Thếp vàng
Thếp vàng (hay mạ vàng, dát vàng, thiếp vàng) là kỹ thuật trang trí dán lớp vàng lá, cũng gọi là vàng quỳ, thật mỏng lên mặt các vật dụng bằng gỗ, đá, và kim loại để tạo màu sắc bằng vàng. Cách thếp vàng truyền thống là dán vàng bằng tay nhưng sang thời hiện đại thì cũng có thể thếp vàng bằng hóa học và điện lực, tức mạ vàng.[1]
Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Việc thếp vàng ở Việt Nam là công việc cầu kỳ, tinh xảo, có câu "sơn son thếp vàng" là chỉ về điều này. Tại Việt Nam ngoài các chất liệu gỗ, đá, các mặt hàng sơn mài cũng được dùng thếp vàng, dùng sơn ta làm keo dính.[2] Làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội là làng nghề có tiếng thếp vàng, chủ yếu là đồ thờ tam sự, ngũ sự, hoành phi, câu đối cùng tượng Phật.[3] Làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức cũng là nơi giỏi nghề thếp.[4] Ở Huế thì làng Tiên Nộn là nơi từng cung cấp các vật dụng thếp vàng cho triều đình nhà Nguyễn. Đối với vua chúa và các nhà quyền quý thì những vật thường dụng kể cả bàn, ghế, sập gỗ, tủ chè cũng được thếp vàng.[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Sloan, Annie (1996) Decorative Gilding, Collins & Brown, ISBN 978-0-89577-879-6
- ^ "Thếp vàng lên tượng vua Trần Nhân Tông"
- ^ “"Kiêu Kỵ - Ngôi làng sơn son thếp vàng"”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2015.
- ^ "Nghề sơn son thếp vàng"
- ^ "Độc đáo bộ sập tủ thếp vàng còn sót lại từ cung đình Huế"