Bước tới nội dung

Vượn cáo đuôi vòng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lemur)
Lemur catta
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primate
Họ (familia)Lemuridae
Chi (genus)Lemur
Linnaeus, 1758
Loài (species)L. catta
Danh pháp hai phần
Lemur catta
Linnaeus, 1758
Phân bố của Lemur catta
Phân bố của Lemur catta
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Prosimia Brisson, 1762[3]
  • Procebus Storr, 1780
  • Catta Link, 1806[4]
  • Maki Muirhead, 1819[6]
  • Mococo Trouessart, 1878[7]
  • Odorlemur Bolwig, 1960 Species:[2][5]
  • Maki mococo Muirhead, 1819[8]

Vượn cáo đuôi vòng (danh pháp hai phần: Lemur catta) là một loài linh trưởng mũi ướt (Strepsirrhini) lớn và là loài vượn cáo dễ nhận ra nhất do có đuôi vòng trắng và dài. Nó thuộc họ Lemuridae. Nó là loài duy nhất của chi Lemur. Giống như tất cả các loài vượn cáo khác, nó là loài đặc hữu của đảo Madagascar. Loài này sinh sống ở rừng ven sông đến các vùng rừng cây gai chà ở khu vực phía nam của hòn đảo. Nó là loài ăn tạp, và sinh sống trên mặt đất. Chúng là loài hoạt động ngày, nghĩa là chỉ hoạt động tích cực trong thời gian ban ngày.

Vượn cáo đuôi vòng có tính xã hội cao, sống trong các nhóm lên đến 30 cá thể. Con cái là con thống trị bầy, một đặc điểm chung của các loài vượn cáo. Để giữ ấm và tái khẳng định liên kết xã hội, các nhóm sẽ nằm rúc vào nhau. Vượn cáo đuôi vòng cũng tắm nắng, chúng ngồi thẳng hướng mặt bụng của nó với bộ lông trắng mỏng hơn về phía mặt trời. Giống như các loài vượn cáo khác, loài này phụ thuộc mạnh mẽ vào khứu giác và đánh dấu lãnh thổ của mình bằng các tuyến xạ. Những con đực thực hiện hành vi đánh dấu bằng mùi độc đáo gọi là đánh dấu cựa và sẽ tham gia vào những cuộc chiến bốc mùi bằng cách tẩm đuôi bằng xạ và phe phẩy nó về phía đối thủ để bảo vệ lãnh thổ đã đánh dấu.

Mặc dù được liệt kê là nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN do bị phá hủy môi trường sống, nhưng vượn cáo đuôi vòng sinh sản dễ dàng trong điều kiện nuôi nhốt và là loài vượn cáo đông đúc nhất trong các vườn thú trên toàn thế giới, với số lượng hơn 2.000 cá thể. Nó thường sống thọ 16 tới 19 năm trong hoang dã và 27 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Andriaholinirina, N.; và đồng nghiệp (2014). “Lemur catta”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2014.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f g Wilson, D.E.; Hanlon, E. (2010). Lemur catta (Primates: Lemuridae)” (PDF). Mammalian Species. 42 (854): 58–74. doi:10.1644/854.1.
  3. ^ The genus name Prosimia was declared unavailable by the International Commission on Zoological Nomenclature in 1998.[2]
  4. ^ Type species was designated as Catta mococo (= Lemur catta Linnaeus, 1758).[2]
  5. ^ a b c d e Tattersall 1982, tr. 43–46
  6. ^ Type species was designated as Maki mococo (= Lemur catta Linnaeus, 1758).[2][5]
  7. ^ The synonym Mococo is sometimes omitted because it was technically a vernacular term for the genus Prosimia.[5] René Primevère Lesson named the type species for this genus as Prosimia catta (= Lemur catta Linnaeus, 1758) in the same year (1878).[2]
  8. ^ Muirhead (1819) credited the name Maki mococo to Anselme Gaëtan Desmarest (1817), although it was actually used as a vernacular name.[2][5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]