Bước tới nội dung

Ngữ tộc Cushit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhóm ngôn ngữ Cushit)
Ngữ tộc Cushit
Phân bố
địa lý
Đông Bắc PhiSừng châu Phi
Phân loại ngôn ngữ họcPhi-Á
  • Ngữ tộc Cushit
Tiền ngôn ngữCushit nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-2 / 5:cus
Glottolog:cush1243[1]
{{{mapalt}}}

Ngữ tộc Cushit là một nhánh của ngữ hệ Phi-Á được sử dụng chủ yếu tại Sừng châu Phi (Somalia, Eritrea, Djibouti, và Ethiopia), Thung lũng Nin (SudanAi Cập), và một số phần của vùng Hồ Lớn châu Phi (TanzaniaKenya). Nhóm ngôn ngữ này được đặt tên theo nhân vật Cush trong kinh thánh.

Ngôn ngữ Cushit phổ biến nhất là tiếng Oromo (tính tất cả các dạng và phương ngữ) với chừng 35 triệu người nói, theo sau là tiếng Somali với 18 triệu người nói, và tiếng Sidamo với 3 triệu người nói. Những ngôn ngữ Cushit với hơn một triệu người sử dụng là tiếng Afar (1,5 triệu) và tiếng Beja (1,2 triệu). Tiếng Somali, một trong các ngôn ngữ chính thức của Somalia, là ngôn ngữ Cushit duy nhất có tình trạng chính thức ở bất kỳ quốc gia nào. Dùng với tiếng Afar, nó cũng là một trong số các ngôn ngữ quốc gia của Djibouti.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhánh sau được được xếp vào ngữ tộc Cushit:

Hai nhánh Đông Cushit thường được gộp chung với Dullay thành một nhóm Đông Cushit duy nhất.

Các cách phân loại đề xuất cho nhóm Cushit và các nhóm con
Greenberg (1963) Newman (1980) Fleming (sau-1981) Ehret (1995)
  • Phi-Á
    • Cushit
      • Bắc Cushit
        (bằng với Beja)
      • Trung Cushit
      • Đông Cushit
        • Tây Cushit
          (bằng với Omo)
      • Nam Cushit
  • Phi-Á
    • Cushit

(trừ Omotic)

  • Phi-Á
    • Omotic
    • Erythrae
      • Cushit
      • Ongota
      • Phi-Ethiopia
        • Beja
  • Phi-Á
    • Cushit
      • Beja
      • Agaw
      • Đông-Nam Cushit
        • Đông Cushit
        • Nam Cushit
Orel & Stobova (1995) Diakonoff (1996) Militarev (2000) Ethnologue (2013)
  • Phi-Á
    • Cushit
      • Omotic
      • Beja
      • Agaw
      • Sidamo
      • Đông Đất thấp
      • Rift
  • Phi-Á
    • Đông-Tây Phi Á
      • Cushit

(Không gồm Omotic)

  • Phi-Á
    • Nam Phi Á
      • Omotic
      • Cushit
  • Phi-Á
    • Cushit
      • Trung
      • Đông
      • Bắc
      • Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Cushitic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
Tài liệu
  • Ethnologue on the Cushitic branch
  • Bender, Marvin Lionel. 1975. Omotic: a new Afroasiatic language family. Southern Illinois University Museum series, number 3.
  • Bender, M. Lionel. 1986. A possible Cushomotic isomorph. Afrikanistische Arbeitspapiere 6:149–155.
  • Fleming, Harold C. 1974. Omotic as an Afroasiatic family. In: Proceedings of the 5th annual conference on African linguistics (ed. by William Leben), p 81-94. African Studies Center & Department of Linguistics, UCLA.
  • Roland Kießling & Maarten Mous. 2003. The Lexical Reconstruction of West-Rift Southern Cushitic. Cushitic Language Studies Volume 21
  • Lamberti, Marcello. 1991. Cushitic and its classification. Anthropos 86(4/6):552-561.
  • Zaborski, Andrzej. 1986. Can Omotic be reclassified as West Cushitic? In Gideon Goldenberg, ed., Ethiopian Studies: Proceedings of the 6th International Conference, pp. 525–530. Rotterdam: Balkema.
  • Reconstructing Proto-Afroasiatic (Proto-Afrasian): Vowels, Tone, Consonants, and Vocabulary (1995) Christopher Ehret

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]