Bước tới nội dung

Người Kazakh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Người Kazakhs)
Người Kazakh
Talgat Musabayev
Tổng dân số
≈ 15,7 triệu[1] - 17 triệu
Khu vực có số dân đáng kể
 Kazakhstan12.764.821 (2021) [2]
 Trung Quốc1.800.000[3]
 Uzbekistan1.100.000[4]
 Nga647.732[5]
 Mông Cổ101.526
 Đức46.633[6]
 Turkmenistan40.000[7]
 Kyrgyzstan33.200[8]
 Thổ Nhĩ Kỳ10.000[9]
 Ukraina5.526[10]
 UAE5.000[11]
 Iran3.000 hoặc 4000 đến 15000[12][13]
 Cộng hòa Séc4.821[14]
 Áo1.685[15]
 Belarus1.355[16]
Ngôn ngữ
Tiếng Kazakh (và/hoặc các ngôn ngữ chính thức ở các quốc gia nơi cư trú)
Tôn giáo
Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo Nga

Người Kazakh (cũng viết là người Kazak hay Qazaq; tiếng Kazakh: қазақтар [qɑzɑqtɑr]; tiếng Nga: казахи; tiếng Trung: 哈萨克族; Hán-Việt: Cát Táp Khắc tộc; bính âm: Hāsàkè zú) là một tộc người Turk ở các khu vực phía Bắc của Trung Á. Họ là dân tộc chính của Kazakhstan với tỉ lệ chiếm 66% dân số, ngoài ra còn có ở nhiều nơi của Uzbekistan, Trung Quốc, NgaMông Cổ. Họ nổi tiếng có tình yêu tự do mãnh liệt, giỏi cưỡi ngựa, săn bắn bằng những con đại bàng bán thuần dưỡng.

Dân số người Kazakh khoảng 15,7 triệu người theo Joshua Project năm 2019, sinh sống tại 25 nước [1]. Tại Kazakhstan người Kazakh là dân tộc chính với 12.764.821 người, trong tổng dân số 18,8 triệu vào đầu năm 2020.[2]

Người Kazakh nói tiếng Kazakh, là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Turk.[17]

Người Kazakh vốn là hậu duệ của các bộ lạc Thổ như người Argyn, người Khazar, người Qualuq; các bộ lạc Mông Cổ như người Nãi Man, người Khắc Liệt, người Dughlats, người Jalairs[18], đồng thời bao gồm hậu duệ của người Kipchak. Họ cũng là hậu duệ của các bộ lạc khác như người Hun. Thêm vào đó, người Kazakh cũng là hậu duệ của nhóm các tộc người du cư cổ xưa như người Sarmatian, người SakaNgười Scythia. Điểm chung của các tộc người này đó là họ đến từ Đông Âu, sinh sống một vùng đất giữa SiberiaBiển Đen và có để lại dấu tích ở Trung ÁĐông Âu khi đi xâm chiếm các vùng đất này trong các thế kỷ V-XIII.[19][20][21][22]

Người Kazakh trở thành một trong những dân tộc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ nạn đóiLiên Xô trong các năm 1932-1933 với 37% tổng số người chết.[18]

[23]

Nguồn gốc từ Kazakh

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Kazakh có lẽ đã được sử dụng vào khoảng thế kỷ 15[24]. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của từ Kazakh hay Qazaq. Một số người cho rằng từ này bắt nguồn từ một từ trong tiếng Thổ: Qaz (những chiến binh lang bạt, tự do) hoặc bắt nguồn từ một từ trong ngôn ngữ Thổ nguyên thủy Khasaq (một cỗ xe được người Kazakhs dùng để vận chuyển yurts và vật dụng của họ).[25]

Một giả thuyết khác cho rằng nguồn gốc của từ Kazakh (Qazaq) bắt nguồn từ một từ trong một ngôn ngữ Thổ cổ là qazğaq được đề cập lần đầu tiên vào thề kỷ thứ 8 trên một tấm bia viết bằng một ngôn ngữ Thổ.[26] Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Thổ Vasily Radlov và nhà Đông phương học Benjamin P. Yudin, danh từ qazğaq có chung nguồn gốc với động từ qazğan (có được, đạt được). Do vậy, từ qazğaq có lẽ đã ám chỉ những người đi tìm kiếm của cải và lợi ích.[27]

Kazakh là một thuật ngữ phổ biến ở khu vực Trung Á thời trung cổ ám chỉ một cá nhân hay một tộc người cố gắng giành được quyền tự chủ từ một thế lực lớn hơn có thẩm quyền. Thiếp Mộc Nhi đã từng gọi giai đoạn trẻ tuổi của mình khi chưa nắm được quyền lực thực sự là Qazaqliq (Qazaq-ness)[28].

Vào thời điểm dân du mục Uzbek chinh phạt khu vực Trung Á, vị hãn của Uzbek Abu'l-Khayr đã có nhiều xung đột với các thủ lĩnh Giray (Kirey) và Janibeg (Janibek), hậu duệ của hãn Urus. Những xung đột này dẫn tới những thất bại của Abu'l-Khayr dưới tay người Qalmaqs[29]. Kirey và Janibek sau đó di chuyển với một lượng lớn những dân du mục đến vùng Zhetysu / Semirechye ở biên giới của hãn quốc Sát Hợp Đài và thiết lập chính quyền mới ở đó với sự bảo hộ của một vị hãn hậu duệ của thành Cát Tư Hãn Esen Buqa II. Qua đó, vị hãn này tạo ra được một vùng đệm nhằm đề phòng trước sự bành trướng của người Oirats[30]. Điều này tuy không rõ ràng nhưng cũng giải thích được rằng từ đó người Kazakh đã lấy luôn tên Qalmags. Đây là nguồn duy nhất có thể kiểm chứng được từ mặt lịch sử dân tộc học. Những người sống Kirey và Janibek trong nhiều nguồn khác nhau được gọi là Qazaqs hoặc Uzbek-Qazaqs (những người độc lập với sự cai trị của vị hãn người Uzbeks). Người Nga ban đầu gọi người Kazakhs là 'Kirgiz' và sau đó là Kirghiz-Kaisak để phân biệt họ với người Kyrgyz. Vào khoảng thế kỷ 17, người Nga tìm cách phân biệt danh từ bộ tộc Qazaqs của thảo nguyên với những người lính Cossacks của Quân đội Đế quốc Nga với đề nghị thay thế phụ âm cuối bằng "kh" thay vì "q" hoặc "k", điều này được Liên Xô chính thức áp dụng vào năm 1936[31].

  • Kazakh – Казах
  • Cossack – Казак

Thuật ngữ Cossack tại Ukraine có lẽ bắt nguồn từ một gốc từ trong một ngôn ngữ Kipchak có ý nghĩa là những kẻ cướp bóc lang bạc, độc lập[32][33].

Lịch sử truyền miệng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc sống du mục của người Kazakh giữ cho họ một truyền thống truyền miệng nhiều câu chuyện về lịch sử. Nhà nước Kazakhs, nơi hợp nhất của nhiều bộ tộc khác nhau đã sắp xếp, thống nhất và lưu giữ những ký ức xa xôi về tổ tiên dân Kazakhs thuở ban sơ. Có một truyền thống khá quan trọng đối với mỗi người Kazakhs là phải nắm rỏ phả hệ từ bảy đời trở lại của dòng họ mình (được biết đến với cái tên şejire, bắt nguồn từ chữ shajara có nghĩa là cây trong tiếng Ả Rập).

Zhuz của người Kazakhs

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Zhuz

Kazakhstan vào thời hiện đại, lối sống bộ lạc dần bị mất với sự xuất hiện của nhà nước pháp quyềnkinh tế thị trường. Tuy nhiên, khi tiếp xúc và làm quen với nhau, người Kazakh thường hỏi về gốc tích bộ lạc và tổ tiên của người kia. Điều này đã dần trở thành một truyền thống kể từ khi xung đột giữa các bộ tộc chấm dứt. Mỗi người Kazakh không phân biệt thành phần nguồn gốc từ bộ tộc nào đều tự coi mình là một khối thống nhất trong một quốc gia. Những người Kazakh hiện đại đều ghi nhớ rằng bộ tộc tổ tiên của họ thuộc về một trong ba zhuz (cũng được dịch là một liên minh bộ tộc hoặc trăm):

  • Zhuz Thượng (zhuz Uly)
  • Zhuz Trung (zhuz Orta)
  • Zhuz Hạ (zhuz Kishi)

Lịch sử Zhuz

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của các Zhuz Kazakh. Niên đại của các Zhuz khó được xác định bằng những văn bản lịch sử còn tồn tại, với đề cập sớm nhất vào thế kỷ 17. Nhà Turk học Velyaminov-Zernov tin rằng sự chiếm đóng các thành phố quan trọng Tashkent, YasiSayram vào năm 1598 bởi Tevvekel (Tauekel / Tavakkul) Khan đã chia tách bộ tộc Qazaqs, nhưng họ chỉ chiếm giữ các thành phố trong khoảng thế kỷ 17[34]. Nhiều giả thuyết cho thấy rằng lãnh thổ các bộ tộc Qazaqs đã phân chia lãnh thổ của mình sau khi làm chủ một vùng từ Zhetysu đến phần lớn khu vực Cumania. Zhuz Hạ được sáng lập bởi người Nogai.

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Kazakh là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Turk cùng với các ngôn ngữ Uzbek, Kyrgyz, Tatar, Duy Ngô Nhĩ, Thổ hiện đại, Azeri, Turkmen và các ngôn ngữ còn tồn tại hoặc đã tuyệt chủng thuộc các khu vực Đông Âu, Trung Á, Tân CươngSiberia.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Joshua Project. Ethnic People Group: Kazakh, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  2. ^ a b Численность населения Республики Казахстан по отдельным этносам на начало 2020 года Lưu trữ 2020-05-27 tại Wayback Machine. Комитет по статистике Министерства национальной экономики Республики Казахстан. Truy cập 12/12/2020.
  3. ^ Census 2000 counts 1.25 mln Kazakhs The Kazak Ethnic Group, later the Kazakh population had higher birth rate, but some assimilation processes were present too. Estimatians made after the 2000 Census claim Kazakh population share growth (was 0.104% in 2000), but even if this share value was preserved at 0.104% level it would be no less than 1.4 mln in 2008
  4. ^ Kazakh population share was constant at 4.1% in 1959–1989, CIA estimates Lưu trữ 2019-01-05 tại Wayback Machine this share declined to 3% in 1996. Official Uzbekistan estimation (E. Yu. Sadovskaya "Migration in Kazakhstan in the beginning of the 21st century: main tendentions and perspectives" ISBN 978-9965-593-01-7) in 1999 was 940,600 Kazakhs or 3.8% of total population. If Kazakh population share was stable at about 4.1% (not taking into account the massive repatriation of ethnic Kazakhs (Oralman) to Kazakhstan) and the Uzbekistan population in the middle of 2008 Lưu trữ [Date missing] tại Archive-It was 27.3 mln, the Kazakh population would be 1.1 mln. Using the CIA estimate of the share of Kazakhs (3%), the total Kazakh population in Uzbekistan would be 0.8 mln
  5. ^ “Russia National Census 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ “Anzahl der Ausländer in Deutschland nach Herkunftsland (Stand: 31. Dezember 2014)”.
  7. ^ In 1995 Kazakh population was 86,987 [1] or 1.94% population total. Later was a massive pepartriation of ethnic Kazakh population (oralman) to Kazakhstan: 22,000 before 2001 and 38,000–40,000 in 2001—2007. Press reports are claiming [2],[3],[4] the most part of Kazakhs had left Turkmenistan
  8. ^ In 2009 National Statistical Committee of Kyrgyzstan. National Census 2009 Lưu trữ 2012-03-08 tại Wayback Machine
  9. ^ “Казахское общество Турции готово стать объединительным мостом в крепнущей дружбе двух братских народов - лидер общины Камиль Джезер”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  10. ^ Ukrainian population census 2001: Distribution of population by nationality. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2009 Lưu trữ 2012-01-17 tại Wayback Machine
  11. ^ “UAE´s population – by nationality”. BQ Magazine. ngày 12 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2015.
  12. ^ “Êàçàõè "ÿäåðíîãî" Èðàíà”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  13. ^ "Казахи доказали, что являются неотъемлемой частью иранского общества и могут служить одним из мостов, связующих две страны" - представитель диаспоры Тойжан Бабык”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  14. ^ “Number of foreigners”. Czech Statistical Office. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  15. ^ Statistik Austria. “STATISTIK AUSTRIA - Bevölkerung nach Staatsangehörigkeit und Geburtsland”. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  16. ^ population census 2009 Lưu trữ 2012-01-18 tại Wayback Machine: National composition of the population.
  17. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Kazakh". Glottolog 3.0. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History.
  18. ^ a b Togan,Z.V.(1992)., "The Origins of the Kazaks and the Uzbeks ", Central Asian survey, 1999-2-25
  19. ^ [5] Lưu trữ 2013-11-09 tại Wayback Machine.
  20. ^ “Kazakh Genetics - DNA of Turkic people from Kazakhstan and surrounding regions”. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  21. ^ Richard Orange in Almaty (ngày 3 tháng 10 năm 2010). “Kazakhs striving to prove Genghis Khan descent”. Telegraph.co.uk. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
  22. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2015.
  23. ^ “JSTOR: An Error Occurred Setting Your User Cookie”. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
  24. ^ Bartold, Vasily (1962). “Four Studies on the History of Central Asia. vol. 3. biên dịch bởi V. & T. Minorsky. Leiden: trang 29”. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  25. ^ “The Kazakhs”. 1995. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2009. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp)
  26. ^ “Уюк-Туран”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2006.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  27. ^ Yudin, Veniamin P. (2001). Центральная Азия в 14–18 веках глазами востоковеда[Central Asia in the eyes of 14th–18th century Orientalists]. Almaty: Dajk-Press. ISBN 978-9965-441-39-4.
  28. ^ “Iranian Studies”. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp)
  29. ^ “Abu'l-Kayr Khan”. Encyclopædia Iranica, trang 331-332. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp)
  30. ^ Barthold, V.V (1962). "History of the Semirechyé". Four Studies on the History of Central Asia. vol. 1. Translated by V. & T. Minorsky. Leiden: Brill Publishers. pp. 137-65
  31. ^ “Постановление ЦИК и СНК КазАССР о русском произношении и письменном обозначении слова «казак»”.
  32. ^ “Online Etymology Dictionary”. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  33. ^ “Encyclopædia Britannica”. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  34. ^ Russian, Mongolia, China in the 16th, 17th, and early 18th centuries. Vol II. Baddeley (1919, MacMillan, London). Reprint – Burt Franklin, New York. 1963 p. 59

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]