Bước tới nội dung

Maria de' Medici

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Marie de' Medici)
Maria của Medici
Chân dung Maria de' Medici của Frans Pourbus Trẻ
Vương hậu nước PhápNavarra
Tại vị17 tháng 12 năm 160014 tháng 5 năm 1610
Đăng quang13 tháng 5 năm 1610
Tiền nhiệmMarguerite của Pháp
Kế nhiệmAna của Tây Ban Nha
Thông tin chung
Sinh26 tháng 4 năm 1573
Palazzo Pitti, Florence, Ý
Mất3 tháng 7 năm 1642(1642-07-03) (69 tuổi)
Cologne, Đức
An tángVương cung thánh đường Denis, Paris, Pháp
Phối ngẫuHenri IV của Pháp Vua hoặc hoàng đế
Hậu duệ
Vương tộcNhà Medici
Nhà Bourbon (hôn nhân)
Thân phụFrancesco I xứ Toscana
Thân mẫuJohanna của Áo
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của Maria của Medici

Maria của Medici (tiếng Ý: Maria de' Medici; tiếng Pháp: Marie de Médicis; 26 tháng 4, năm 15733 tháng 7, năm 1642) là Vương hậu nước PhápNavarra, hôn phối thứ hai của Quốc vương Henri IV của Pháp thuộc Nhà Bourbon. Vương hậu xuất thân từ một gia tộc danh giá và đầy quyền lực, Nhà Medici.

Sau khi Henry IV bị ám sát năm 1610, ngay sau ngày lễ đăng quang ngai vị của bà, Maria de' Medici nắm quyền nhiếp chính cho con trai, Quốc vương Louis XIII của Pháp[1]. Bà được biết đến qua việc tích cực dùng quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng triều đình nước Pháp và nổi tiếng là một nhà bảo trợ nghệ thuật hào phóng[1].

Maria là một trong 3 người đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận là có quả tim nằm bên phía phải, kể từ khi Fabius công bố công trình của mình liên quan đến “dextrocardia”, nghĩa là “trái tim nằm bên phải” vào năm 1606.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung Maria de' Medici thời thiếu nữ.

Vương hậu Maria của Pháp sinh ra tại Palazzo Pitti, Firenze, Ý vào ngày 26 tháng 4 năm 1573. Bà là con gái thứ sáu của Francesco I, Đại công tước của Toscana[3]Nữ Đại vương công Johanna của Áo. Theo đó, bà là cháu nội của Cosimo I de' MediciEleanor của Toledo; cháu ngoại của Hoàng đế La Mã thần thánh Ferdinand IAnna của Bohemia và Hungary.

Bà cùng chị gái Eleanor de' Medici là 2 người duy nhất trong 7 người con sống đến khi trưởng thành.

Vương hậu nước Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1600, tháng 10, bà kết hôn với Quốc vương Henry IV của Pháp, ngay sau khi diễn ra sự hủy hôn giữa Quốc vương và người vợ trước đó, Vương hậu Marguerite của Pháp. Buổi hôn lễ diễn ra tại Lyon, Pháp với 4.000 khách và được trang hoàn đầu tư cực kì xa hoa, bao gồm cả việc biểu diễn vở opera mới nhất của Jacopo Peri, Euridice. Năm 1601, bà sinh ra người con trai đầu lòng tại Fontainebleau, tức Quốc vương Louis XIII của Pháp.

Cuộc hôn nhân để lại nhiều người thừa kế, nhưng tương tự với cuộc hôn nhân trước đó của Henry IV, bà gặp nhiều vấn đề với chồng mình. Việc bà thường xuyên tranh chấp với tình nhân của chồng khiến triều đình Pháp nhiều phen xôn xao. Và trong đó, bà hay buông lời cãi vã nhất với Catherine Henriette de Balzac d'Entragues, người đã từng được Henry hứa cưới sau cái chết của người tình lâu năm cũ là Gabrielle d'Estrées[4]. Thế nhưng, Henry đã cưới Marie thay thế, và đã dẫn đến những cuộc cãi vã và âm mưu thâm độc lẫn nhau của 2 người phía sau hậu trường. Dù nhà vua có thể dễ dàng đuổi tình nhân của mình, thế nhưng ông đã không làm vậy. Marie dưới tình thế đó, lại tỏ lòng trắc ẩn và xúi giục Henry đưa người vợ đã ly dị về triều, tức là Marguerite của Pháp.

Marie được đăng quang để trở thành Vương hậu nước Pháp vào ngày 13 tháng 5 năm 1610, một ngày trước vụ ám sát chồng bà. Vài giờ sau cái chết của Henry, Marie được Nghị viện Paris ủy thác làm nhiếp chính cho người kế vị, tức Louis XIII của Pháp. Bà trở thành Thái hậu, và ngay lập tức đuổi phu nhân Catherine d'Entragues ra khỏi triều đình[5].

Hoạt động chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
María de Médici, vẽ bởi Frans Pourbus, Museo de Bellas Artes de Bilbao

Trong suốt thời gian sống cùng chồng, Vương hậu Marie không biểu lộ bất cứ khả năng cũng như tham vọng chính trị nào, và điều này chỉ bộc phát khi bà đảm nhận vị trí nhiếp chính cho con trai bà, Louis XIII của Pháp. Cố chấp và tầm nhìn hạn hẹp, Thái hậu Marie ảnh hưởng vào triều chính nhờ một phần lớn sự khống chế bởi Leonora Dori, vợ của viên cố vấn người Ý Concino Concini, bản thân Concino cũng là người tình bí mật của Thái hậu. Cả hai vợ chồng đều âm mưu phía sau sự dung túng của Thái hậu, và Concino được phong làm Hầu tước d'Ancre (Marquis d'Ancre) dù ông ta không hề tham chiến ở bất kì trận đánh nào.

Gia đình Concini đã khiến cho vị Thủ tướng tài ba lúc bấy giờ, Maximilien I de Béthune, Công tước Sully, bị bất tín nhiệm, và chính quyền đại diện Công giáo Rôma hi vọng chặn đứng sự ảnh hưởng của Tin Lành tại Pháp thông qua họ. Bản thân một phần xuất phát từ dòng họ Habsburg, Thái hậu Marie chủ trương dẹp bỏ tư tưởng chống lại Habsburg trong triều đình nước Pháp. Bà tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Tây Ban Nha bằng cách sắp đặt cuộc hôn nhân giữa con gái bà, Vương nữ Elizabeth, kết hôn với vị Quân vương tương lại của Tây Ban Nha, Quốc vương Felipe IV. Thái hậu còn lật đổ Hiệp ước Bruzolo, một liên minh được thiết lập giữa Henri IV và Charles Emmanuel I, Công tước xứ Savoy.

Dưới một chế độ nhiếp chính hủ bại và thất thường, các Vương thân của dòng họ Bourbon cùng các nhà quý tộc lớn của Pháp đã nổi loạn khắp nơi trong vương quốc. Thái hậu yếu thế trước phản ứng mạnh mẽ của giới quý tộc, và bà đồng ý dùng tiền bạc để đàm phán. Đứng đầu phe chống đối, Henry de Bourbon, Công tước Enghien, đã buộc Thái hậu đến trình diện tại Hội nghị ba đẳng cấp vào năm 16141615.

Năm 1616, quyền lực của Thái hậu Marie được củng cố bằng sự xuất hiện của Hồng y Richelieu tại Hội nghị. Tuy nhiên cũng năm đó, Louis XIII đã đến tuổi trưởng thành và yêu cầu thiết lập quyền cai trị của mình, nguy cơ buộc Thái hậu rút lui vào hậu trường. Quốc vương Louis XIII một lần nữa đổ lật lại chính kiến triều đình, đảo ngược chính sách ủng hộ Habsburg và Tây Ban Nha mà mẹ ông đã thiết lập khi còn đang nhiếp chính, bằng việc cho người ám sát gia đình Concini. Thái hậu bị đày và giam lỏng tại Château de Blois, đồng thời Louis XIII bổ nhiệm Richelieu làm cận thần.

Lễ đăng quang của Marie de Medici tại Nhà thờ Thánh Denis, vẽ bởi Peter Paul Rubens.

Năm 1619, ngày 22 tháng 2, Thái hậu trốn thoát khỏi Château de Blois và trở thành lãnh tụ của phe nổi loạn bên ngoài, cầm đầu bởi em trai quốc vương là Gaston, Công tước Orléans. Tuy nhiên, cuộc nổi loạn nhanh chóng bị dập tắt. Dưới sự điều đình của Richelieu, quốc vương hàn gắn lại quan hệ với mẹ mình, và nhà vua đã cho phép mẹ mình ở tại một cung điện nhỏ ở Angers. Đến năm 1621, bà trở lại cung điện tông thất và lấy lại được sự tôn kính của triều đình ngày xưa. Bức chân dung của Rubens được vẽ trong thời gian này. Marie xây dựng lại Cung điện Luxembourg (Palais du Luxembourg) tại Paris, cùng với những sản phẩm tôn vinh nịnh bợ bà vẽ bởi Rubens, hiện tại được biết đến với tên gọi Marie de' Medici cycle.

Bản vẽ chạm gỗ về Maria de' Medici

Sau cái chết của Công tước Luynes, Lousi XIII chuyển qua triệt để tin dùng Hồng y Richelieu. Thái hậu Marie có tham vọng muốn loại bỏ Richelieu ra khỏi chính trường, đã dấn đến sự kiện Ngày lừa bịp (Day of the Dupes) nổi tiếng. Sự kiện xảy ra vào tháng 11 năm 1630, khiến Richelieu nắm chắc vị trí trong triều đình Pháp và tHái hậu Marie bị lưu đày đến Compiègne. Sau đó, bà lại lẩn trốn được và đến Brussels năm 1631 và đến Amsterdam vào năm 1638. Chuyến đi của bà đến Amsterdam được xem là một chiến thắng ngoại giao của Hà Lan, vì từ đây đã gây nên mầm móng của Nền cộng hòa Hà Lan.

Năm 1642, sau khi đến Cologne, bà qua đời tại đây mà vẫn ôm âm mưu báo thù Richelieu. Bà được chôn cất tại Vương cung thánh đường Thánh Denis, Paris.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Maria de' Medici và gia đình (1607; bởi Frans Pourbus the younger)
Name Birth Death Notes
Louis XIII, Quốc vương nước Pháp 27 tháng 9 năm 1601 14 tháng 5 năm 1643 Kết hôn với Ana của Tây Ban Nha (1601–1666) vào năm 1615. Có hai người con trai.
Élisabeth, Vương hậu Tây Ban Nha 22 tháng 11 năm 1602 6 tháng 10 năm 1644 Kết hôn với Feilipe IV của Tây Ban Nha (1605–1665) vào năm 1615. Có 1 trai và 1 gái.
Christine, Công tước phu nhân Savoy 10 tháng 2 năm 1606 27 tháng 12 năm 1663 Kết hôn với Victor Amadeus I, Công tước Savoy (1587–1637) vào năm 1619. Có một con trai và ba con gái.
Nicholas Henri, Công tước Orléans 16 tháng 4 năm 1607 17 tháng 11 năm 1611 Chết yểu.
Gaston, Công tước Orléans 25 tháng 4 năm 1608 2 tháng 2 năm 1660 Kết hôn (1) Marie de Bourbon (1605–1627) vào năm 1626. Có một con gái.
Kết hôn (2) Marguerite xứ Lorraine (1615–1672) vào năm 1632. Có ba con gái.
Henriette Marie, Vương hậu Anh và Scotland 25 tháng 11 năm 1609 10 tháng 9 năm 1669 Kết hôn với Charles I của Anh (1600–1649) vào năm 1625. Có ba con trai và hai con gái.

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lawrence, Cynthia Miller (1997). Women and Art in Early Modern Europe: Patrons, Collectors, and Connoisseurs. Marie de Médici's Patronage of Art and Architecture: Pennsylvania State Univ Pr. ISBN 978-0-271-01568-2.
  2. ^ Báo Tuổi trẻ: Những người có trái tim bên phải - https://tuoitre.vn/nhung-nguoi-co-trai-tim-ben-phai-99724.htm
  3. ^ Leonie Frieda (ngày 14 tháng 3 năm 2006). Catherine de Medici: Renaissance Queen of France. HarperCollins. tr. 386–. ISBN 978-0-06-074493-9. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2011.
  4. ^ THE AMERICAN CYCLOPEADIA. 1874. tr. 671–. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ Herman, Eleanor (2005). Sex with Kings: 500 Years of Adultery, Power, Rivalry, and Revenge. tr. 80.

Tư liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Helga Hübner and Eva Regtmeier (2010), Maria de' Medici: eine Fremde; hrsg. v. Dirk Hoeges. (Dialoghi/Dialogues: Literatur und Kultur Italiens und Frankreichs; Band 14). Frankfurt: Peter Lang ISBN 978-3-631-60118-1