Bước tới nội dung

Phân bộ Cá bàng chài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Labroidei)
Phân bộ Cá bàng chài
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Acanthopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Phân bộ (subordo)Labroidei
Các họ

Phân bộ Cá bàng chài (danh pháp khoa học: Labroidei) theo phân loại truyền thống là một phân bộ trong bộ Cá vược (Perciformes), bộ lớn nhất trong nhóm về số lượng loài. Phân bộ này bao gồm một số loài cá như bàng chài, cá hoàng đếcá mó.

Phân loại gần đây

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý do duy nhất để gán mối quan hệ được cho là họ hàng của chúng là cấu trúc phức tạp của hàm và các cơ quan hàm hầu để cho phép có sự thích nghi đa dạng với các loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, kết quả phân tích và so sánh trình tự DNA lại không ghi nhận mối quan hệ họ hàng giữa hai nhóm trong phân bộ này, một bên là cá bàng chài (Labridae), cá mó (Scaridae) và Odacidae với bên kia là Cichlidae, Embiotocidae và cá thia (Pomacentridae). Giải phẫu hộp sọ tương tự được cho là đã tiến hóa độc lập nhiều lần[1][2].

Đối với Cichlidae, Embiotocidae, Pomacentridae và một số nhóm cá khác có quan hệ họ hàng gần với chúng thì người ta đã đề xuất tạo ra một nhóm phân loại mới gọi là Ovalentaria, với mối quan hệ giữa chúng chủ yếu dựa trên các nghiên cứu sinh học phân tử với đặc trưng sinh học hình thái duy nhất hỗ trợ là trứng bám đáy[2].

Ngoài ra, về mặt phát sinh chủng loài thì Scaridae có thể gộp vào trong Labridae để trở thành họ Labridae sensu lato, với Odacidae có quan hệ họ hàng gần. Như thế, chúng là các họ duy nhất còn lại trong Labroidei[3].

Phân loại gần đây của Betancur et al. (2013, 2014)[4][5] không công nhận phân bộ này, do tính đa ngành của nó, mà tách ra thành các đơn vị cấp bộ như sau:

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mabuchi, Miya, Azuma & Nishida: Independent evolution of the specialized pharyngeal jaw apparatus in cichlid and labrid fishes. BMC Evolutionary Biology 2007, 7:10 doi:10.1186/1471-2148-7-10
  2. ^ a b Peter C. Wainwright et al.: The Evolution of Pharyngognathy: A Phylogenetic and Functional Appraisal of the Pharyngeal Jaw Key Innovation in Labroid fishes and Beyond. Syst Biol (2012) doi:10.1093/sysbio/sys060
  3. ^ M. W. Westneat, M. E. Alfaro: Phylogenetic relationships and evolutionary history of the reef fish family Labridae. Molecular Phylogenetics and Evolution 36 (2005): 370–390, Tập tin pdf
  4. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2020-11-11 tại Wayback Machine, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  5. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2015-09-27 tại Wayback Machine – Phiên bản 3, 30-7-2014.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]