Bước tới nội dung

Ngọn nến Hoàng cung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngọn nến hoàng cung)
Ngọn nến hoàng cung
Áp phích phim
Thể loạiLịch sử
Tâm lý
Kịch bảnLê Nhị Hà
Đạo diễnNguyễn Quốc Hưng
Chỉ đạo nghệ thuậtPhạm Khắc
Nhạc phimBảo Chấn
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Pháp
Tiếng Quảng Đông
Số tập45
Sản xuất
Biên tậpNguyễn Hồ
Lê Điệp
Địa điểmThừa Thiên Huế
Lâm Đồng
Đồng Nai
Thành phố Hồ Chí Minh
Kỹ thuật quay phimCao Thành Danh
Thời lượng30 phút
Đơn vị sản xuất
Trình chiếu
Kênh trình chiếu
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
 Hoa Kỳ
Phát sóng13 tháng 8 năm 2004
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Ngọn nến hoàng cung là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Quốc Hưng làm đạo diễn.[1][2] Phim phát sóng bắt đầu từ ngày 13 tháng 8 năm 2004 trên kênh HTV9.[3]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọn nến hoàng cung đặt trong bối cảnh Việt Nam đầy biến động trong vòng 10 năm (1945–1953), từ thời điểm Nhật đảo chính Pháp đến khi chính thể Quốc gia Việt Nam cáo chung, trong đó hầu hết các tình tiết đều xoay quanh Hoàng đế Bảo Đại.[4][5]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Và một số diễn viên khác...

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề cương kịch bản "Ngọn nến hoàng cung" được chính thức thông qua ngày 26 tháng 12 năm 1993. Phim được đạo diễn bởi Nguyễn Quốc Hưng, đây là bộ phim đầu tiên được ông thực hiện sau khi tốt nghiệp cao học điện ảnh tại Ấn Độ, trước đó, ông chỉ mới thực hiện bộ phim đầu tay là Tôi vào đời.[11] Nguyễn Quốc Hưng cho biết, để có được những bức ảnh tư liệu quý hiếm, ông đã phải tìm mua từ nước ngoài với giá 500 USD cho 1 tấm. Nhà biên kịch Lê Nhị Hà đã khai thác nhiều nguồn tư liệu bằng tiếng Việt, tiếng Pháptiếng Trung Quốc để viết kịch bản.[12] 3 vai diễn chính của phim gồm Bảo Đại, Nam Phương Hoàng hậu và Từ Cung lần lượt do Huỳnh Anh Tuấn, Yến Chi và Hồng Vân thủ vai. Đây cũng là vai diễn đầu tiên của nghệ sĩ Hồng Vân ở lĩnh vực phim truyền hình.[13]

Phim được sản xuất từ năm 2000, tuy nhiên, phải đến tận 2004 phim mới chính thức được công chiếu.[14] Bối cảnh quay phim trải rộng khắp 3 miền nhưng chủ yếu ghi hình tại Đà Lạt, thậm chí còn ở cả PhápTrung Quốc.[15][16] 45 tập phim có hơn 300 nhân vật xuất hiện và gần 2000 bộ trang phục được sử dụng. Đặc biệt, các nhân vật lịch sử như Cường Để, Trần Trọng Kim, Hồ Chí Minh, Tôn Quang Phiệt, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Jean de Lattre de Tassigny đã xuất hiện qua lời kể của nhiều nhân vật khác nhau.[17]

Đoàn làm phim ra mắt khán giả vào ngày 12 tháng 9 năm 2004 tại Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.[18]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi công chiếu, Ngọn nến hoàng cung được báo chí đánh giá cao về bối cảnh, phục trang lẫn nhân vật. Tuy vậy, phần lớn các cảnh trong phim là nội cảnh, ngoại cảnh không nhiều vì điều kiện làm phim khá thiếu thốn. Bộ phim cũng được đánh giá là tạo sự hấp dẫn bằng cách đan xen những tình tiết mâu thuẫn, kịch tính giữa các nhân vật xung quanh Hoàng đế Bảo Đại với những sự kiện lịch sử "khô khan".[19]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 10 năm 2004, sau khi Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phát sóng xong tập cuối của bộ phim, nhạc sĩ Phạm Tuyên, con trai của học giả Phạm Quỳnh (nhân vật Đặng Huỳnh trong phim) đã gửi thư và tư liệu cho Trưởng ban Văn hóa – Tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm nói rằng bộ phim đã "bịa đặt" nhiều chi tiết làm "bóp méo" lịch sử.[20] Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Phạm Quang Nghị sau khi xem xét thư và tư liệu của nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng ngỏ ý đồng tình. Nghệ sĩ nhân dân Phạm Khắc, người chỉ đạo nghệ thật cho bộ phim, là người hồi âm sớm nhất.[20] Chủ yếu tranh cãi này đến từ nhà biên kịch Lê Nhị Hà, người đã thêm nhiều chi tiết hư cấu và sai sự thật vào kịch bản phim, chủ yếu là nhân vật Đặng Huỳnh.[20][21] Đến ngày 28 tháng 11 năm 2004, ông Nguyễn Khoa Điềm đã gửi thư phúc đáp nêu rõ các việc ông đã xử lý.[20]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Nguồn
2004 Giải Cánh diều 2004 Phim truyện truyền hình Cánh diều vàng [22][23]
Giải Mai Vàng lần thứ 10 Đạo diễn phim truyền hình Nguyễn Quốc Hưng Đoạt giải [24]

Năm 2023, Ngọn nến Hoàng cung là tác phẩm duy nhất giúp đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt V.[25][26]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phạm Thu Nga (4 tháng 10 năm 2004). “Mừng và lo phim truyền hình lịch sử”. Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Như Hoa (3 tháng 8 năm 2004). “Phim mới trên HTV9: Ngọn nến Hoàng cung*”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ 'Ngọn nến hoàng cung' - chất nhân văn nhẹ nhàng”. VnExpress. 4 tháng 8 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Như Hoa (3 tháng 8 năm 2004). “Ngọn nến Hoàng cung”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ Nguyễn Chương (12 tháng 8 năm 2004). “Phim đầu tiên về vị vua cuối cùng”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ Nhật Lam (21 tháng 8 năm 2004). “Diễn viên điện ảnh Huỳnh Anh Tuấn: Chuyến trở về dài 12 năm”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (16 tháng 7 năm 2016). “Có một "Nam Phương Hoàng hậu" của Yến Chi”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ Vương Tâm (1 tháng 3 năm 2023). “NSƯT Hồng Vân: Thấy hoa cười lại nhớ một người”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Hạ Uyên (31 tháng 8 năm 2004). “Tôi mới là người "làm dâu trăm họ". Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Ngân An (9 tháng 1 năm 2021). “Diễn viên Kim Thanh Thảo hoá quý cô thập niên 90”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ Cẩm Thúy (17 tháng 8 năm 2008). “Trò chuyện với đạo diễn của "Ngọn nến Hoàng cung". Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ Nguyễn Gia Nùng (25 tháng 1 năm 2005). "Ngọn nến hoàng cung" – Vầng sáng lặng lẽ từ lịch sử”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ Tuổi Trẻ (31 tháng 8 năm 2004). “NSƯT Hồng Vân với vai diễn đầu đời ở tuổi 60”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ Minh Luân (31 tháng 10 năm 2016). “Bi hài hậu trường phim Việt: 'Vua Bảo Đại đâu?'. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ “Có khơi thông được dòng phim lịch sử - cổ trang?”. Tuổi trẻ. 6 tháng 8 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ T.H (3 tháng 4 năm 2002). “70 % cảnh phim Ngọn nến hoàng cung quay tại Đà Lạt”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ Phương Trang (3 tháng 8 năm 2004). “4 năm cho một ngọn nến hoàng cung”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ L.K (16 tháng 9 năm 2004). “Cuộc hội ngộ giữa 3 người đẹp của vua Bảo Đại”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  19. ^ Phạm Thu Nga (4 tháng 10 năm 2004). “Mừng và lo về một phim truyền hình lịch sử”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  20. ^ a b c d Phạm Tôn (30 tháng 4 năm 2010). “Hư cấu...không phải là bịa đặt!”. Pham Ton's Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  21. ^ Xuân Tuynh (7 tháng 4 năm 2012). “Vĩnh biệt người thắp nên "Ngọn nến Hoàng cung". Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  22. ^ L.Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ Th.V. (17 tháng 3 năm 2005). “Trao giải Cánh diều vàng 2004”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2024.
  24. ^ “Danh sách nghệ sĩ từng đoạt Giải Mai Vàng 19 năm qua”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  25. ^ “87 tác giả, đồng tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022”. Thông tấn xã Việt Nam. 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  26. ^ Hoàng Hoàng - Thái Phương (19 tháng 5 năm 2023). “Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 tặng 128 tác giả, đồng tác giả”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]