Bước tới nội dung

Trường Trung học phổ thông Marie Curie

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lycée Marie Curie)
Trường Trung học phổ thông Marie Curie
Cổng trường Marie Curie
Địa chỉ
Map
159 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3
, ,
Tọa độ10°46′58,5″B 106°41′26,6″Đ / 10,76667°B 106,68333°Đ / 10.76667; 106.68333
Thông tin
LoạiTrung học phổ thông
Thành lập1918; 107 năm trước (1918)
Hiệu trưởngThS. Nguyễn Vân Yên
Giáo viênkhoảng 200 (bao gồm nhân viên)
Số học sinhHơn 3000
Khuôn viên20.700 m2
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngThS. Nguyễn Mạnh Hùng
ThS. Nguyễn Thị Quế Vân

Trường Trung học phổ thông Marie Curie là một trường trung học phổ thông công lập, với diện tích 20.700 m2,[1]quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu do người Pháp đặt. Trường được đặt tên theo nhà khoa học Marie Curie.[1][2][3]

Lịch sử hình thành, các tên gọi và quá trình hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay khi Pháp chiếm xứ Nam Kỳ (Cochinchine) người Pháp đã thiết lập trường học để giảng dạy tiếng pháp và tiếng An Nam, mở trường bổn quốc và trường nữ (trường nữ là Trường Marie Curie sau này). Như vậy, Trường Marie Curie được thiết lập trong khoảng từ năm 1858 đến 1862 (năm Pháp dành quyền bảo hộ xứ Nam Kỳ theo Hòa ước Nhâm Tuất 1862).[cần dẫn nguồn]

Trường nữ sinh trên một tấm bưu thiếp

Trường mang tên nữ bác học Marie Curie từ năm 1918, là trường dành riêng cho nữ sinh, với tên gọi ban đầu là Cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp (École Primaire Supérieure des Jeunes Filles Françaises) Lycée Marie Curie. Sau khi Nhật tiến vào Đông Dương năm 1941, trường bị trưng dụng làm bệnh viện nên phải chuyển địa điểm sang một trường mẫu giáo ở đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay. Một năm sau, trường được trả lại và dời về địa điểm cũ với tên gọi mới là Trung học cơ sở Calmette. Sau khi quân Pháp trở lại chiếm Sài Gòn vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, trường được đổi tên thành Trung học Lucien Mossard[4]. Đầu năm 1948, trường trở lại với tên gọi cũ là Trung học Marie Curie (hay Lycée Marie Curie), mang tên nhà khoa học người Ba Lan – Pháp từng hai lần đoạt giải Nobel Vật lý. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, trường là trường trung học tư thục cho nữ sinh. Đến năm 1970, trường mới tiếp nhận thêm nam sinh theo học.[5][6]

Sau 30/4/1975, Trường Marie Curie đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2&3 Marie Curie (cũ) cho hai niên học (1975-1976 và 1976-1977); đến niên học 1977-1978, trường không còn dạy các lớp cấp 2 phổ thông hệ 12/12 năm, chỉ dạy cấp 3 phổ thông hệ 12/12 năm (lớp 10, 11 và 12 các khối AB - C - D) nên Trường Phổ thông cấp 2&3 Marie Curie (cũ) đổi tên thành Trường Phổ thông trung học Marie Curie...[cần dẫn nguồn]

Năm 1997, trường được đổi tên thành Trung học phổ thông bán công Marie Curie.[7] Trước đây, trường từng là trường trung học phổ thông lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh mỗi năm.[5] Trường dạy hai ca sáng và chiều với tổng cộng 90 đến 100 lớp trong hơn 50 phòng học. Hiện nay, để tăng chất lượng giáo dục, trường đang giảm dần sĩ số. Hiện trường có gần 200 giáo viên, nhân viên,[1] và hơn 3000 học sinh,[8] với trên 70 lớp.[5]

Năm 2006, trường được chuyển sang hệ công lập[8] với tên gọi Trung học phổ thông Marie Curie cho đến nay. Đồng thời, đồng phục nữ sinh của trường sẽ là váy dài xanh, áo trắng vào các ngày thường, còn thứ 2 đầu tuần, thứ 7 và các ngày lễ mặc áo dài, nam mặc quần xanh, áo trắng, mang giày thể thao bata, và khi học quốc phòng và thể dục thì cả nam lẫn nữ đều mặc đồng phục thể dục.

Năm 2015, trường được UBND TP.HCM công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – danh lam thắng cảnh của thành phố.[5]

Ngày 17 tháng 11 năm 2018, trường đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập với sự tham dự của hơn 1000 người, gồm những giáo viên - học sinh hiện tại cũng như nhiều cựu giáo viên - học sinh khác, đáng chú ý trong số cựu học sinh trường có nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nhà thiết kế thời trang Sỹ Hoàng, Ca sĩ Đông Nhi... cùng một số quan chức như Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc và Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCMThanh Liêm.[9][10][11][12]

Điều kiện giảng dạy

[sửa | sửa mã nguồn]
Cổng vào
Khuôn viên trường

Tuy là một trường bán công, trường Marie Curie là một trong số các trường có chất lượng đào tạo, thi cử và kỷ luật khá cao. Hiện giờ, cùng với trường THPT chuyên Lê Hồng PhongTHPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie là một trong 3 trường Trung học phổ thông có dạy Pháp văn của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 lớp Pháp văn và 2 lớp song ngữ (Anh-Pháp) trong tổng số 30 lớp ở mỗi khối.

Trường có 8 dãy phòng học: A, B, C, D, E, F, G và H. Dãy lớn nhất, mới nhất là dãy F, một tòa nhà 4 tầng, nơi đặt các phòng thí nghiệm , Hóa, Sinh, hội trường, phòng lab, phòng vi tính, điện gia dụng và dinh dưỡng và nhà thi đấu thể thao. Dãy nhỏ nhất là dãy H với duy nhất hai phòng. Các phòng học đều được trang bị một micro cho giáo viên. Đa số các phòng được trang bị máy điều hoà nhiệt độ (1 phòng thường có 4 quạt trần và 2 máy điều hoà)

Các lớp học được phân làm hai loại: lớp chọn và lớp thường. Để vào được lớp chọn khối 10, các học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở phải có điểm tổng kết năm học lớp 9 hoặc điểm tốt nghiệp cao. Thường thì học sinh lớp chọn cũng có hạnh kiểm khá hơn lớp thường. Theo chương trình phân ban, các lớp được phân chia theo 4 ban: ban A (Toán--Hóa), ban B (Toán-Hóa-Sinh), ban D (Toán-Văn-Anh) và 2 ban cơ bản.

Kể từ năm 2000 tỉ lệ đậu tốt nghiệp trung học phổ thông luôn thuộc loại cao của thành phố (trên 98%) và năm sau luôn cao hơn năm trước.[3]

Các phong trào văn nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Marie Curie còn có những phong trào về âm nhạc khá sôi nổi. Đội văn nghệ của trường tham dự giải Chú Voi Con và đạt giải cao trong những năm gần đây.

Khoảng tháng 11 hằng năm, trường lại tổ chức đêm ca nhạc truyền thống quy tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng với 2 mục đích: tạo sân chơi giải trí cho các bạn học sinh và quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện. Đội văn nghệ của trường sinh hoạt vào sáng chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của rất nhiều bạn với nhiều hoạt động bổ ích

Ngoài ra, trường còn tổ chức các cuộc đi chơi dã ngoại, tham quan, thăm trại trẻ mồ côi thường xuyên hơn nhiều trường khác, tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên có cơ hội gần gũi nhau hơn, học tập được nhiều hơn.

Danh sách các hiệu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Lycée Marie Curie
  • 1948 – 1950: Bà Marie
  • 1950 – 1954: Bà Fortunel
  • 1954 – 1965: Ông Castagnon
  • 1965 – 1974: Ông Gages
  • 1974 – 1975: Ông Thevenin
Trường Trung học phổ thông Marie Curie
  • 1975 – 1977: Bà Tôn Tuyết Dung[8]
  • 1977 – 1978: Bà Lê Thị Loan[8]
  • 1978 – 1987: Bà Trần Tố Nga[13][14]
  • 1987 – 1992: Bà Hoàng Bảo Quân[8]
  • 1992 – 1999: Bà Dương Thu Hằng[8]
  • 1999 – 2000: Ông Nguyễn Bác Dụng[8]
  • 2000 – 2006: Ông Nguyễn Đình Hân[8]
  • 2006 – 2008: Bà Nguyễn Ngọc Lang[8]
  • 2008 – 2016: Ông Nguyễn Văn Vân[8] (Thạc sĩ, Nhà giáo Ưu tú)
  • 2016 – 2023: Ông Nguyễn Đăng Khoa[8] (Thạc sĩ Vật lý lý thuyết - Vật lý Toán)
  • 2023- hiện nay: ông Nguyễn Vân Yên

Cựu học sinh trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Thư Lê (ngày 19 tháng 8 năm 2017). “Marie Curie cổ kính và phong cách”. Báo Quân đội nhân dân – Trang Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Đức Nam - Hữu Nhật (ngày 13 tháng 7 năm 2015). “THPT Marie Curie: Nét đẹp cổ kính của ngôi trường trăm tuổi”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ a b Nguyễn Vũ Thành Đạt - Lê Minh (ngày 8 tháng 1 năm 2015). “Cổ kính trường Marie Curie Tp. Hồ Chí Minh”. Báo Ảnh Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ Xem Lucien Mossard tại Danh sách các nhân vật có liên quan đến xã Dampierre-sur-le-Doubs, Pháp. (tiếng Pháp)
  5. ^ a b c d Thành Nguyễn (ngày 15 tháng 5 năm 2017). “Trường nữ sinh lớn nhất Sài Gòn 100 năm trước”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ Mạnh Tùng (ngày 19 tháng 2 năm 2018). “Bốn ngôi trường trung học trăm tuổi ở Sài Gòn”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ Trung Sơn (ngày 5 tháng 7 năm 2015). “4 ngôi trường cổ được xếp hạng di tích ở Sài Gòn”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ a b c d e f g h i j k P.V (ngày 9 tháng 2 năm 2018). “Trường THPT Marie Curie, Q.3: Tự hào ngôi trường 100 tuổi”. Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ a b c d Thành Nguyễn (ngày 17 tháng 11 năm 2018). “Trường trung học lớn nhất Sài Gòn kỷ niệm 100 năm thành lập”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  10. ^ Thu Tâm (ngày 17 tháng 11 năm 2018). “Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường THPT Marie Curie”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  11. ^ Anh Nhàn & Anh Tú (ngày 17 tháng 11 năm 2018). “Những kỷ vật xuyên thế kỷ mang tới lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường THPT Marie Curie”. Lao Động. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  12. ^ Hoàng Hương (ngày 17 tháng 11 năm 2018). “Trường Marie Curie kỷ niệm 100 năm thành lập”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  13. ^ Mỹ Bình (13 tháng 8 năm 2015). “Bà Trần Tố Nga tiếp tục tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam”. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ Zing (1 tháng 9 năm 2017). “Người đẹp Sài Gòn một thuở ra sách về đấu tranh cho nạn nhân da cam”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
  15. ^ L.D (ngày 15 tháng 3 năm 2013). “Người đẹp màn bạc Việt một thời - Kỳ 12: Thanh Lan - nghệ sĩ đa tài”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  16. ^ Thanh Thủy (ngày 8 tháng 12 năm 2013). “Những scandal tình ái trong giới nghệ sĩ Sài Gòn (Kỳ 6): "Quả bom sex" Thanh Lan làm "cháy" vé các rạp hát Sài Gòn”. Báo Lao động. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  17. ^ a b c Nhiên (ngày 14 tháng 3 năm 2020). "Lò đào tạo sao Việt" dưới danh trường THPT: Marie Curie chiếm số đông”. Yan. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ a b c “Những sao nam đình đám từng học trường Marie Curie”. VnExpress iOne. ngày 25 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.
  19. ^ a b c “Các nam ca sĩ, diễn viên từng học trường Marie Curie”. Tiin.vn. Zing News. ngày 19 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  20. ^ Tuyền Lữ (ngày 24 tháng 3 năm 2008). “Những biệt danh của Huỳnh Đông”. Zing News. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  21. ^ a b c Sơn Anh (ngày 25 tháng 11 năm 2014). “Loạt sao nữ 'ăn dầm nằm dề' dưới mái trường Marie Curie TP HCM”. VnExpress iOne. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ “Bảo Thy nhí nhảnh cùng ông kẹ Sulley về thăm trường cũ”. Zing News. ngày 9 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.
  23. ^ Phương Nhung (ngày 23 tháng 1 năm 2017). “Cao Bá Hưng và 3 ca khúc làm nên ngôi vị Quán quân Sing my song”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]