Luật việt vị (bóng đá)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Luật việt vị là luật XI trong Luật bóng đá (Laws of the Game) được soạn thảo và công bố bởi FIFA, liên quan đến việc hạn chế khả năng giành lợi thế của cầu thủ đội tấn công bằng việc đợi bóng trong trường hợp chỉ khi ở giữa cầu thủ này và trong khung thành chỉ có thủ môn hoặc chỉ có duy nhất người hậu vệ cuối hàng bên đối phương.[1] Luật này nhằm đảm bảo chơi đẹp và liên tục, thúc đẩy sự phát triển kiểu thế chiến thuật cũng như đa dạng lối chơi trong bóng đá. Luật việt vị là một trong những luật khó thực thi đúng đắn nhất trong bóng đá.
Ý nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Trong bóng đá, một cầu thủ được coi là ở trong tình trạng việt vị khi cầu thủ đó ở phía trước cầu thủ phòng ngự cuối cùng của đội đối phương, tại thời điểm quả bóng cuối cùng được chạm hoặc chơi bởi một đồng đội, nhưng nếu không tham gia vào trận đấu tích cực, không can thiệp vào hành động của cầu thủ đối phương, thì việc này không bị phạt. Tuy nhiên, nếu một cầu thủ đang ở trong tình trạng hay vị trí việt vị tại thời điểm quả bóng được chạm hoặc chơi lần cuối bởi một đồng đội rồi chuyền lại cho họ, và sau đó cầu thủ ấy tham gia vào trận đấu một cách tích cực, cố ý can thiệp vào trận đấu hoặc ảnh hưởng đến hành động của đối thủ, theo quan điểm của trọng tài, thì đó mới bị xem là phạm lỗi. Khi có lỗi việt vị, trọng tài sẽ dừng trận đấu và trao một quả phạt gián tiếp cho đội phòng thủ từ vị trí cầu thủ phạm lỗi đã tham gia vào trận đấu.[2]
Lỗi việt vị không phải là một lỗi hoặc hành vi không đúng luật như các lỗi khác, bởi nó không thuộc về Luật 12. Tuy nhiên, giống như các lỗi khác, bất kỳ hành động nào (như ghi bàn) xảy ra sau khi có vi phạm lỗi, nhưng trước khi trọng tài kịp thời dừng trận đấu, đều bị hủy bỏ.[3] Chỉ có hai trường hợp cụ thể mà việc phạm luật liên quan đến việc rời vị trí việt vị có thể bị phạt. Một là khi một hậu vệ của đội phòng thủ cố ý rời khỏi vị trí trên sân nhằm gây hiểu lầm khiến cầu thủ đối phương rơi vào thế vi phạm lỗi việt vị, và hai là khi một tiền đạo đang ở vị trí lỗi việt vị nhưng chọn hành động rời sân sau đó quay lại và tận dụng vị trí đó để có lợi thế. Trong cả hai trường hợp này, cầu thủ đều không bị phạt việt vị; thay vào đó họ bị cảnh cáo vì hành vi phi thể thao.[2]
Các tiền đạo có khả năng nhận bóng phía sau hàng phòng ngự đối thủ thường đang ở trong tình thế tốt để ghi bàn. Quy tắc việt vị hạn chế khả năng này, yêu cầu họ phải ở vị trí không việt vị khi bóng được chuyền về phía họ. Tuy nhiên, qua các đường chuyền đúng thời điểm và việc chạy nhanh, một tiền đạo có thể di chuyển vào tình huống như vậy sau khi bóng đã được đá về phía trước mà không phạm lỗi việt vị. Các quyết định của trọng tài cho lỗi việt vị, thường chỉ là sự khác biệt trong vài centimet hoặc inch, có thể rất quan trọng trong trận đấu, bởi chúng sẽ quyết định liệu một tình huống tấn công hứa hẹn có tiếp tục hay không, hoặc thậm chí có một bàn thắng được ghi nhận hay không.
Một trong những nhiệm vụ chính của trợ lý trọng tài là hỗ trợ trọng tài trong việc xử lý việt vị[4] — vị trí bên lề sân cỏ cho họ cái nhìn rõ hơn về chiều ngang của sân. Trợ lý trọng tài thông báo một cầu thủ phạm lỗi việt vị đã xảy ra bằng cách giơ cờ tín hiệu.[5]:191 Tuy nhiên, giống như tất cả các quyết định của trọng tài trong trận đấu, việc xử lý việt vị cuối cùng là trách nhiệm của trọng tài, người có thể bác bỏ lời khuyên của các trợ lý nếu họ cho là cần thiết.[6]
Nguồn gốc từ
[sửa | sửa mã nguồn]Từ "việt vị" với "việt" nghĩa là vượt qua (hay dùng trong "ưu việt"), "vị" nghĩa là vị trí. Một số người nói ngọng hay đọc sai thành "liệt vị".[7] Trong 1 trận đấu, lỗi "việt vị" có thể có 2 cách để phát hiện:
- Phát hiện từ trọng tài biên (khi đó trọng tài sẽ phất cờ sọc đỏ và cam để báo hiệu có "việt vị".
- Phát hiện bằng công nghệ VAR (Video Assistant Referee), khi bàn thắng đã được ghi, công nghệ VAR sẽ xem lại bàn thắng, và nếu có lỗi "việt vị", trên màn hình điện tử sẽ có dòng chữ:
Vị trí việt vị
[sửa | sửa mã nguồn]Một cầu thủ bị coi là đứng ở vị trí việt vị khi 4 điều kiện sau đồng thời thỏa mãn:
- Cầu thủ đó đứng ở phần sân của đối phương.
- Có ít hơn 2 cầu thủ của đối phương đứng giữa anh ta và đường biên ngang cuối sân đối phương so với bóng (tính cả thủ môn).
- Anh ta phải đứng phía trước trái bóng (Theo hướng tấn công).[cần dẫn nguồn]
- Trong 3 điều kiện đầu, thủ môn được tính là một cầu thủ của đối phương, mặc dù thủ môn thường là vị trí thấp nhất trong đội hình nhưng ở một thời điểm bất kì thì không nhất thiết thủ môn là một trong 2 cầu thủ đối phương cuối cùng.[cần dẫn nguồn]
- Theo Luật Bóng Đá sửa đổi năm 2005, các điều kiện thứ hai và thứ tư được hiểu rõ là "[...]cầu thủ ở vị trí việt vị nếu bất cứ bộ phận nào của anh ta mà được phép chạm bóng ở gần đường biên ngang cuối sân đối phương hơn so với bóng và cầu thủ đối phương thứ 2 (cầu thủ đối phương thứ 1 thường là thủ môn)."[cần dẫn nguồn]
Phạm lỗi
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị coi là phạm luật việt vị và chỉ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài, cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực như:
- Tham gia tình huống đó.
- Cản trở đối phương.
Không phạm lỗi
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ:
Phạt những vi phạm
[sửa | sửa mã nguồn]Khi cầu thủ vi phạm bất kỳ lỗi việt vị nào, trọng tài đều cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Law 11 - Offside”. Laws of the Game 2017-18. Zurich: International Football Association Board. ngày 22 tháng 5 năm 2017. tr. 91–95. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.[liên kết hỏng]
- ^ a b “Law 11 – Offside”. Laws of the game of Association Football (bằng tiếng Anh). Zürich: International Football Association Board. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Law 10 – Determining the Outcome of a Match”. Laws of the Game 2017–18 (bằng tiếng Anh). Zürich: International Football Association Board. 22 tháng 5 năm 2017. tr. 87–88. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.[liên kết hỏng]
- ^ “Law 6 – The Other Match Officials”. Laws of the Game 2017–18 (bằng tiếng Anh). Zürich: International Football Association Board. 22 tháng 5 năm 2017. tr. 69–74. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.[liên kết hỏng]
- ^ “Practical Guidelines for Match Officials”. Laws of the Game 2017–18 (bằng tiếng Anh). Zürich: International Football Association Board. 22 tháng 5 năm 2017. tr. 173–202. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.[liên kết hỏng]
- ^ “Law 5 – The Referee”. Laws of the Game 2017–18 (bằng tiếng Anh). Zürich: International Football Association Board. 22 tháng 5 năm 2017. tr. 61–67. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.[liên kết hỏng]
- ^ NLD.COM.VN. “Thức cùng EURO: "Việt vị" hay "liệt vị"?”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2025.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT BÓNG ĐÁ https://thukyluat.vn/vb/quyet-dinh-982-qd-ubtdtt-luat-bong-da-19eeb.html
- Laws of the Game - Offside Lưu trữ 2006-06-13 tại Wayback Machine
- Offside Presentation tháng 6 năm 2005 - PDF file Lưu trữ 2006-05-02 tại Wayback Machine
- http://www.burtrandworld.co.uk/offside-rule.php
- Detailed history of the offside rule Lưu trữ 2004-06-03 tại Wayback Machine
- Flash Animation detailing the Offside law Lưu trữ 2006-11-03 tại Wayback Machine
- Luật việt vị mới và những rắc rối đầu tiên Lưu trữ 2006-05-17 tại Wayback Machine
- Toàn văn Luật bóng đá Việt Nam Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine