Bước tới nội dung

Ngũ gia bì chân chim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngũ da bì chân chim)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Araliaceae
Chi (genus)Schefflera
Loài (species)S. heptaphylla
Danh pháp hai phần
Schefflera heptaphylla
(L.) Frodin, 1990 publ. 1991
Danh pháp đồng nghĩa[1]

Sciodaphyllum heptaphyllum (L.) C.L.Hitchc.
Schefflera rubriflora C.J.Tseng & G.Hoo
Schefflera octophylla (Lour.) Harms
Schefflera choganhensis Harms
Paratropia cantoniensis Hook. & Arn.
Heptapleurum octophyllum (Lour.) Kuntze
Aralia octophylla cantonensis
Aralia octophylla Lour.
Aralia octonata Stokes
Aralia heptaphylla (L.) Willd. ex Spreng.
Agalma octophyllum (Lour.) Seem.

Agalma lutchuense Nakai

Chân chim bảy lá còn có tên là chân chim tám lá (PHH), đáng (PHH), lằng (danh pháp khoa học: Schefflera heptaphylla), là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Loài này được (L.) Frodin mô tả khoa học đầu tiên năm 1990 publ. 1991.[1] Cây có thể thường bị nhầm lẫn với tên gọi trong tiếng Việt loài Schefflera arboricola dùng làm cây cảnh cũng thường được gọi là ngũ gia bì (tuy nhiên đây là 1 tên sai).

Tên gọi "ngũ gia bì chân chim" là 1 tên gọi sai lầm vì nó là 1 loại cây chân chim (cụ thể là Chân chim bảy lá) thuộc họ Ngũ gia (gọi Ngũ gia bì là sai lầm vì ngũ gia bì là vị thuốc từ cây Ngũ gia). Họ Ngũ gia là lấy theo tên gọi của chi Ngũ gia.

Loài này có dạng thân gỗ, có kích thước nhỏ đến trung bình, cao tới hơn 10m đến 15m[2]. Lá kép chân vịt, gồm 6- 8 lá chét, mọc so le, cuống có bẹ dài 8–35 cm. Cụm hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen, đường kính 3-4mm. Hoa nở từ mùa thu thu đến đầu đông, sau đó là kết trái. Đây là loài bán rụng lá hoặc thường xanh.[3][4]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Đài Loan, và Hồng Kông,[5] Thái Lan[6] Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản (kyushu, quần đảo Ryukyu)[4]. Chúng phân bố ở độ cao từ 100m lên đến 2100m.[7]

Thành phần hoá học chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Saponin, tinh dầu.

Công dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Dùng làm thực phẩm

Miền tây Thanh Hóa, Nghệ An thường dùng lá cây Ngũ gia bì châm chim với tên gọi rau Lằng làm rau ăn sống hoặc nấu canh với cá, thịt. Canh lá Lằng là món ẩm thực văn hóa đặc biệt của đồng bào miền núi phía tây Thanh Hóa, Nghệ An.

Dùng trong dược liệu

Loài này có tác dụng kháng virus, chữa cảm lạnh thông thường[8] đau lưng, nhức xương, tê bại tay chân, phù thũng. Bộ phận dùng là vỏ thân, lá. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b The Plant List (2010). Schefflera heptaphylla. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “Schefflera heptaphylla”. Flora of China. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Schefflera octophylla”. Viện Dược liệu. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b “Schefflera heptaphylla” (PDF). Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Schefflera octophylla”. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ “Schefflera heptaphylla (L.) Frodin”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=250073458
  8. ^ “Antiviral triterpenoids from the medicinal plant Schefflera heptaphylla”. Phytotherapy Research. 21 (5): 466–470. 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]