Bước tới nội dung

Bộ Loa kèn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Liliales)
Bộ Loa kèn
Thời điểm hóa thạch: 120–0 triệu năm trước đây Creta sớm- gần đây
Lilium martagon (hoa loa kèn Martagon)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Liliales
Perleb, 1826[1]
Các họ

Bộ Loa kèn (danh pháp khoa học: Liliales, tên cũ Lilia), còn gọi là bộ Hành (theo tên gọi chi Hành - Allium) là một bộ thực vật một lá mầm. Các loài trong bộ này chủ yếu là các loại cây thân thảo, nhưng cũng có dạng dây leo và cây bụi. Chúng chủ yếu là cây lâu năm, với các cơ quan dự trữ thức ăn là thân hành hay thân rễ.

Theo cách tiếp cận hiện đại thì bộ Liliales chứa 10 họ, trong đó họ Corsiaceae là đáng chú ý do họ này chứa các loài thực vật hoại sinh. Bộ này phân bổ rộng khắp thế giới. Các họ lớn hơn cả (với trên 100 loài) chủ yếu phân bổ tại Bắc bán cầu hoặc phân bổ khắp thế giới với trung tâm ở phía bắc. Ngược lại, các họ nhỏ (tới 10 loài) chủ yếu phân bổ ở Nam bán cầu hoặc đôi khi chỉ ở Úc hay Nam Mỹ. Tổng số loài trong bộ này khoảng 1.600 và là tương đối nhỏ.

Giống như các nhóm cây thân thảo khác, các mẫu hóa thạch của bộ Liliales là ít thấy. Người ta chỉ tìm thấy một vài hóa thạch của chúng từ thời kỳ thế Eocen (34-56 triệu năm trước), chẳng hạn như Petermanniopsis anglesaensis hay Smilax, nhưng sự xác định chúng vẫn chưa rõ ràng. Các hóa thạch khác là Ripogonum scandens từ thế Miocen (5-23 triệu năm trước). Do sự khan hiếm dữ liệu, dường như người ta không thể xác định chính xác niên đại và sự phân bổ ban đầu của bộ này. Người ta cho rằng bộ Liliales có nguồn gốc từ giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng, khoảng trên 100 triệu năm trước. Sự đa dạng hóa ban đầu thành các họ diễn ra khoảng 48-82 triệu năm trước (Vinnersten và Bremer, 2001).

Loài điển hình của bộ này là hoa loa kèn (huệ tây), mà theo tên gọi khoa học của chi này là Lilium người ta đã đặt tên khoa học cho bộ này.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã từng có thời gian mà rất nhiều chủng loại thực vật được đặt trong bộ này, nhưng kể từ thời kỳ đó thì nhóm này đã được chia nhỏ, với nhiều họ đã chuyển sang các bộ khác và tạo ra hai bộ mới là Dioscoreales (Củ nâu) và Asparagales (Măng tây). Nhiều chi trước đây được phân loại trong họ Loa kèn (Liliaceae) đã được đưa sang các họ khác. Hệ thống APG II (do Angiosperm Phylogeny Group tạo ra) năm 2003 đã xác định 10 họ trong bộ Liliales, nhưng hệ thống APG III năm 2009 dù cũng có 10 họ, nhưng có sự thay đổi một chút; với họ Luzuriagaceae bị sáp nhập vào trong họ Alstroemeriaceae như là phân họ Luzuriageae, đồng thời bổ sung thêm họ Petermanniaceae với chỉ 1 loài duy nhất, tách ra khỏi họ Colchicaceae:

APG II APG III
Alstroemeriaceae

Campynemataceae
Colchicaceae - Bả chó
Corsiaceae
Liliaceae - Loa kèn (bao gồm cả họ Calochortaceae cũ)
Luzuriagaceae
Melanthiaceae (bao gồm cả họ Trilliaceae cũ)
Philesiaceae
Rhipogonaceae
Smilacaceae

Alstroemeriaceae
Campynemataceae
Colchicaceae
Corsiaceae
Liliaceae
Melanthiaceae
Petermanniaceae
Philesiaceae
Rhipogonaceae
Smilacaceae

Hệ thống phân loại APG được nhiều nhà thực vật học công nhận và sử dụng rộng rãi, nhưng các hệ thống phân loại khác cũng được sử dụng nhiều. Hệ thống Cronquist có ảnh hưởng lớn đưa các họ sau vào trong bộ Liliales:

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài của bộ Loa kèn so với các bộ thực vật một lá mầm khác lấy theo APG III.

Monocots

Acorales

Alismatales

Petrosaviales

Dioscoreales

Pandanales

Liliales

Asparagales

Commelinidae (commelinids)

Cây phát sinh chủng loài trong nội bộ bộ Loa kèn lấy theo APG III.

Liliales

Corsiaceae

Campynemataceae

Melanthiaceae

Petermanniaceae

Colchicaceae

Alstroemeriaceae s.l.

Luzuriageae (Luzuriagaceae)

Alstroemerieae (Alstroemeriaceae s.s)

Rhipogonaceae

Philesiaceae

Smilacaceae

Liliaceae

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 105–121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x, Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • W. S. Judd, C. S. Campbell, E. A. Kellogg, P. F. Stevens, M. J. Donoghue (2002). Plant Systematics: A Phylogenetic Approach, 2nd edition. các trang 248-254 (Liliales). Sinauer Associates, Sunderland, Massachusetts. ISBN 0-87893-403-0.
  • K. J. Perleb (1826). Lehrbuch der Naturgeschichte des Pflanzenreichs, 129. Magner, Freiburg im Breisgau, Deutschland.
  • P. J. Rudall, K. L. Stobart, W.-P. Hong, J. G. Conran, C. A. Furness, G. C. Kite, M. W. Chase (2000). Consider the Lilies: Systematics of Liliales. In: Monocots: Systematics and Evolution (Wilson K, Morrison DA, eds.) các trang 347-359. CSIRO, Melbourne. ISBN 0-643-06437-0.
  • A. Vinnersten, K. Bremer (2001). Age and biogeography of major clades in Liliales. American Journal of Botany 88 (9), 1695-1703. (Có sẵn trực tuyến: Tóm tắt | Toàn văn (dạng HTML) Lưu trữ 2006-03-22 tại Wayback Machine)