Zingiber mioga
Zingiber mioga | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
(không phân hạng) | Commelinids |
Bộ (ordo) | Zingiberales |
Họ (familia) | Zingiberaceae |
Phân họ (subfamilia) | Zingiberoideae |
Tông (tribus) | Zingibereae |
Chi (genus) | Zingiber |
Loài (species) | Z. mioga |
Danh pháp hai phần | |
Zingiber mioga (Thunb.) Roscoe, 1807[1] | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 50 kJ (12 kcal) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.6 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 2.1 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
0.1 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
0.9 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành phần khác | Lượng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước | 95.6 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xơ hòa tan trong nước | 0.4 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xơ không hòa tan trong nước | 1.7 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Biotin (B7) | 1.1 µg | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vitamin E chỉ tính α-tocopherol.[6] Phần bỏ đi: Cuống cụm hoa. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[7] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[8] |
Zingiber mioga là một loài gừng.
Tên gọi thông thường
[sửa | sửa mã nguồn]Các tên gọi thông thường của nó trong các ngôn ngữ khu vực bản địa là:
- Tiếng Trung: nhương hà (蘘荷, ranghe),[9] gia thảo (嘉草, Chu lễ), bác thả (猼且, Sử ký), lịch tô (蒚蒩, Thuyết văn), vu cừ (芋渠, Hậu Hán thư), phúc thư (覆葅, Biệt lục), dương hoắc (阳藿, Quảng Tây chí), dương hà (阳荷, Kiềm chí), sơn khương (山姜, Chiết Giang Trung dược tư nguyên danh lục), quan âm hoa (观音花, Chiết Giang Trung dược tư nguyên danh lục), thuần trư (蒪苴), dã lão khương (野老姜), thổ lí khai hoa (土里开花), dã sinh khương (野生姜), dã khương (野姜), liên hoa khương (莲花薑), mính hà (茗荷, minghe), Nhật Bản khương (日本薑), Nhật Bản sinh khương (日本生薑).
- Tiếng Hàn: nhương hà (양하, 蘘荷, yangha), tại đảo Jeju là 양애 (yanghae);
- Tiếng Nhật: mính hà, myoga (みょうが, 茗荷, myōga). Engelbert Kaempfer còn đề cập các tên gọi khác trong tiếng Nhật như dsjooka (蘘荷), mjoga, mionga, megga.[10]
Lịch sử phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Đề cập đầu tiên của người châu Âu về loài gừng này có lẽ là của Engelbert Kaempfer (1651-1716) khi ông viết về 蘘荷 (dsjooka) tại trang 826 sách Amoenitatum exoticarum politico-physico-medicarum in khoảng năm 1712.[10]
Năm 1783, Carl Peter Thunberg định danh cho loài này là Amomum mioga trong Nova acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis, nhưng với mô tả chỉ rất ngắn là "Amomum mioga: scapo brevissimo, capsula ovata, foliis ensiformibus" (Amomum mioga: cán hoa rất ngắn, quả nang hình trứng, lá hình kiếm).[2][11] Mô tả chi tiết hơn được ông viết trong sách Flora Japonica năm 1784.[3]
Năm 1807, William Roscoe chuyển nó sang chi Zingiber.[1][12] Schumann (1904) xếp nó trong tổ Cryptanthium.[13]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Cây thảo lâu năm, lá sớm rụng, cao 40–200 cm (dạng ngũ bội không quá 100 cm).[14] Thân rễ màu ánh vàng. Thân lá có 5-6 bẹ ở gốc; bẹ có sọc, nhẵn nhụi, dạng màng. Lưỡi bẹ 2 thùy, nhọn thon, dài 3–12 mm (các lá phía dưới có lưỡi bẹ dài hơn so với các lá phía trên), dạng màng; cuống lá từ không có tới có cuống dài 0,5-1,7 cm; phiến lá hình mác-hình elip hoặc thẳng-hình mác, 20-37 × 2,8–6 cm, nhẵn nhụi hoặc mặt xa trục có lông, đỉnh hình đuôi. Cụm hoa mọc từ thân rễ, hình elipxoit, dài 5–9 cm; cuống cụm hoa từ không có tới dài đến 1,5–5 cm, ngầm dưới đất; các bẹ dạng vảy hình trứng-thuôn dài hoặc thuôn dài, nhọn, nhẵn nhụi; lá bắc màu xanh lục ánh đỏ với các gân màu tía, hình elip, dài 2,5–3 cm. Đài hoa hình ống, 2,5–3 cm, nhọn thon, dạng mo, chẻ. Ống tràng hoa hơi dài hơn đài hoa, dài 3 cm; các thùy tràng màu ánh vàng, hình mác hoăc thuôn dài-hình mác, 2,7-3 × ~0,7 cm; thùy tràng lưng lộng hơn. Cánh môi hình trứng tới trứng ngược, nguyên, dài ~3 cm; thùy giữa màu vàng với mép màu trắng, ~2,5 × 1,8 cm; các thùy bên ~1,3 × 0,4 cm, màu vàng. Bao phấn dài ~1 cm; phần phụ kết nối dài ~1 cm, màu xanh lục ánh trắng. Vòi nhụy chạy dọc theo rãnh trên nhị được tạo bởi phần phụ liên kết bao phấn và kết thúc bằng đầu nhụy dạng búi. Quả nang hình trứng ngược tới gần hình trứng, tù, 3 mảnh vỏ, nứt theo ngăn; vỏ quả ngoài với phần bên noài màu xanh lục xỉn và phần bên trong màu đỏ. Hạt màu đen; áo hạt màu trắng. Ra hoa tháng 8-10.[9][13] Số nhiễm sắc thể 2n = 22 (lưỡng bội, Trung Quốc), 44 (tứ bội, Hàn Quốc), 55 (ngũ bội, Nhật Bản).[15] Như thế, loài này có lẽ có nguồn gốc từ vùng đông nam Trung Quốc.[14]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Loài này là bản địa miền trung và miền nam Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Đài Loan và từ quần đảo Lưu Cầu tới Nhật Bản (không có trên đảo Hokkaido), cũng như du nhập vào miền nam bán đảo Triều Tiên.[9][16][17]
Một tài liệu năm 2008 ghi nhận Z. mioga cũng được tìm thấy tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam với tên gọi tại đó là cây lu công, củ giàng hôi.[18][19]
Tại Nhật Bản, một vài quần thể mọc tự nhiên trong vùng núi, nhưng chúng không được tìm thấy ở bất kỳ đâu ngoài những nơi mà con người từng sinh sống cũng như không có quần thể hoang dại. Với số nhiễm sắc thể 2n của quần thể ở Nhật Bản là 55 (số cơ sở x = 11, 2n = 5x = 55),[15] thì chúng là dạng ngũ bội, ít khi ra quả - trừ khi nhiệt độ trong mùa hè và mùa thu cao, và chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng, thông qua các thân rễ.[14] Người ta cho rằng quần thể ở Nhật Bản là do con người đem đến từ châu Á đại lục để trồng tại đây. Người ta cũng đưa ra giả thuyết rằng chủng ngũ bội ở Nhật Bản có nguồn gốc từ sự thụ phấn của các giao tử giảm phân của chủng lưỡng bội và các giao tử không giảm phân của chủng tứ bội.[15]
Nó được trồng để lấy nụ hoa (cụm hoa) và chồi cây non ăn được ở Nhật Bản, cũng như dùng làm rau ăn và làm thuốc ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ở bán đảo Triều Tiên thì chỉ thỉnh thoảng nó mới được trồng và tự nhiên hóa, chủ yếu ở miền nam bán đảo và trên đảo Jeju.[15]
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Loài này có cụm hoa chưa nở hoa và chồi cây non ăn được. Tại Nhật Bản, người ta sử dụng cả cụm hoa chưa nở hoa (花みょうが, hanamyoga; hay đơn giản là みょうが myoga) và thân giả non (みょうがたけ, 茗荷竹, myogatake) làm thức ăn. Mùa thu hoạch thân giả non (chồi lá non/chồi cây non) là mùa xuân còn cụm hoa chưa nở hoa (còn gọi là chồi hoa/nụ hoa) là cuối mùa hè đến đầu mùa thu. Người ta cũng thu hoạch cả cụm hoa non ngay từ khi nó chưa trồi lên mặt đất (みょうがの子, myoganoko) trong mùa hè để làm thức ăn.
Người Nhật thường thái nhỏ nụ hoa và dùng để trang trí các món ăn truyền thống của mình, ví dụ trong món canh miso (Miso là một loại gia vị, thực phẩm quen thuộc của người dân Nhật Bản, được làm từ gạo, lúa mạch, đậu nành cho lên men trộn cùng với muối và nấm kōjikin). Canh miso là món canh truyền thống của Nhật Bản, được nấu bằng nước súp dashi. Nguyên liệu làm món này tuỳ thuộc từng vùng, thường dùng chủ yếu là tôm, đậu hũ, tảo wakame, hành lá (loại to như boa-rô). Nếu món canh có thêm thịt heo thì món này được gọi là tonjiru, nghĩa là canh thịt heo, gỏi sunomono (Namasu hay còn gọi là sunomono, namasu-kiri, là một món gỏi Nhật Bản dùng nguyên liệu là hải sản tươi sống trộn cùng với rau củ đã ngâm chua và thái mỏng. Namasu có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản thời Nại Lương (710-794)) hay món cà tím nướng.
Thành phần tạo mùi cho myoga là α-pinen (C10H16), thành phần tạo màu đỏ là malvidin, một loại anthocyanin không bào hòa tan trong nước. Trong thân cây, nó kết hợp với một phân tử glucose và tồn tại dưới dạng malvidin 3-O-glucoside.
Myōga đã được du nhập và trồng tại Australia và New Zealand để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.[14]
Myōga cần một số điều kiện đặc biệt để sinh trưởng và phát triển, ví dụ như chúng có thể chịu được nhiệt độ ở -18 °C (0 °F), hoặc có thể lạnh hơn; sống trong bóng râm.[14]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Cụm hoa
-
Quả với phần bên trong vỏ quả ngoài màu đỏ, hạt đen trong áo hạt trắng.
-
Hoa
-
Thân giả với lá.
-
Thân giả với lá.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Zingiber mioga tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Zingiber mioga tại Wikispecies
- Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Zingiber mioga”. International Plant Names Index.
- ^ a b Roscoe W., 1807. XIX. A new arrangement of the plants of the Monandrian class usually called Scitamineae: Zingiber mioga. Transactions of the Linnean Society of London 8: 330-357, xem trang 348.
- ^ a b Carl Peter Thunberg, 1783. Amomum mioga. Nova acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis ser. 2, vol. 4: 38.
- ^ a b Carl Peter Thunberg, 1784. Amomum mioga. Flora Japonica: sistens plantas insularum Japonicarum secundum systema sexvale emendatum 14-15.
- ^ Carl Peter Thunberg, 1784. Amomum mioga. Caroli a Linné eqvitis Systema Vegetabilivm: secvndvm classes ordines genera species cvm characteribvs et differentiis (Ấn bản 14), Andrea Murray (biên tập) 51.
- ^ Bộ GD, VH, TT, KH & CN Nhật Bản, 日本食品標準成分表2015年版 (七訂)
- ^ Bộ YT, LĐ & PL Nhật Bản, 日本人の食事摂取基準 (2015年版).
- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b c Zingiber mioga trong Flora of China. Tra cứu ngày 30-5-2021.
- ^ a b Kaempfer E., 1712. 蘘荷 Dsjooka. Amoenitatum exoticarum politico-physico-medicarum Fasciculi V: 826.
- ^ The Plant List (2010). “Amomum mioga”. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
- ^ The Plant List (2010). “Zingiber mioga”. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
- ^ a b Schumann K. M., 1904. IV. 46. Zingiberaceae: Zingiber mioga trong Engler A., 1904. Das Pflanzenreich Heft 20: 183.
- ^ a b c d e Cole T. C. H., Nürnberger S., 2014. Zingiber mioga and its Cultivars Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine. The Plantsman. Royal Horticultural Society 4: 226-229.
- ^ a b c d Hiroshi Ikeda, Bo-Mi Nam, Nobuko Yamamoto, Hidenobu Funakoshi, Atsuko Takano, Hyoung-Tak Im, 2021. Chromosome number of myoga ginger (Zingiber mioga: Zingiberaceae) in Korea. Korean Journal of Plant Taxonomists 51(1): 100-102, doi:10.11110/kjpt.2021.51.1.100.
- ^ Zingiber mioga Lưu trữ 2012-05-07 tại Wayback Machine trong Kew World Checklist of Selected Plant Families. Tra cứu ngày 30-5-2021.
- ^ Zingiber mioga trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 30-5-2021.
- ^ Lê Thanh Sơn, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Tập, Ngô Đức Phương & Cù Hải Long, 2008. Bổ sung một loài cây thuốc mới cho hệ thực vật Việt Nam - cây lu công (Zingiber mioga (Thunb.) Roscoe), họ Zingiberaceae Lưu trữ 2021-06-24 tại Wayback Machine. Tạp chí Dược liệu 13(5): 212-213.
- ^ Phát hiện một loài cây thuốc mới cho hệ thực vật Việt Nam – Cây lu công (Zingiber mioga (Thunb.) Roscoe), họ Gừng (Zingiberaceae) trên website của Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam (botanyvn.com). Tra cứu ngày 24-6-2021.