Phân loại ngôn ngữ họcTai-Kadai
Glottolog:Không
deba1238  (Debao–Jingxi–Nung)[1]
Phân bố của nhóm ngông ngữ Tai trung tâm

Nhóm ngôn ngữ Tai Trung bao gồm các phương ngữ Tráng Nam, và các phương ngữ NùngTày khác nhau của miền bắc Việt Nam.

Các ngôn ngữ Tai Trung khác với các ngôn ngữ Tai Bắc ở chỗ, Tai Trung phân biệt giữa âm bật hơi và không bật hơi, trong khi các ngôn ngữ Tai Bắc nói chung không như vậy (Li 1977). Nhóm ngôn ngữ Tai Tây Nam cũng cho thấy sự phân biệt này.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

William Gedney coi Tai Trung có liên quan mật thiết với Tai Tây Nam hơn là Tai Bắc, trong khi André-Georges Haudricourt lập luận là nó quan hệ gần gũi với Tai Bắc hơn. Tuy nhiên, trong cây ngôn ngữ cho ngữ chi Thái mà Pittayaporn (2009) tạm đề xuất, Tai Trung là một nhóm cận ngành.

Một số ngôn ngữ trong các khu vực chủ yếu nói tiếng Tai Trung, như tiếng Cao Lan và tiếng Nùng An [2]miền bắc Việt Nam, cũng thể hiện đặc điểm của Tai Bắc. Nhưng chúng có vẻ là những ngôn ngữ hỗn hợp, không hoàn toàn là Tai Trung hoặc Tai Bắc. Jerold A. Edmondson gọi tiếng Cao Lan là " giới thứ ba".[3]

Phân tích phát sinh nhờ điện toán của Jerold Edmondson (2014) [4] cho ngữ chi Thái cho thấy tiếng Tày và tiếng Nùng là hai nhánh phân định rạch ròi trong nhóm Tai Trung.

Tai Trung

  • Tai Trung lõi: Nung Chau, Pingxiang Zhuang, Leiping Zhuang, Ningming Zhuang
  • Tày: Tày Bảo Lạc, Tày Khánh Trung, Cao Lan
  • Nùng: Nùng Cháo (Longzhou Zhuang), Nùng Phạn Slinh, Nùng Inh, Nùng Tây/Nùng Dín (Nong Zhuang), Nùng Giang (Yang Zhuang), Nùng An

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Debao–Jingxi–Nung”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ http://sealang.net/sala/archives/pdf8/nicolson2000nung.pdf
  3. ^ Gregerson, Kenneth J., and Jerold A. Edmondson. 1998. Some puzzles in Cao Lan. University of Texas at Arlington.
  4. ^ Edmondson, Jerold A. Tai subgrouping using phylogenetic estimation. Presented at the 46th International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics (ICSTLL 46), Dartmouth College, Hanover, New Hampshire, United States, August 7-10, 2013 (Session: Tai-Kadai Workshop).
  • Li, Fang-kuei. 1977. Cẩm nang so sánh Tai. Honolulu, Hawaii: Nhà in Đại học Hawaii.
  • Pittayaporn, Pittayaw. 2009. Âm vị học của Proto-Tai. Bằng tiến sĩ. luận văn. Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Cornell.