Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Anh-Frisia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhóm ngôn ngữ Anglo-Frisia)
Nhóm ngôn ngữ Anh-Frisia
Phân bố
địa lý
Ban đầu ở Anh, Hạ Scotland và bờ biển Biển Bắc từ Friesland đến Jutland; ngày nay trên toàn thế giới
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
Ngữ ngành con
Glottolog:angl1264[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố gần đúng của các ngôn ngữ Anh-Frisia ở châu Âu hiện nay.

gốc Anh (hoặc tiếng Anh):

  Anh

Frisia:

Các khu vực gạch xen kẽ là nơi đa ngôn ngữ là phổ biến.

Nhóm ngôn ngữ Anh-Frisia là nhóm ngôn ngữ thuộc Chi ngôn ngữ German phía Tây bao gồm nhóm ngôn ngữ gốc Anh (hoặc nhóm ngôn ngữ Anh) và nhóm ngôn ngữ Frisia.

Nhóm ngôn ngữ Anh-Frisia khác biệt với các ngôn ngữ German Tây khác do một số thay đổi ngữ âm: ngoài luật tiêu giảm âm mũi Ingvaeon (mà cũng hiện diện trong tiếng Hạ Đức), sự trước hoá Anh-Frisia và sự vòm hoá âm /k/ (mà hầu như chỉ có trong nhóm ngôn ngữ Anh-Frisia).

Tiếng Anh-Frisia sớm và tiếng Saxon cổ được nói bằng cách giao tiếp liên tộc, dẫn đến những đặc điểm ngôn ngữ được chia sẻ thông qua sự đồng hóa. Tiếng Anh và tiếng Frisia có một tổ tiên gần trước khi phân tách. Điều kiện địa lý đã cô lập những người định cư tại Đảo Anh khỏi châu Âu lục địa, ngoại trừ sự tiếp xúc với các cộng đồng có khả năng giao thông thủy. Điều này dẫn đến ảnh hưởng ngôn ngữ của tiếng Bắc Âu cổtiếng Norman lên tiếng Anh hiện đại, trong khi người Frisia hiện đại có thể tiếp xúc với các dân tộc German từ phía nam, bị giới hạn ở lục địa này.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây ngôn ngữ Anh-Frisia:

Phân nhóm thay thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ingvaeon, còn được gọi là German Biển Bắc, là một nhóm các Chi ngôn ngữ German phía Tây bao gồm tiếng Frisia cổ, tiếng Anh cổ[2]tiếng Saxon cổ.[3]

Nó không được coi là một ngôn ngữ nguyên thủy đơn nhất, mà là một nhóm phương ngữ liên quan chặt chẽ nhau, cùng nhau trải qua một số thay đổi mang tính khu vực tương đồng đồng thời.[4]

Nhóm này lần đầu tiên được đề xuất trong Nordgermanen und Alemannen (1942) của nhà ngôn ngữ học kiêm triết học gia người Đức Friedrich Maurer (1898-1984), như là một giải pháp thay thế cho sơ đồ cây vốn đã trở nên phổ biến sau công trình của nhà ngôn ngữ học thế kỷ 19 August Schleicher (trong đó giả định sự tồn tại của nhóm Anh-Frisia).[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Anglo-Frisian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Also known as Anglo-Saxon.
  3. ^ Some include West Flemish.
  4. ^ For a full discussion of the areal changes involved and their relative chronologies, see Voyles (1992).
  5. ^ “Friedrich Maurer (Lehrstuhl für Germanische Philologie - Linguistik)”. Germanistik.uni-freiburg.de. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Friedrich Maurer (1942), Nordgermanen und Alemannen: Studien zur Sprachgeschichte, Stammes- und Volkskunde, Strasbourg: Hünenburg.
  • Wolfram Euler (2013), Das Westgermanische [subtitle missing] (West Germanic: from its Emergence in the 3rd up until its Dissolution in the 7th Century CE: Analyses and Reconstruction). 244 p., in German with English summary, Verlag Inspiration Un Ltd., London/Berlin, ISBN 978-3-9812110-7-8.
  • Ringe, Donald R. and Taylor, Ann (2014). The Development of Old English - A Linguistic History of English, vol. II, 632p. ISBN 978-0199207848. Oxford.