Bước tới nội dung

Ngô Phương Lan (nhà phê bình điện ảnh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngô Phương Lan (sinh 1963))
Tiến sĩ
Ngô Phương Lan
Ngô Phương Lan trong buổi họp báo Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng năm 2023
Cục trưởng Cục Điện ảnh
Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch
Nhiệm kỳ2012 – 2018
Tiền nhiệmLại Văn Sinh
Kế nhiệmVi Kiến Thành
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Ngô Phương Lan
Ngày sinh
1963 (60–61 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpNhà phê bình điện ảnh
Gia đình
Bố
Ngô Mạnh Lân
Mẹ
Phan Ngọc Lan
Anh chị em
Ngô Phương Ly (em gái)
Chồng
Đinh Trọng Tuấn
Con cái
Đinh Tuấn Vũ
Đào tạoViện Văn hóa Thông tin
VGIK
Học vịTiến sĩ Lịch sử văn hóa nghệ thuật
Lĩnh vựcđiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì (2023)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròphê bình điện ảnh
Tác phẩm
  • Đồng hành với màn ảnh
  • Tính hiện đại và tính dân tộc trong Điện anh Việt Nam
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2017
Văn học Nghệ thuật

Ngô Phương Lan (sinh năm 1963) là nhà phê bình điện ảnh và từng là Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam. Bà được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật – lĩnh vực Điện ảnh – năm 2017.[1]

Bà hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 5; Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam; Giám đốc Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng và Ủy viên Ban Chấp hành Mạng lưới Xúc tiến Điện ảnh Châu Á.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Phương Lan sinh năm 1963 tại Hà Nội,[1] bà là con cả của cặp đôi Nghệ sĩ nhân dân đạo diễn phim hoạt hình Ngô Mạnh Lân và diễn viên Phan Ngọc Lan. Em gái bà, Ngô Phương Ly, là phu nhân Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tô Lâm.[3][4][5]

Chồng của Ngô Phương Lan là Đinh Trọng Tuấn – nguyên Tổng biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh – và con trai lớn là đạo diễn điện ảnh Đinh Tuấn Vũ.[6]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Phương Lan từng theo học khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.[2][7] Năm 1982, Ngô Phương Lan theo học khoa Lý luận, phê bình điện ảnh (Điện ảnh học) tại Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên Xô và tốt nghiệp năm 1988.[1][8] Khi về nước, bà làm việc tại Cục Điện ảnh Việt Nam.[8]

Năm 1999, Ngô Phương Lan trúng tuyển Nghiên cứu sinh của Viện Văn hóa Thông tin với đề tài "Tính dân tộc, tính hiện đại trong điện ảnh Việt Nam".[8] Đến năm 2005, bà bảo vệ thành công luận án và nhận được bằng Tiến sĩ Lịch sử Văn hóa Nghệ thuật.[8][9] Cũng trong năm này, bà ra mắt cuốn sách "Tính hiện đại và tính dân tộc trong Điện ảnh Việt Nam" và giành được giải Cánh diều Vàng cho công trình này.[10][11] Vào năm 2007, cuốn sách này được Mạng lưới khuyến khích điện ảnh châu Á (NETPAC) chọn lọc và biên tập cùng với Galangpress, được phát hành quốc tế bằng tiếng Anh mang tên "Modernity and Nationality in Vietnamese Cinema".[11] Đây cũng là cuốn sách đầu tiên do NETPAC xuất bản.[8]

Từ năm 2010 đến 2011, bà là Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế.[1] Từ năm 2011 đến 2018, Ngô Phương Lan là Giám đốc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội.[1] Từ 2012 đến 2018, bà là Cục trưởng Cục Điện ảnh.[1] Năm 2019, bà là thành viên sáng lập và làm chủ tịch Hiệp hội xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam.[9][12]

Ngô Phương Lan còn từng giữ các chức vụ và vai trò khác như: Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung Ương khóa V; Giám đốc Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF) và Ủy viên Ban Chấp hành của NETPAC.[1]

Năn 2017, bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các sách: Đồng hành với màn ảnhTính hiện đại và tính dân tộc trong Điện anh Việt Nam.[13]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn bản tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1998 – Đồng hành với màn ảnh.[10]
  • 2005 – Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam.[1]
  • 2023 – Phác thảo điện ảnh Việt Nam thời đổi mới và hội nhập.[1]

Ấn bản ngoại ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • The changing face of VietNamemes Cinema during 10 year of renovation 1986–1996 (Sự thay đổi của điện ảnh Việt Nam trong 10 năm).[14]
  • Việt Nam, 2000 Second wind (Việt Nam 2000- Cơn gió mới).[14]
  • A time to die, a time to live (Một thời để chết, một thời để sống).[14]

Đồng tác giả

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1998 – Mass Media in Vietnam (Truyền thông đại chúng ở Việt Nam). Phát hành ở Úc.[11]
  • 1998 – Vietnam in the 20th Century - Plastic and Visual Arts from 1925 to our time (Việt Nam thế kỷ 20 – Nghệ thuật từ 1925 đến thời hiện đại). Phát hành ở Bỉ.[11]
  • 2003 – Being and Becoming - The Cinemas of Asia (Hiện tại và tương lai của điện ảnh Châu Á). Phát hành ở Ấn Độ.[11]
  • 2007 – Le Cinema Vietnamien (Điện ảnh Việt Nam). Phát hành ở Pháp.[11]
  • Lịch sử điện ảnh Việt Nam (2 tập).[11]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Ấn bản Kết quả
1998 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Đồng hành với màn ảnh Đoạt giải [2]
2006 Giải Cánh diều lần thứ 4 Tính hiện đại và tính dân tộc trong Điện ảnh Việt Nam [10]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j Quỳnh An (8 tháng 11 năm 2024). “TS. Ngô Phương Lan ra sách về điện ảnh Việt Nam đánh dấu tuổi 60”. VietNamNet. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b c NGUYỄN TIẾN NAM (27 tháng 8 năm 2023). “Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ IV”. Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ NSND Nguyễn Hà Bắc (16 tháng 9 năm 2021). “Nghệ sỹ nhân dân Ngô Mạnh Lân: Một người thầy thân thương, một nghệ sỹ đáng kính của tôi”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ “Văn học nghệ thuật : Người lưu dấu cuộc đời” (video). Thời Báo VTV. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Văn học nghệ thuật: NSND Ngô Mạnh Lân - Nét vẽ đời người” (video). Thời Báo VTV. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ PGS-TS Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ: Làm phim chiến tranh theo cách người trẻ”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ cand.com.vn (30 tháng 10 năm 2007). “Như cơn gió heo may”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ a b c d e Nguyễn Thị Hồng Ngát (14 tháng 9 năm 2007). “Có một Ngô Phương Lan không phải là Hoa hậu”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ a b c T.V - N.H (8 tháng 12 năm 2022). “TS Ngô Phương Lan nhận giải thưởng Người có nhiều đóng góp về tác quyền khu vực châu Á Thái Bình Dương”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ a b c d Tuyết Loan (9 tháng 11 năm 2023). “Một góc nhìn về điện ảnh Việt 30 năm sau đổi mới”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ a b c d e f g N.Hoa (8 tháng 11 năm 2023). “Ra mắt cuốn sách tiểu luận phê bình điện ảnh mới của TS Ngô Phương Lan”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ HN (25 tháng 7 năm 2019). “Ra mắt Hiệp hội xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam”. Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ “Chủ tịch nước Quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”. Báo Tổ quốc. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ a b c Hiền Hương (21 tháng 9 năm 2011). “Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: "Bộ sẽ cân nhắc kỹ vị trí Cục trưởng Cục Điện ảnh". Báo Dân trí. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ Thiên Điểu (12 tháng 1 năm 2023). “Nguyên cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan nhận Huân chương Lao động hạng nhì”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ “Tiến sĩ Ngô Phương Lan nhận giải "Nhà giáo dục bản quyền của năm" của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại CineAsia 2022”. vfda.vn. Hiệp hội xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam. 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ P.V (11 tháng 12 năm 2022). “Tiến sĩ Ngô Phương Lan nhận giải 'Educator of the Year' tại CineAsia 2022”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2024.