Bước tới nội dung

Morava

49°30′B 17°00′Đ / 49,5°B 17°Đ / 49.5; 17
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Moravia)
Moravia
Morava
—  Vùng lịch sử  —
Thị trấn Mikulov
Hiệu kỳ của Moravia
Hiệu kỳ

Huy hiệu
Hiệu ca: Nhiều
Nổi tiếng nhất là "Jsem Moravan" và "Moravo, Moravo"[1]
Morava (màu lục) trong Cộng hòa Séc
Morava (màu lục) trong Cộng hòa Séc
Vị trí của Morava trong Liên minh châu Âu
Vị trí của Morava trong Liên minh châu Âu
Moravia trên bản đồ Thế giới
Moravia
Moravia
Tọa độ: 49°30′B 17°00′Đ / 49,5°B 17°Đ / 49.5; 17
Quốc gia Séc
VùngMorava-Slezsko, Olomouc, Nam Moravia, Vysočina, Zlín
Nhắc đến lần đầu822[2][3]
Thống nhất833[4]
Đặt tên theosông Morava
Cựu thủ phủBrno, Olomouc
Thành phố lớnBrno, Ostrava, Olomouc, Zlín, Jihlava
Diện tích
 • Tổng cộng22.348,87 km2 (862,895 mi2)
Dân số
 • Tổng cộng3.100.000[6]
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)

Moravia hay Morava (tiếng Séc: Morava; tiếng Đức: Mähren; tiếng Ba Lan: Morawy; tiếng Latinh: Moravia) là một vùng lịch sử thuộc nước Cộng hòa Séc. Moravia chiếm khoảng một phần ba diện tích của Cộng hòa Séc ngày nay và nằm ở phía đông nam nước này. Morava tiếp giáp với Ba LanSilesia thuộc Séc về phía bắc, giáp với Slovakia về phía đông, giáp với bang Niederösterreich của Áo về phía nam và giáp với xứ Čechy về phía tây. Čechy, Morava và Silesia thuộc Séc là 3 phần làm nên một vùng đất mang tên là Vùng đất của người Séc (České země).

Cái tên "Morava" bắt nguồn từ con sông Morava trên lãnh thổ vùng này. Vào thế kỉ 8, Công quốc Morava đã được người Slav thành lập. Vào năm 833, Morava đã xâm chiếm Công quốc Nitra (bây giờ là Slovakia) và nhanh chóng trở thành một nước hùng mạnh tại châu Âu. Lãnh thổ nước này mở rộng nhất dưới thời vua Svatopluk I (871-894). Tuy nhiên những thế kỉ sau đó, Morava ngày càng lệ thuộc vào Čechy. Cả hai quốc gia này cũng rơi vào Đế chế Áo và sau đó nữa là Đế chế Áo-Hung vào thế kỉ 16. Vào năm 1758, trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, vua Friedrich II Đại Đế thân chinh kéo quân Phổ đi đánh xứ Morava, để ngăn chặn liên quân Áo - Nga liên kết với nhau.[7] Song, quân Phổ phải rút quân.[8] Năm 1918, Morava trở thành một phần trong Liên bang Tiệp Khắc. Đến năm 1993, khi Tiệp Khắc tách ra thì Morava trở thành một vùng của nước Cộng hòa Séc ngày nay.

Trong Cộng hòa Séc, Morava vẫn giữ những bản sắc văn hóa riêng của mình. Những thành phố lớn nhất xứ này là Brno, Olomouc, ZlínOstrava.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://www.youtube.com/watch?v=EhSuWZW937M
  2. ^ Royal Frankish Annals (year 822), pp. 111-112.
  3. ^ http://www.nasamorava.eu/fakta-o-morave.html
  4. ^ Bowlus, Charles R. (2009). “Nitra: when did it become a part of the Moravian realm? Evidence in the Frankish sources”. Early Medieval Europe. Oxford, UK: Blackwell Publishing Ltd. 17 (3): 311–328. doi:10.1111/j.1468-0254.2009.00279.x. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ http://encyklopedie.brna.cz/home-mmb/?acc=profil_udalosti&load=550
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, University of California Press, 1968. Trang 115.
  8. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 116