Nguyễn Quang Dũng (chính khách)
Nguyễn Quang Dũng | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao | |
Nhiệm kỳ | 19 tháng 10 năm 2020 – nay 4 năm, 86 ngày |
Viện trưởng | Lê Minh Trí |
Vị trí | Việt Nam |
Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3), Viện kiểm sát nhân dân tối cao | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 4 năm 2020 – 19 tháng 10 năm 2020 201 ngày |
Phó Vụ trưởng | Đào Thịnh Cường (2019-2020) Lê Xuân Lộc (2019-) |
Tiền nhiệm | Lê Tiến |
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng[1] | |
Nhiệm kỳ | 15 tháng 10 năm 2016 – 1 tháng 4 năm 2020 3 năm, 169 ngày |
Phó Viện trưởng | |
Tiền nhiệm | Phan Văn Sơn |
Kế nhiệm | Phạm Văn Cần |
Nhiệm kỳ | 2016 – 2021 |
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 6 năm 2014 – 2016 |
Tiền nhiệm | Đinh Xuân Thảo |
Kế nhiệm | Nguyễn Văn Quang |
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam | |
Viện trưởng | Đinh Xuân Thảo |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1 tháng 1, 1966 Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam Cộng hòa |
Nghề nghiệp | chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn |
|
Nguyễn Quang Dũng (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1966) là kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam. Ông nguyên là Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3), Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam khóa 14.[3] Ông lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Quảng Nam gồm có thị xã Điện Bàn và các huyện: Đại Lộc, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn.[4] Nguyễn Quang Dũng từng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam (2014-2016).
Xuất thân
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Quang Dũng quê quán ở Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]- Giáo dục phổ thông: 12/12
- Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh chuyên ngành hình sự
- Thạc sĩ Luật và Tiến sĩ Luật tại Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an
- Cao cấp lí luận chính trị
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 28/12/1991.
Ngày 3 tháng 6 năm 2014, Nguyễn Quang Dũng, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, được Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Bùi Mạnh Cường trao quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kì 5 năm kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2014 thay cho ông Đinh Xuân Thảo nghỉ hưu.[5]
Khi lần đầu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng ủy, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, làm việc ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, có bằng cao cấp lí luận chính trị.
Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Quảng Nam gồm có thị xã Điện Bàn và các huyện: Đại Lộc, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, được 279.616 phiếu, đạt tỷ lệ 82,37% số phiếu hợp lệ.
Ông nguyên là Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Từ ngày 1 tháng 4 năm 2020, Nguyễn Quang Dũng, Kiểm sát viên cao cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3), Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.[6]
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021
[sửa | sửa mã nguồn]Chiều ngày 4 tháng 11 năm 2019, khi thảo luận về công tác của các cơ quan tư pháp tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quang Dũng đã phản đối mạnh mẽ đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vì ông Nhưỡng cho rằng vị thế của ngành kiểm sát nhân dân giảm sút so với trước. Nguyễn Quang Dũng cho rằng phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là hồ đồ, xúc phạm cán bộ ngành kiểm sát.[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thy Anh (12 tháng 10 năm 2016). “Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng”. Tạp chí Kiểm sát. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
- ^ a b Xuân Hoài (28 tháng 8 năm 2015). “Bổ nhiệm hai Viện phó Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2017.
- ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
- ^ Thùy Dung. “Bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam. 2014-06-04. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế VKSND tối cao”. VKSND tối cao. 2020-04-06. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
- ^ Viết Tuân - Hoàng Thuỳ. “Đại biểu Quốc hội nêu yếu kém của ngành kiểm sát”. VnExpress. 2019-11-04. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Sơ khai chính khách Việt Nam
- Sinh năm 1966
- Nhân vật còn sống
- Người Quảng Nam
- Sống tại Quảng Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Quảng Nam
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Kiểm sát viên cao cấp Việt Nam
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV trúng cử lần đầu
- Vụ trưởng Vụ 3, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam