Bước tới nội dung

Acid lactic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lactat)
Acid lactic
Danh pháp IUPACAcid 2-hydroxypropanoic
Nhận dạng
Số CAS50-21-5
ChEMBL330546
Mã ATCG01AD01,QP53AG02
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • CC(O)C(=O)O

Thuộc tính
Điểm nóng chảyL: 53 °C
D: 53 °C
D/L: 16.8 °C
Điểm sôi122 °C @ 12 mmHg
Độ axit (pKa)3.86[1]
Các hợp chất liên quan
Anion kháclactat
carboxylic acids liên quanacetic acid
glycolic acid
propionic acid
3-hydroxypropanoic acid
malonic acid
butyric acid
hydroxybutyric acid
Hợp chất liên quan1-propanol
2-propanol
propionaldehyde
acrolein
natri lactat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Acid lactic hay acid sữa là một hợp chất hóa học đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và lần đầu được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Acid lactic là một acid carboxylic với công thức hóa học C3H6O3. Nó có một nhóm hydroxyl đứng gần nhóm carboxyl khiến nó là một acid alpha hydroxy (AHA). Trong dung dịch, nó có thể mất một proton từ nhóm acid, tạo ra ion lactat CH3CH(OH)COO.

Khi vận động mạnh và cơ thể không cung cấp đủ oxy nữa, thì cơ thể sẽ thoái hóa glucose từ các tế bào để biến thành acid lactic. Quá trình này sinh ra 150kJ năng lượng:

Phương trình:

C6H12O6 --> 2C3H6O3 + 150kJ

Acid lactic là chất chính tạo ra cảm giác mỏi ở cơ bắp, đây là sản phẩm của quá trình oxy hóa.

Acid lactic được lên men từ s­ữa, sản phẩm này còn có tên gọi sữa chua hay còn gọi là yaourt (hoặc yogurt). Công dụng là kích thích tiêu hóa, đẹp da. Mỗi tối trước khi ngủ, dùng yaourt thoa lên mặt trong vòng 15 phút sẽ làm trắng da, mịn da, da hồng hào. Trong yogurt có nhiều lợi khuẩn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất.

Trong dược phẩm, người ta dùng acid lactic trong các sản phẩm dành cho các bé chán ăn, tiêu hóa kém.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dawson, R. M. C. et al., Data for Biochemical Research, Oxford, Clarendon Press, 1959.